Nghiên cứu trao đổi

Bàn về Kế toán chi phí xử lý nước thải công nghiệp theo các mô hình trong các doanh nghiệp

Tiêu đề Bàn về Kế toán chi phí xử lý nước thải công nghiệp theo các mô hình trong các doanh nghiệp Ngày đăng 2014-11-19
Tác giả Admin Lượt xem 944

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến vấn đề tổ chức xử lý nước thải và
cách ghi nhận chi phí xử lý nước thải trong sản xuất kinh doanh của DN. Trước hết,
chúng ta đều biết xử lý nước thải làm tăng chi phí của DN, với giá thành xử lý nước
thải bình quân hiện nay từ 4.000 – 15.000đ/m3 thì DN có lượng xả thải lớn và hàng
tháng chi phí xử lý nước thải cũng là một khoản đáng kể. Chính vì chi phí lớn nên
một số DN xả thải không qua xử lý để tiết kiệm chi phí, gây ô nhiễm trầm trọng tới
môi trường sống của người dân, cây trồng, vật nuôi, … Bức xúc về vấn đề này người
dân sống quanh khu công nghiệp – cụm công nghiệp đã biểu tình, yêu cầu các DN chấm
dứt xả nước thải chưa xử lý ra môi trường.

Kế
toán chi phí xử lý nước thải theo mô hình tập trung

Mô hình này được áp dụng trong các KCN, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, khu
xử lý được thiết kế riêng với chức năng xử lý nước thải theo hệ thống. Các DN tham
gia sản xuất kinh doanh trong KCN, không phải xây dựng hệ thống riêng mà ký hợp
đồng với các đơn vị có chức năng xử lý nước thải và chỉ thiết kế bể chứa ban đầu,
đầu nối nước thải với hệ thống chung cả KCN. Hàng tháng DN phải trả phí dịch vụ
xử lý nước thải theo hợp đồng thỏa thuận. Việc ghi nhận chi phí xử lý nước thải,
được hạch toán dựa trên hóa đơn GTGT, kế toán ghi sổ theo định khoản sau:

Nợ TK 627: Trị giá dịch vụ xử lý nước thải chưa thuế GTGT

Nợ TK 133: Thuế GTGT

      Có TK 331: Tổng  trị giá thanh toán

Mô hình này có ưu điểm chuyên môn hóa trong xử lý nước thải nên DN có cơ
hội đầu tư công nghệ tiên tiến trong kinh doanh giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
Tuy nhiên, là DN độc quyền trong một khu công nghiệp nên giá cả xử lý nước thải
do DN đặt ra cho các đơn vị sử dụng tương đối cao.

Kế
toán chi phí xử lý nước thải theo mô hình độc lập

Mô hình này phù hợp với những DN có lượng nước xả thải lớn và có khả năng
về tài chính. DN thiết kế hệ thống xử lý nước thải riêng, phù hợp với đặc thù nước
xả thải của DN. Đáp ứng yêu cầu nước xả thải, đảm bảo tiêu chuẩn nước thải theo
Luật Môi trường hiện hành của Việt Nam. Chi phí phát sinh liên quan đến xử lý nước
thải, được tập hợp riêng như một hoạt động phụ trợ và được kết chuyển vào chi phí
sản xuất sản phẩm cuối kỳ. Tùy theo trình độ, chuyên môn kế toán của DN cũng như
yêu cầu công tác quản lý mà chi phí xử lý nước thải có thể tính cụ thể giá thành
xử lý 1m3 nước thải hoặc chỉ tập hợp chi phí xử lý nước thải rồi kết chuyển và được
ghi sổ theo định khoản sau đây.

 – Tập hợp chi phí xử lý nước thải
công nghiệp ghi:

Nợ TK 154:  Chi phí xử lý nước thải
(XLNT)

      Có TK  621: Chi phí NVL trực tiếp (XLNT)

      Có TK  622: Chi phí NC trực tiếp (XLNT)

      Có TK  627: Chi phí 
sản xuất chung (XLNT)

– Kết chuyển chi phí xử lý nước thải vào chi phí sản xuất sản phẩm

Nợ TK  627:  Chi phí sản xuất  chung (sản phẩm)/Có TK  154: chi phí xử lý nước thải

Kế
toán chi phí xử lý nước thải theo mô hình liên kết

Mô hình này áp dụng với các DN sản xuất tại các CCN chưa có hệ thống cơ sở
hạ tầng đầy đủ. Các DN liên kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung trên cơ
sở thỏa thuận về đầu tư và sử dụng thiết bị sau này. Đây là loại liên kết mới phát
sinh trong lĩnh vực xử lý nước thải, đã tạo điều kiện cho các DN đủ điều kiện đăng
ký kinh doanh nhưng việc ghi nhận chi phí xử lý nước thải lại gặp khó khăn.

Chúng tôi nghiên cứu trường hợp cụ thể tại tỉnh Thái Bình (3 DN liên kết
xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong CCN. Trong đó, có 1 DN chịu trách nhiệm
chính về tài chính, đất đai cũng như vận hành, 2 DN còn lại mỗi DN góp vốn 500 triệu
xây dựng ban đầu và phí vận hành hàng năm của mỗi DN là 10 triệu đồng, thời gian
liên kết là 10 năm). Hệ thống xử lý nước thải đã đi vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu
xả thải của cả 3 DN. Vấn đề khó khăn là ghi nhận chi phí xử lý nước thải cho các
DN như thế nào, vừa phản ánh đúng chi phí thực tế, vừa đáp ứng yêu cầu về chứng
từ kế toán đối với cơ quan quản lý thuế. Hiện tại, các DN đang khó khăn trong hạch
toán chi phí xử lý nước thải. Nhất là, DN đi góp vốn liên kết. Căn cứ theo hợp đồng
thỏa thuận ban đầu, DN đi góp vốn yêu cầu DN nhận vốn góp trong hoạt động xử lý
nước thải cung cấp chứng từ cho phần chi phí mà DN đi góp vốn phải chịu (bao gồm
khấu hao của khoản đầu tư 500 triệu và 10 triệu chi phí vận hành hàng năm) nhưng
đơn vị nhận vốn góp từ chối, có 2 lý do:

– Thứ nhất, DN không có chức năng xử lý nước thải trong quyết định
kinh doanh nên  không xuất hóa đơn GTGT.

Thứ hai, đây không phải là hoạt
động đầu tư tài chính nên DN không tổ chức phân bổ chi phí và chia lợi nhuận.

Như vậy, các DN đi góp vốn không có chứng từ liên quan cho phần chi phí xử
lý nước thải mà thực tế DN đã bỏ ra khi quyết toán thuế TNDN. Chúng tôi đã tư vấn
các DN hạch toán theo các phương án sau: (trường hợp này áp dụng cho DN nhỏ, kỳ
xác định kết quả kinh doanh là năm). 

Phương án thứ nhất: Đề nghị DN nhận vốn góp liên kết bổ sung chức năng xử
lý nước thải trong kinh doanh và viết hóa đơn GTGT kèm theo hợp đồng kinh tế cho
các đơn vị liên kết làm căn cứ để xác định chi phí. Trên hóa đơn GTGT, ghi theo
số tiền DN thu hàng năm và số khấu hao 50 triệu của khoản đầu tư ban đầu. Phần chi
phí kết chuyển vào giá vốn hàng bán theo giá bán, chưa có thuế GTGT trên hóa đơn.
Như vậy, hoạt động liên kết trong xử lý nước thải không tạo ra lợi nhuận chịu thuế
cho đơn vị nhận liên kết. Cụ thể, được hạch toán như bảng 1.

Bảng 1

Nghiệp vụ

DN nhận vốn góp

DN 
đi góp vốn

Hợp đồng kinh tế (Giấy báo ngân
hàng)

Nợ TK 112: 500 triệu

  
Có TK 338: 500 triệu

Nợ TK 138: 500 triệu

   
Có TK 112: 500 triệu

 
Bán hàng (Hóa đơn GTGT)

a) Nợ TK 131: 66 triệu

       Có TK 511: 60 triệu

        Có TK 3331: 6 triệu

b) Nợ TK 632:60 triệu

         Có TK 154: 60 triệu

a)Nợ TK 627: 60 triệu

   
Nợ TK 133: 6 triệu

           Có TK 331: 66 triệu

Thanh toán hàng năm (giấy báo NH,
hợp đồng kinh tế)

Nợ TK 112: 16 triệu

Nợ TK 338: 50 triệu

     Có TK 131 : 66 triệu

Nợ TK 331: 66 triệu

  
Có TK 138: 50 triệu

  
Có TK 112: 16 triệu

 

Theo phương án này, phần chi phí xử lý nước thải của các DN phản ánh đúng
chi phí mà các DN đã chi ra. DN đi liên kết phải chi thêm 10% thuế GTGT (6 triệu)
theo hóa đơn mà DN nhận liên kết đã cung cấp.  

 Phương án thứ 2: Ghi nhận khoản góp vốn như một khoản chi phí trả trước
(bảng 2).

Bảng 2

Nghiệp vụ

DN nhận vốn góp

DN đi góp vốn

Hợp đồng kinh tế ( Giấy báo ngân
hàng)

Nợ TK 112: 500 triệu

      Có TK 338: 500 triệu

Nợ TK 242: 500 triệu

   
Có TK 112: 500 triệu

Phân bổ  chi phí (số khấu hao TSCĐ hoặc chi phí trả
trước)

a)Nợ TK 338: 50 triệu

      Có TK 214: 50 triệu

 

Nợ TK 627 : 50 triệu

  
Có TK 242: 50 triệu

Thanh toán hàng năm ( giấy báo NH)

Nợ TK 112: 10 triệu

  
Có TK 154 : 10 triệu

Nợ TK 627: 10 triệu

     Có TK 112: 10 triệu

 

Theo phương án này, DN nhận liên kết khi trích khấu hao TSCĐ trong xử lý
nước thải sẽ không được ghi nhận phần khấu hao TSCĐ của các DN góp vốn vào chi phí
và tiền thu hàng năm như 1 khoản tận thu làm giảm chi phí xử lý nước thải, còn các
DN đi góp vốn sử dụng bảng phân bổ chi phí trả trước để ghi nhận chi phí xử  lý nước thải cho đơn vị mình.

Mô hình liên kết xử lý nước thải công nghiệp là lĩnh vực mới phát sinh nên
việc hạch toán còn chưa thống nhất giữa các DN, mỗi đơn vị quản lý thuế lại chấp
nhận các phương án ghi nhận chi phí xử lý nước thải khác nhau, nên rất phức tạp
cho quá trình hạch toán. Chúng tôi tư vấn cho các DN, cụ thể tại Thái Bình. Tuy
nhiên, chưa chắc đã là cách ghi nhận chi phí được cơ quan quản lý thuế ở các địa
phương khác chấp nhận, mong nhận được ý kiến phản hồi của các độc giả./.

Tài liệu tham khảo

 1. Chuẩn mực kế toán số
7: kế toán các khoản đầu tư vào công ty

2. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

3. Luật Bảo vệ môi trường
2014

2. Trang Web của công ty
môi trường Ngọc Lân- TP.Hồ Chí Minh

3. Báo Hà Nội Mới : bài
Xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Hà Nội – Bài toán khó chưa
có lời giải.

Bùi Thị Phúc*

Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán – VAA

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *