Nghiên cứu trao đổi

Chào hàng bằng hành vi

Tiêu đề Chào hàng bằng hành vi Ngày đăng 2012-10-20
Tác giả Admin Lượt xem 958

Tranh chấp giữa Nguyên đơn là một Cty của Achentina và Bịđơn là một Cty của Italia trong quá trình giao kết hợp đồng. Hai bên tranh cãivề việc liệu hành vi của bị đơn có được coi là một hành vi chấp nhận chào hàngcó hiệu lực hay không. Tranh chấp được giải quyết tại Tòa án Achentina. Cácđiều 18 và 19 của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế(sau đây gọi tắt là CISG) đã được áp dụng để giải quyết tranh chấp.

Diễn biến tranh chấp

Người mua Achentina đàm phán ký hợp đồng với người bánItalia để mua một số máy móc công nghiệp. Người bán đã gửi cho người mua bảnchào hàng căn cứ trên một mẫu đơn chào hàng chuẩn. Người mua không có ý kiến gìvề nội dung của chào hàng trên ngoài việc yêu cầu thay đổi lại kích cỡ của mộtsố phụ tùng kèm theo. Sau đó, người mua đã ký vào đơn chào hàng và gửi đơn chàohàng đó đến một ngân hàng để xin cấp tín dụng cho thương vụ này. Tuynhiên, sau đó, người mua lại làm đơn kiện người bán ra toà án Achentina với lýdo là hợp đồng chưa được thành lập. Người mua cho rằng chào hàng và chấp nhậnchào hàng chưa cấu thành một hợp đồng có hiệu lực. Người mua dẫn điều 18 CISG,theo đó, im lặng hay không hành động (inaction) không được coi là chấp nhậnchào hàng.

Quyết định của Toà án

Vì Achentina và Italia là hai quốc gia thành viên của CISGnên tòa án áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp. Toà án bình luận rằng theođiều 18 CISG thì im lặng hay không hành động (inaction) tự nó không cấu thànhchấp nhận chào hàng. Trường hợp này, mặc dù người mua không chính thức trả lờingười bán bằng văn bản hay bằng lời nói nhưng người mua đã ký vào đơn chào hàngvà gửi nó đến ngân hàng; đây chính là hành động mà người mua thực hiện liênquan đến thanh toán tiền hàng và hành vi này có ý nghĩa là đã chấp nhận chàohàng theo quy định tại điều 18 khoản 1- CISG.

Ngoài ra, người mua có một số thay đổi về kích cỡ của mộtsố phụ tùng kèm theo nhưng những thay đổi này không được coi là những sửa đổi,bổ sung cơ bản chào hàng ban đầu và vì thế không làm ảnh hưởng đến hiệu lực củachấp nhận chào hàng theo quy định tại điều 19 khoản 2 và khoản 3 – CISG. Chỉcác yếu tố bổ sung hay thay đổi liên quan đến các điều khoản giá cả, thanhtoán, phẩm chất, số lượng, địa điểm và thời gian giao hàng, phạm vi trách nhiệmcác bên, việc giải quyết các tranh chấp mới được coi là thay đổi cơ bản nộidung của chào hàng.

Với những lập luận đó, tòa án cho rằng người mua đã chấpnhận chào hàng của người bán Italia. Toà án kết luận hợp đồng đã được thành lậpvà không thể bị bác bỏ.

Bài học kinh nghiệm

Theo quy định của điều 18-CISG, im lặng và không có hànhđộng gì (inaction) thì không được coi là chấp nhận chào hàng. Tuy vậy, việcthực hiện một số hành vi lại được coi là chấp nhận chào hàng, ví dụ như hành viliên quan đến việc gửi hàng, mở thư tín dụng hay trả tiền chẳng hạn, dù ngườichấp nhận không thông báo cho người chào hàng. Trong thực tiễn kinh doanh quốctế, trường hợp chấp nhận như vậy rất hay xảy ra, nhất là giữa các bên đã có mốiquan hệ làm ăn từ trước. Tuy vậy, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam lạikhông có quy định gì về vấn đề này. Vì thế, khi chấp nhận chào hàng, nên chấpnhận bằng văn bản, trong đó nêu rõ những nội dung chấp nhận và những đề xuấtchỉnh sửa nếu có, tránh trường hợp chấp nhận bằng hành vi vì có thể gây ranhững tranh chấp như vụ việc vừa phân tích.

Thứ hai, khi nhận được chào hàng, nếu có những ý kiến tráivới chào hàng thì cần xem xét và đưa ra các đề nghị sửa đổi kịp thời, đầy đủ.Sau khi gửi chấp nhận chào hàng thì nên yêu cầu bên chào hàng khẳng định lạimột lần nữa có đồng ý với những sửa đổi, bổ sung đó hay không. Như vậy sẽ tránhđược những tranh chấp khi hai bên đàm phán giao kết hợp đồng một cách gián tiếpthông qua việc gửi các đơn chào hàng và chấp nhận chào hàng. 

(TS Nguyễn Minh Hằng // Đại học Ngoại Thương Hà Nội)

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *