Tin trong nước

Doanh nghiệp nhà nước nếu không ‘lột xác’ sẽ không ‘trụ’ được

Tiêu đề Doanh nghiệp nhà nước nếu không ‘lột xác’ sẽ không ‘trụ’ được Ngày đăng 2014-12-09
Tác giả Admin Lượt xem 531

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gồm
nhiều mặt. Nếu chúng ta cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể…, mà không đổi mới căn
bản được quản trị DN thì hiệu quả sẽ không tăng.





















Đây là ý kiến của ông Bùi Đức Thụ, Uỷ viên thường trực Uỷ ban
Tài chính ngân sách của Quốc hội, trong cuộc trao đổi với PV TBTCVN về vấn đề
tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả của DNNN.

*Thưa ông, năm 2014 đã sắp kết thúc, ông đánh giá thế nào tiến độ
cổ phần hóa DNNN cho đến nay?

 Xét tổng quát, tiến độ cổ phần hóa DNNN nói riêng và tái cơ
cấu DNNN nói chung còn chậm. Mặc dù so với năm 2013, tốc độ cổ phần hóa năm
2014 đã tăng nhanh hơn, nhưng theo yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội thì còn
chậm. Nếu không quyết liệt trong năm 2015, chúng ta không thể hoàn thành mục
tiêu Quốc hội đề ra là hoàn thành xong căn bản tái cơ cấu khu vực DNNN.

* Mới đây, Chính phủ đã có báo cáo về tình hình hoạt động của DNNN
năm 2013, ông đánh giá thế nào về kết quả này?
Năm 2013 kinh tế rất khó khăn, Chính phủ đã phải thực hiện nhiều
biện pháp giãn, giảm thuế cho sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động của DNNN
cũng là cố gắng lớn, nhiều chỉ tiêu tăng cao hơn so với năm 2012 như tỷ lệ tăng
doanh thu, tăng vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, và nhất là nghĩa vụ nộp ngân sách
khá tích cực.

 



Tái cơ cấu gồm
nhiều mặt, không chỉ là sắp xếp, tổ chức lại, cổ phần hóa DN.






Ông Bùi Đức Thụ

Tuy nhiên trong hai lĩnh vực là nông nghiệp và xây dựng, một số
DN rất khó khăn. Một số DN tỷ suất lợi nhuận trên vốn rất thấp, một số ít lợi
nhuận không có, tăng trưởng âm.

Một trong những nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu chính là quản
trị điều hành DN yếu kém, và điều này là vấn đề đã tồn tại từ lâu, dồn tích từ
những năm trước.

Năm 2013, mặc dù có khá hơn nhưng nếu không có các chính sách
giãn, giảm thuế, hỗ trợ thì kết quả sẽ còn trầm trọng hơn.

* Việc DNNN hiện nay chủ yếu sử dụng vốn vay có đáng ngại hay
không, thưa ông?

Tình trạng chung của các DN Việt Nam là vốn chủ sở hữu
thấp. Với DNNN, vốn vay gấp khoảng trên dưới 2 lần vốn chủ sở hữu. Theo báo cáo
của Bộ Tài chính, vốn chủ sở hữu chỉ bằng 0,39 lần tổng tài sản.

Điều này phản ánh sự yếu kém về năng lực tài chính của DN và có
thể gây nguy cơ rủi ro cho xã hội, cho hệ thống ngân hàng khi chu kỳ kinh doanh
đi vào suy thoái.

Cần khắc phục tình trạng “vốn mỏng”, giảm tỷ trọng vốn vay trong
tổng tài sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, cầu tăng chậm, nếu siết tiếp
về quy định vay vốn, quy định tỷ lệ vay so với vốn chủ sở hữu thì có thể làm
giảm quy mô của DN, có thể dẫn đến ngưng trệ, lâm vào tình trạng phá sản, ngừng
hoạt động… Do đó xu hướng là cần thiết nhưng phải có lộ trình, phải tính đến
khả năng chịu đựng của DN.

* Luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh
doanh vừa được thông qua, liệu có đem lại sự thay đổi đáng kể nào về quản lý,
tăng tính hiệu quả hay không, thưa ông?
Những tồn tại của DNNN là đã rõ. Để khắc phục điều này,
Quốc hội gần đây đã thông qua một loạt luật, không chỉ Luật quản lý và sử dụng
vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà cả Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu
tư đều tác động đến DNNN… Tôi tin là các luật này sẽ tạo thành khung pháp lý
đồng bộ hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.

Cùng với các luật mới ban hành, để tăng hiệu quả của DNNN chúng
ta cần làm gì?

Để tăng cường hiệu quả quản lý sử dụng vốn của DNNN, Quốc
hội đã yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu DN. Tái cơ cấu gồm nhiều mặt, không chỉ là
sắp xếp, tổ chức lại, cổ phần hóa DN. Một nội dung quan trọng khác là tái cơ
cấu về quản trị DN, xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm của người dại diện vốn
chủ sở hữu, phương thức quản trị DN, điều hành thế nào, marketing ra sao…

Nếu chúng ta cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể…, mà không đổi mới
căn bản được quản trị DN thì hiệu quả, năng suất lao động sẽ không tăng. Một
nội dung nữa là phải tái cơ cấu cả lực lượng lao động trong DN vì năng suất lao
động của chúng ta hiện rất thấp so với khu vực và thế giới, do đó chi phí cao,
sức cạnh tranh kém.

Cùng với việc mở cửa thị trường hơn vào năm 2015, tham gia nhiều
hiệp định quốc tế… nếu không đổi mới, “lột xác” mạnh mẽ thì sẽ không
trụ được trước làn sóng cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở trong nước cũng như
thế giới.

Xin cảm ơn ông!

(Theo ThoibaoTaichinh)

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *