Nghiên cứu trao đổi

4.769 giấy phép con …”hành” Doanh nghiệp

Tiêu đề 4.769 giấy phép con …”hành” Doanh nghiệp Ngày đăng 2014-10-14
Tác giả Admin Lượt xem 525

 

           

Việc các cơ quan quản lý Nhà nước đặt ra hàng loạt giấy phép con, hạn chế quyền kinh doanh của công dân, làm giảm sức cạnh tranh của các DN đã được nói đến khá nhiều. Xin trích ra đây một đoạn trong Báo cáo kết quả nghiên cứu chỉ số kinh doanh toàn cầu – GEM 2013 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố: “Hiện nay, ở Việt Nam có 386 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trong 386 ngành nghề đó có  tới 895 điều kiện kinh doanh cấp 1(giấy phép”cha”); 2.129 điều kiện kinh doanh cấp 2 (giấy phép “con”) và 1.745 điều kiện kinh doanh cấp 3 (giấy phép “cháu”)”.Như vậy,cộng cả ba cấp cha, con và cháu, cộng đồng DN Việt Nam hiện nay đang “được hưởng” tới..4.769 giấy phép các loại!

Đây là những con số…biết nói.

Trước hết, 4.769 giấy phép nói trên cho thấy, các DN Việt Nam đang bị “khoá tay, khoá chân” trong hoạt động kinh doanh. Bởi lẽ, muốn kinh doanh tất phải vượt qua “cửaải” đó. Chỉ riêng việc đi “xin” giấy phép đã hết thời gian, tiền bạc và tâm trí rồi, còn đâu nguồn lực để kinh doanh?

Những giấy phép nói trên cũng nói lên rằng, việc đặt ra một giấy phép để cấm đoán, hạn chế quyền kinh doanh ở nước ta là quá dễ. Một vị Thứ trưởng của Bộ và cơ quan ngang bộ cũng có quyền biến một ý định quản lý thông qua một giấy phép thành quy phạm pháp luật và người dân, cộng đồng DN phải theo. Thậm chí, việc cho ra đời một giấy phép chỉ bằng một…công văn trao đổi! Bởi lẽ, việc đặt ra một giấy phép trong kinh doanh không có một quy trình bắt buộc nào, không ai có nghĩa vụ chứng minh về sự cần thiết, lợi ích, tác hại của giấy phép ấy đối với người dân và cộng đồngdoanh nghiệp. Đánh giá mức độ hợp lý của “rừng giấy phép” hiện nay,T.S Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khái quát bằng kết luận “9 không”, tức là không cụ thể, không rõ ràng, không hệ thống, không hợp lý, không minh bạch, không thể tiên liệu trước được, không hiệu quả và không hiệu lực!

Hậu quả của một “rừng giấyphép” như trên đã rõ. Đó là, bất kỳ lúc nào doanh nhân cũng có thể rơi vàovòng lao lý với tội danh “kinh doanh trái phép”, là động lực của kinhdoanh đã và đang suy giảm đáng kể, số DN ngừng hoạt động, giải thể, phá sản vẫnkhông giảm mà có xu hướng tăng lên, là rất ít người dân, đặc biệt là thế hệ trẻhiện nay lựa chọn kinh doanh để lập nghiệp mà “chạy, xin” được vào cơquan quản lý Nhà nước vẫn là “con đường tơ lụa” của họ….

Nguyên nhân của tình trạng”lạm phát” giấy phép như trên có rất nhiều. Có ý kiến cho rằng đó là”lỗi hệ thống”. Song, phải khẳng định rằng, nguyên nhân quan trọngnhất là Quốc hội với chức năng lập pháp của mình, đã không kiên quyết ngăn chặnngay từ đầu vì không ít giấy phép thuộc loại “9 không” được quy địnhngay trong các Luật, pháp lệnh dó Quốc hội thông qua.

Trong cuộc họp thường trực Chínhphủ với các bộ, ngành ngày 19/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đãkhẳng định:”Quản lý nhà nước không phải là dành thuận lợi cho chúng ta(Nhà nước),mà là để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư,kinh doanh, làm ăn”. Song, đến bao giờ điều đó mới trở thành hiện thực?Xin kiến nghị, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì phối hợp với VCCI và cáchội, hiệp hội doanh nghiệp thực hiện một cuộc tổng rà soát 4.769 giấy phép đangtồn tại hiện nay để xoá bỏ những giấy phép vô lý, chỉ tạo điều kiện thuận lợicho cơ quan quản lý nhà nước, đẩy khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Khivà chỉ khi cơ quan lập pháp vào cuộc một cách quyết liệt thì các giấy phép vôlý mới bị xoá bỏ, việc tuỳ tiện đặt ra giấy phép mới chấm dứt.

(Luậtgia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty tư vấn VFAM Việt Nam.Bài đã đăng trên Báo Lao động số 217/2014 ngày 10/9/2014, trang Doanh nghiệp -Doanh nhân)

 

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *