Tin trong nước

Minh bạch tài khóa và trách nhiệm giải trình

Tiêu đề Minh bạch tài khóa và trách nhiệm giải trình Ngày đăng 2013-07-31
Tác giả Admin Lượt xem 1372

Đó là tiêu đề của cuộc Hội thảo khoa học do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tổ chức  tại Khánh Hòa ngày 26/7/2013. Đây là một trong những nội dung quan trọng góp phần hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước (2002).

Tham dự hội thảo có đại diện Vụ Ngân sách Nhà nước, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính; đại diện lãnh đạo cục thuế,cục hải quan, sở tài chính, ban kinh tế ngân sách – Hội đồng nhân dân các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng…; đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội và các nhà khoa học, chuyên gia tài chính.

Công khai minh bạch tài khóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả các chính sách tài khóa cũng như việc huy động, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Thông qua công khai minh bạch tài khóa sẽ không chỉ nâng cao trách nhiệm của Chính phủ trước các lựa chọn chính sách tài khóa, trong quản lý và điều hành ngân sách, mà còn tạo điều kiện cho công tác giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội,và người dân. Qua đó, thấy được những rủi ro tiềm ẩn đối với triển vọng tài khóa để có các đề xuất chính sách ứng phó, các phương án quản lý tài chính ngân sách phù hợp và hiệu quả. Công khai minh bạch tài khóa còn đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm giải trình, giảm thiểu tình trạng phân bổ và sử dụng ngân sách lãng phí, chống tham nhũng…    

Cáctham luận đã cung cấp những thông tin khái quát về vấn đề minh bạch tài khóa vàtrách nhiệm giải trình, trong đó, tập trung vào các vấn đề như công khai, minhbạch ngân sách nhà nước và các nguồn lực tài chính công, minh bạch trách nhiệmgiải trình tài khóa ở Việt Nam, cải cách cơ chế quản lý tài chính với sự thamgia của nhân dân trong việc đảm bảo tính công khai, minh bạch tài khóa, kinhnghiệm quốc tế về trách nhiệm giải trình và minh bạch tài khóa…

Thờigian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nâng cao tính minh bạch ngân sách vớinhững hình thức chủ yếu là công khai các chính sách liên quan đến định mức phânbổ, định mức chi tiêu, giao nhiệm vụ thu chi ngân sách và công khai, phổ biếncác số liệu và tài liệu liên quan đến việc lập ngân sách hàng năm và quyết toánhàng năm của các cấp ngân sách và đơn vị thụ hưởng ngân sách. Theo đó, nhiềuquy định về công khai ngân sách đã có những đóng góp nhất định trong việc nângcao khả năng tiếp cận của cộng động và người dân đối với việc phân bổ và sửdụng nguồn lực ngân sách, bước đầu tạo kênh thông tin quan trọng phục vụ việcphân tích, đánh giá, nghiên cứu về ngân sách của các tổ chức, cá nhân, qua đónâng cao được tính phản biện của xã hội đối với việc huy động và sử dụng nguồnlực ngân sách nhà nước.

Tuynhiên, thực trạng việc thực hiện công khai minh bạch trong sử dụng các nguồn lựcnói chung và nguồn lực ngân sách nhà nước nói riêng cũng còn một số hạn chế.Trong đó, nổi lên là các vấn đề như mức độ và phạm vi công khai ngân sách củaViệt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với nhiều quốc gia trên thế giới; cácbáo cáo, số liệu công khai chủ yếu dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin tổnghợp về thu – chi ngân sách nhà nước, chưa đi kèm các đánh giá cụ thể về hiệuquả của việc huy động cũng như thực hiện các nội dung chi ngân sách; nhiều chỉtiêu trong hệ thống báo cáo tài khóa, ngân sách vẫn chưa được thực hiện theocác chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung; chế tài và cơ chế ràng buộc các cơquan nhà nước trong việc phải thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minhbạch trong quản lý còn thiếu đồng bộ nên mức độ tuân thủ và hiệu quả chưa cao…

Từnhững phân tích về thực trạng trên, các đại biểu đã đưa ra những gợi ý, đề xuấtgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công khai minh bạch tài khóa và trách nhiệmgiải trình. Theo đó:

Thứ nhất, cần cải thiệntính minh bạch, công khai trong quy trình ngân sách, mở rộng hình thức và nộidung công khai.

Thứ hai, hình thànhkhuôn khổ pháp lý phù hợp để nâng cao trách nhiệm giải trình, cụ thể cần phảihình thành một cơ chế pháp lý để ràng buộc trách nhiệm giải trình của ngườiđứng đầu các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, từng bước xóa bỏ cơ chế cơ quantài chính phải giải trình thay.

Thứ ba, tăng cườngkhả năng giám sát, nhất là sự giám sát của người dân và cộng đồng, nâng caohiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.

Thứ tư, hoàn thiệnkhuôn khổ pháp luật chung về ngân sách nhà nước, theo đó, thời gian tới cầnnghiên cứu, sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiệntrong đó, chú trọng tăng cường minh bạch tài khóa, công khai tài chính và tráchnhiệm giải trình, hình thành các khuôn khổ pháp lý có tính ràng buộc để cácthông tin cần thiết về kết quả sử dụng nguồn lực được cung cấp đầy đủ và kịpthời cho cộng đồng và hình thành cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho người dântham gia vào quy trình ngân sách.

M.Huyền

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *