Sửa đổi biểu mẫu thu nộp NSNN của KBNN, NHTM
Từ 01/05/2014, mẫu Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN (Mẫu sốC1-06/NS), Bảng kê thu tiền phạt (Mẫu số 02/BKTP), Bảng kê chứng từ nộp ngânsách (Mẫu số 04/BK-CTNNS) sẽ được áp dụng theo Thông tư 32/2014/TT-BTC.
Ngoài các nội dung chủ yếu trên chứng từ thu NSNN theo quyđịnh của Bộ Tài chính, có thể tạo thêm thông tin về mã vạch, hình nền biểutượng (lô-gô) của cơ quan, tổ chức thu nhưng đảm bảo phù hợp pháp luật và khônglàm ảnh hưởng đến nội dung chứng từ.
Thời điểm “cut off time” (là thời điểm tạm ngừng truyền,nhận chứng từ thanh toán trong ngày) sẽ được kéo dài đến 16h, trước đây là15h30. Trường hợp cần thiết thì Kho bạc Nhà nước chủ trì phối hợp với ngân hàngthương mại để thống nhất thời điểm “cut off time” của ngày làm việcđó.
Giao dịch thu nộp NSNN tại các NHTM phát sinh sau thời điểmcut of time hoặc vào các ngày nghỉ thì truyền chứng từ báo có cho KBNN chậmnhất trước 9 giờ của ngày làm việc kế tiếp.
Đó là một số nội dung mới tại Thông tư 32/2014/TT-BTC sửađổi Thông tư 85/2011/TT-BTC hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sáchnhà nước.
Phí tuyến Quốc lộ 1, đoạn tránh TP. Biên Hòa
Từ ngày 10/5/2014 phương tiện đi qua tuyến Quốc lộ 1, đoạntránh TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai sẽ được áp dụng mức thu phí sử dụngđường bộ riêng theo Thông tư 37/2014/TT-BTC, thay thế cho mức thu phí ápdụng theo Thông tư 159/2013/TT-BTC .
Theo đó, kể từ ngày 10/05/2014 đến hết ngày 31/12/2015, mứcthu được quy định cụ thể như sau:
Số TT |
Phương tiện chịu phí đường bộ |
Mệnh giá |
||
Vé lượt (đồng/vé/lượt) |
Vé tháng (đồng/vé/tháng) |
Vé quý (đồng/vé/quý) |
||
1 |
Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọngdưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng |
20.000 |
600.000 |
1.600.000 |
2 |
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn |
30.000 |
900.000 |
2.450.000 |
3 |
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn |
44.000 |
1.320.000 |
3.550.000 |
4 |
Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng Container 20 fit |
80.000 |
2.400.000 |
6.500.000 |
5 |
Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lênvà xe chở hàng bằng Container 40 fit |
160.000 |
4.800.000 |
12.950.000 |
Mức phí trên sẽ tăng kể từ ngày 01/01/2016. Biểu mức thuphí chi tiết được ban hành kèm theo Thông tư trên.
Phí giám định không bao gồm tiền bồi dưỡng
Nội dung trên được quy định tại Thông tư số 34/2014/TT-BTC,35/2014/TT-BTC về quản lý mức thu, sử dụng phí giám định pháp y, pháp y tâmthần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Mức phí giám định được quy định cụ thể trong 2 Thông tưnày, theo đó mức phí không bao gồm tiền bồi dưỡng giám định tư pháp như quyđịnh cũ.
Đối tượng nộp phí là cơ quan tiến hành tố tụng nếu có yêucầu giám định trọng các vụ án hình sự, các tổ chức cá nhân có yêu cầu giám địnhnếu là vụ án dân sự, hành chính.
Các đối tượng là thương binh, thân nhân liệt sỹ, ngườinhiễm chất độc da cam, người già neo đơn, trẻ em mồ côi, khuyết tật được miễnnộp phí khi yêu cầu giám định.
Các Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 8/5/2014,thay thế các Thông tư 114/2011/TT-BTC, 182/2011/TT-BTC.
Hướng dẫn cho vay mua máy, thiết bị nông nghiệp
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư13/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg vềchính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Cụ thể Thông tư quy định bên vay là các tổ chức, cá nhânđược quy định tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được phépvay vốn nếu thỏa các điều kiện:
– Các đối tượng vay vốn bằng đồng Việt Nam mua máy, thiếtbị nằm trong danh mục chủng loại máy, thiết bị sản xuất trong nước, nhập khẩu
– Đáp ứng đủ điều kiện Khoản 3 Điều 1 và Khoản 3 Điều2 Quyết định 68.
Về lãi suất vay: các NHTM cho vay với mức lãi suất thấp nhất áp dụng cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôncùng kỳ hạn và cùng thời kỳ.
Về thời hạn cho vay:
– Vay mua máy, thiết bị chỉ được ngân sách nhà nước hỗtrợ lãi suất tối đa 3 năm
– Vay đầu tư dự án dây chuyền máy, thiết bị vay tối đakhông quá 12 năm
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/5/2014.
Được tự thỏa thuận lãi suất vay nước ngoài
Theo quy định tại Thông tư 12/2014/TT-NHNN về điềukiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, bên đi vayvà các bên liên quan có quyền tự thỏa thuận chi phí vay nước ngoài (bao gồm lãisuất vay nước ngoài và các chi phí khác).
Nhưng trong trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhànước sẽ được quyết định mức trần chi phí vay nước ngoài.
Ngoài quy định trên, Thông tư còn có một số điểm mớiđáng lưu ý:
Đồng tiền vay nước ngoài là ngoại tệ. Chỉ được vay bằngđồng Việt Nam khi:
– Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;
– Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài vay từ nguồn lợi nhuận được chia bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầutư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay;
– Các trường hợp khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcchấp thuận.
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được vayngắn hạn nước ngoài để bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/5/2014.
Điều lệ mẫu cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Đây là nội dung chính quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BTCvề Điều lệ mẫu áp dụng cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Bộ trưởng Bộ Tàichính ban hành có hiệu lực từ ngày 23/5/2014.
Điều lệ mẫu này áp dụng cho các Quỹ đầu tư phát triển địaphương do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thànhlập. Căn cứ vào Điều lệ mẫu quy định tại Thông tư này, các Nghị định, các vănbản pháp luật có liên quan và nhu cầu quản lý tại địa phương, UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương.
Quỹ hoạt động theo nguyên tắc: Theo mô hình ngân hàng chínhsách, thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận,bảo toàn và phát triển vốn. Đồng thời, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vinguồn vốn chủ sở hữu của Quỹ.
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực,các Quỹ đầu tư phát triển địa phương đang hoạt động phải thực hiện điềuchỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt theo quyđịnh tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP và Điều lệ mẫuban hành kèm theo Thông tư này.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính, Ngân hàngNhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố Điều lệ về tổ chức và hoạtđộng của Quỹ đầu tư phát triển địa phương (ban hành mới hoặc điều chỉnh)trong vòng 5 ngày kể từ ngày quyết định ban hành mới hoặc điều chỉnh Điều lệ vềtổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 41/2014/TT-BTCquy định về chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để thaythế cho Thông tư 62/2008/TT-BTC và Thông tư 229/2009/TT-BTC.
Theo đó, vệc sử dụng vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Namphải đảm bảo nguyên tắc đúng pháp luật, an toàn, phát triển vốn.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sảncố định phục vụ hoạt động của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tàisản cố định không vượt quá 30% giá trị vốn điều lệ và quỹ đầu tư pháttriển hạch toán trên sổ sách kế toán.
Quỹ dự phòng nghiệp vụ được sử dụng để chi trả tiềnbảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định chi tiết về nguồn hìnhthành vốn hoạt động, chế độ quản lý tài sản, các khoản thu, chi,chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, kế hoạch tài chính của tổ chức Bảohiểm tiền gửi Việt Nam.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/5/2014 và áp dụng từnăm tài chính 2014.
Hạn chế mang vàng khi xuất, nhập cảnh của cá nhân
Ngày 28/3 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hànhThông tư 11/2014/TT-NHNN thay thế Quyết định 1165/2001/QĐ-NHNN, theo đó việcmang vàng của cá nhân khi xuất, nhập cảnh bị hạn chế hơn so với trước kia, cụthể:
– Cá nhân xuất, nhập cảnh bằng hộ chiếu sẽ không được phépmang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu;
– Cá nhân xuất, nhập cảnh bằng giấy thông hành, chứng minhthư biên giới vẫn được mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trangsức, nhưng nếu quá 300g trở lên phải khai báo;
– Cá nhân người Việt Nam được phép định cư nướcngoài nếu mang quá 01kg vàng trở lên (trước đây là từ 3 kg trở lên) phải cóGiấy phép của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp tỉnh đồng thời phải xin phép;
– Thời hạn để cấp phép tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệtăng lên thành 15 ngày.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2014.
Đã có thông tư hướng dẫn Luật Giá về thẩm định giá
Theo hướng dẫn mới tại Thông tư 38/2014/TT-BTC, doanhnghiệp thẩm định giá (DN TĐG) không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phảitrích tối thiểu hàng năm là 1% trên doanh thu dịch vụ TĐG vào quỹ dự phòng rủiro nghề nghiệp.
Đối với quy định về bồi thường thiệt hại: tổ chức kinhdoanh bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạtđộng ở Việt Nam bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã cam kết nếu DN TĐG gâythiệt hại cho người sử dụng kết quả TĐG.
Trường hợp DN TĐG không mua bảo hiểm thì phải sử dụng quỹdự phòng rủi ro nghề nghiệp để bồi thường thiệt hại.
Số tiền phải chi trả bồi thường lớn hơn số tiền được bồithường theo hợp đồng bảo hiểm hoặc lớn hơn quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thìphần thiếu sẽ được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định pháp luật.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/5/2014.
Theo TBTCVN