Hoạt động trung ương hội

Chống tham nhũng, cần “tai thính, mắt sắc”

Tiêu đề Chống tham nhũng, cần “tai thính, mắt sắc” Ngày đăng 2014-09-25
Tác giả Admin Lượt xem 450

Nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia tham dự buổi tọa đàm về Dự án Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi do Kiểm toán Nhà nước và Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) phối hợp tổ chức cuối tuần qua đã tập trung thảo luận về nội dung giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, việc kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán cũng như công khai báo cáo kiểm toán, với kỳ vọng Luật sửa đổi sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả hơn việc phòng chống tham nhũng.

Nhấnmạnh vai trò tiền kiểm dự án đầu tư công

Đại biểu Quốc hội BùiThị An (đoàn Hà Nội) cho rằng, Kiểm toán Nhà nước có vị thế là “cơ quan taimắt” của Quốc hội, là công cụ giúp Quốc hội thực hiện việc giám sát tính kinhtế, hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.Bà An đưa ra con số so sánh, kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước tại mộttổng công ty nhà nước có quy mô lớn đã phát hiện con số thất thoát là 7.000 tỷđồng, trong khi Thanh tra Chính phủ lại báo cáo chỉ thất thoát 1.000 tỷ đồng.Đại biểu Bùi Thị An bày tỏ, để “cơ quan tai mắt” này hoạt động hiệu quả, dựthảo Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi quy định càng cụ thể càng tốt.

Tuy nhiên, đại biểu Quốchội tỉnh Ninh Bình Bùi Việt Phương đặt câu hỏi: “Kiểm toán Nhà nước đã đượcthành lập 20 năm nay và Luật Kiểm toán nhà nước 2005 được ban hành gần 10 năm,vì sao tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra tràn lan?”. Đại biểu BùiViệt Phương bày tỏ mong muốn Luật Kiểm toán Nhà nước sửa đổi cần có những quyđịnh chi tiết hơn so với luật hiện hành để Kiểm toán Nhà nước hoạt động đúngvới vị thế là công cụ giám sát tài sản công của Quốc hội.

Dự thảo Luật sửa đổicũng nhấn mạnh đến vai trò của công tác tiền kiểm dự án đầu tư từ nguồn ngânsách của Kiểm toán Nhà nước. Thay vì quy định báo cáo kiểm toán là một trongnhững căn cứ để Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trongcác dự án và công trình quan trọng của quốc gia, Dự thảo mới quy định: “Báo cáokiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là một trong những căn cứ để Quốc hội quyết địnhchủ trương đầu tư của dự án và công trình quan trọng quốc gia đầu tư từ nguồnngân sách nhà nước”.

Theo đánh giá của mộtchuyên gia kế toán, kiểm toán, lâu nay, Kiểm toán Nhà nước chủ yếu thực hiệnhậu kiểm, vai trò tiền kiểm để tư vấn cho Quốc hội thẩm định các dự án đầu tưtừ ngân sách nhà nước còn rất mờ nhạt. Chính vì vậy, việc phát hiện thất thoát,lãng phí của các dự án đầu tư công thường rơi vào trình trạng “sự đã rồi”.

Cũngliên quan đến nội dung giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, Dự thảo Luật đãbổ sung quy định: “báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước có giá trị bắt buộcvới đơn vị được kiểm toán”. Theo giải thích của PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịchVAA, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước mang tính công quyền, khác vớibáo cáo của kiểm toán độc lập, mang tính dịch vụ. 

Cầnsự đột phá trong quy định về “vùng cấm” thông tin

Ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủtịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đề xuất, Luật sửa đổi nên có sự đột phávề “vùng cấm” thông tin báo cáo kiểm toán. Theo ông Tuấn, lâu nay Kiểm toán Nhànước chỉ thực hiện kiểm toán tại chỗ, nên chăng có quy định đơn vị được kiểmtoán cần nộp báo cáo tài chính định kỳ, để Kiểm toán Nhà nước có thể “chẩn bệnhtừ xa”, thấy trước các vấn đề bất ổn.

Đồng tình với quy địnhcấm tiết lộ bí mật của Nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán,song đại biểu Bùi Việt Phương cho rằng, quy định này còn quá chung chung.

“Cầncụ thể hóa quy định bí mật không được công khai, bởi nếu không sẽ xảy ra tìnhtrạng có quá nhiều vùng cấm. Nói là bí mật của Nhà nước, nhưng cũng có nhiềudanh mục bí mật, cấp nào được biết. Ngay trong khu vực an ninh, quốc phòng,việc chi mua sắm ô tô, xây trụ sở thì không thể coi là bí mật quốc gia”, đạibiểu Phương nêu quan điểm. 

Aigiám sát chất lượng kiểm toán?

Đặt nhiều kỳ vọng vàovai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc phát hiện thất thoát, lãng phí, thamnhũng tài sản công, các chuyên gia tham dự buổi tọa đàm cũng đề nghị cần có cơ quangiám sát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

PGS. TS Đặng Văn Thanhcho biết, Luật sửa đổi cũng nên theo thông lệ quốc tế, Quốc hội cần có một cơquan chuyên trách giám sát chất lượng kiểm toán và tổng hợp các thông tin báocáo kiểm toán về các lĩnh vực riêng để chuyển đến các đại biểu Quốc hội. 

Được biết, Dự thảo LuậtKiểm toán Nhà nước đã được đưa ra xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đangđược đưa ra lấy ý kiến các bên liên quan. Quan điểm soạn thảo Luật là sẽ cụthể, chi tiết để Luật có thể đưa vào thực thi, mà không cần đến Nghị định vàThông tư hướng dẫn thực hiện.      

Hằng Phương

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *