Theo Hộiđồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), việc xác định giá trị hợp lý dựa trên 3quan điểm: Quan điểm thị trường, quan điểm thu nhập và quan điểm giá phí:
* Quanđiểm thị trường (Market approach): Giá cả thị trường quan sát được và cácthông tin về các giao dịch thực tế trên thị trường sẽ được sử dụng để ước tínhgiá trị hợp lý của một tài sản, một khoản nợ phải trả.
* Quanđiểm thu nhập (Income approach): Các phương pháp kĩ thuật sẽ được áp dụngđể quy đổi các khoản tiền trong tương lai về giá trị hiện tại. (Dòng tiền vàotừ việc khai thác, sử dụng tài sản hoặc dòng tiền ra để thanh toán nợ phảitrả).
* Quanđiểm giá phí (Cost approach): Giá trị hợp lý của một tài sản được xác địnhtrên cơ sở xem xét các chi phí phải bỏ ra để có được một tài sản thay thế tươngđương về năng lực sản xuất (Dòng tiền phải chi để mua, sản xuất tài sản).
Thực tế trong thời gian qua giá trị hợp lý được sử dụng trong các chuẩn mực kếtoán và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế với nhiều cách thức khác nhau gắnvới từng chuẩn mực cụ thể. Dưới đây chúng tôi xin khái quát việc sử dụng giátrị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán (IAS), chuẩn mực Báo cáo tài chính quốctế (IFRS) hiện hành.
Chuẩn mực quốc tế |
Khái quát các quy định về sử dụng giá trị hợp lý |
Các khoản thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 2) |
– Các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu phải được ghi nhận trên cơ sở giá trị hợp lý. – Nếu hàng hóa, dịch vụ nhận được từ giao dịch trao đổi cho công cụ vốn thì ghi nhận theo giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ. – Trường hợp không thể xác định giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ thì ghi nhận theo giá trị hợp lý của công cụ vốn được phát hành. |
Hợp nhất kinh doanh (IFRS 3) |
– Giá phí hợp nhất kinh doanh được xác định trên cơ sở giá trị hợp lý của các tài sản dùng để trao đổi. – Tài sản, nợ phải trả của công ty con hợp nhất được đánh giá theo giá trị hợp lý tại thời điểm hợp nhất. – Trên cơ sở giá phí hợp nhất kinh doanh và phân bổ giá phí để xác định và ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có) |
Tài sản cố định nắm giữ để bán và các hoạt động bị ngừng (IFRS 5) |
Tài sản cố định hoặc tổ hợp tài sản chờ thanh lý đơn vị nắm giữ để bán được phản ánh theo giá thấp hơn giữa: - Giá trị ghi sổ - Giá trị hợp lý trừ chi phí bán ước tính |
Nhà xưởng, máy móc thiết bị (IAS 16) |
– Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá tài sản khi ghi nhận ban đầu trong trường hợp tài sản hình thành không qua giao dịch mua hoặc không do đơn vị sản xuất ra (Giá trị hợp lý là giá gốc trong các trường hợp này). – Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá sau ghi nhận ban đầu của phương pháp giá đánh giá lại. Theo đó, nhà xưởng, máy móc thiết bị được xác định bằng giá trị hợp lý trừ khấu hao và các khoản giảm giá. – Sự biến động về giá trị đánh giá lại do giá trị hợp lý thay đổi được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu hoặc một phần ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh. |
Thuê tài sản (IAS 17) |
– Nguyên giá của tài sản thuê được ghi nhận ban đầu là giá thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản thuê và giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. |
Doanh thu (IAS 18) |
– Doanh thu được ghi nhận theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu và sẽ thu được. |
Tổn thất (giảm giá) tài sản (IAS 36) |
– Giá trị hợp lý của tài sản được sử dụng là một căn cứ xác định giá trị có thể thu hồi. Theo đó, giá trị có thể thu hồi của tài sản là giá cao hơn giữa: – Giá trị hợp lý của tài sản – Giá trị thu được từ sử dụng tài sản (Value in use) |
Tài sản vô hình (IAS 38) |
– Giá trị hợp lý được sử dụng để ghi nhận ban đầu tài sản vô hình (Giá trị hợp lý là giá gốc khi ghi nhận ban đầu) trong các trường hợp tài sản vô hình hình thành không qua giao dịch mua, hoặc không hình thành từ nội bộ. – Trong trường hợp tài sản vô hình có giá niêm yết trên thị trường hoạt động (Điều kiện này ít khi xảy ra), tài sản vô hình được ghi nhận theo mô hình đánh giá lại. Theo đó, giá trị đánh giá lại được xác định bằng giá trị hợp lý của tài sản trừ khấu hao và khoản giảm giá. |
Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường (IAS 39) |
– Ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý tại thời điểm đầu tư hoặc phát hành công cụ tài chính. – Sau ghi nhận ban đầu, các công cụ tài chính được ghi nhận tuỳ theo từng loại công cụ cụ thể. Tài sản tài chính được chia thành 4 loại: (1). Nợ phải thu và cho vay (2). Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (3). Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý qua báo cáo kết quả kinh doanh. (4) Tài sản tài chính sãn sàng để bán Trong đó, tài sản tài chính thuộc nhóm (3) được ghi nhận theo giá trị hợp lý, sự thay đổi về giá trị hợp lý được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi, lỗ. Tài sản tài chính thuộc nhóm (4) được ghi nhận theo giá trị hợp lý với sự biến động giá trị hợp lý được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu… |
Bất động sản đầu tư (IAS 40) |
Ghi nhận theo mô hình giá trị hợp lý hoặc mô hình gía gốc. Theo mô hình giá trị hợp lý, bất động sản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Sau ghi nhận ban đầu, sự biến động giá trị hợp lý được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi, lỗ. |
Nông nghiệp (IAS 41) |
– Tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. – Sau ghi nhận ban đầu, tài sản sinh học được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ chi phí ước tính để bán khi thu hoạch. Giá trị hợp lý thay đổi được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo lãi lỗ. |
Như vậy, theo quy định của các chuẩn mực Kế toán và chuẩn mực Báo cáo tài chínhquốc tế hiện hành, giá trị hợp lý được vận dụng trong đánh giá và ghi nhận cácyếu tố của Báo cáo tài chính là khá phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng cơ sở giátrị hợp lý có sự khác nhau trong từng tình huống, từng chuẩn mực cụ thể. Có thểkhái quát việc sử dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế hiệnhành theo một số khía cạnh nổi bật như sau:
Thứnhất, Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá và ghi nhận ban đầu. Đây là cáchsử dụng khá phổ biến trong các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chínhquốc tế hiện hành. Việc sử dụng giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu cũng cónhững trường hợp khác nhau:
– Trong đa số các trường hợp, giá trị hợp lý được sử dụng để ghi nhận ban đầutài sản khi tài sản được hình thành mà doanh nghiệp không phát sinh các chi phíthực tế để mua hoặc sản xuất. (Giá trị hợp lý trong trường hợp này được sử dụnglà giá gốc khi ghi nhận ban đầu). Các ví dụ điển hình cho trường hợp này là ghinhận ban đầu “Nhà xưởng máy móc, thiết bị”; “Bất động sản đầu tư”; “Tài sảnsinh học”; “Tài sản thuê tài chính”..
– Trong một số trường hợp, giá trị hợp lý được sử dụng để ghi nhận ban đầu tàisản ngay cả khi giá gốc của tài sản tồn tại trong giao dịch. Khi đó, chênh lệchgiữa giá trị hợp lý và giá gốc được ghi nhận là lãi hoặc lỗ tại thời điểm ghinhận ban đầu. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là ghi nhận tài sản tài chínhtheo giá trị hợp lý qua báo cáo lãi lỗ theo quy định của IAS 39 – Công cụ tàichính: Ghi nhận và đo lường.
Thứhai, Giá trị hợp lý được sử dụng sau ghi nhận ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu,giá trị hợp lý được xác định tại mỗi thời điểm lập báo cáo tài chính. Việc sửdụng giá trị hợp lý sau ghi nhận ban đầu có các phương án:
– Tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo(Ví dụ như:Đánh giá sau ghi nhận ban đầu đối với tài sản tài chính, bất động sản đầu tư).
– Tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ chi phí ước tính tại thời điểmbán (Ví dụ như: Đánh giá và ghi nhận ban đầu đối với tài sản sinh học và sảnphẩm thu được từ tài sản sinh học theo IAS 41 – Nông nghiệp).
– Giá trị hợp lý được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị đánh giá lại của tàisản sau ghi nhận ban đầu. (Ví dụ như xác định giá trị đánh giá lại của nhàxưởng, máy móc thiết bị theo mô hình đánh giá lại của IAS 16, tài sản vô hìnhtheo IAS 38).
Thứba, Ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý. Các khoảnchênh lệch phát sinh do sự thay đổi giá trị hợp lý giữa các thời điểm báo cáocó thể được xử lý theo các phương án:
– Ghi nhận là thu nhập, chi phí trong báo cáo lãi, lỗ (Ví dụ: Tài sản tài chínhghi nhận theo giá trị hợp lý qua báo cáo lãi lỗ, bất động sản đầu tư, tài sảnsinh học và sản phẩm nông nghiệp).
– Ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kếtoán (Tài sản tài chính nắm giữ để bán).
Ngoài ra, các khoản chênh lệch giá đánh giá lại được tính trên cơ sở giá trịhợp lý (áp dụng với nhà xưởng máy móc thiết bị, tài sản vô hình) được xử lýtheo nguyên tắc:
– Chênh lệch giá trị đánh giá lại của tài sản giảm (Do giá trị hợp lý giảm)được ghi nhận là chi phí trên báo cáo lãi, lỗ hoặc ghi giảm vốn chủ sở hữu nếutrước đó có phát sinh chênh lệch giá lại tăng đã được ghi nhận vào vốn chủ sởhữu.
– Chênh lệch giá đánh giá lại của tài sản tăng (Do giá trị hợp lý tăng) đượcghi nhận tăng vốn chủ sở hữu hoặc ghi nhận vào thu nhập nếu trước đó có phátsinh chênh lệch giá đánh giá lại giảm đã được ghi nhận vào chi phí trên báo cáolãi, lỗ.
Trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng giá trị hợp lý trong đánh giá và ghinhận tài sản, nợ phải trả được quy định trong các chuẩn mực kế toán quốc tế đềukèm theo các điều kiện nhất định, đặc biệt là điều kiện về sự tồn tại của thịtrường hoạt động của tài sản, nợ phải trả và doanh nghiệp có thể thu thập đượcthông tin từ thị trường một cách đáng tin cậy để áp dụng các phương pháp kĩthuật xác định giá trị hợp lý. Vì vậy, việc sử dụng giá trị hợp lý trong đolường và ghi nhận tài sản và nợ phải trả thường được xác định là một mô hình màđơn vị báo cáo có thể lựa chọn. Bên cạnh đó các chuẩn mực còn quy định các môhình định giá và ghi nhận thay thế như mô hình giá gốc (Cost model) hoặc môhình ghi nhận theo giá gốc được phân bổ (Cost amortised model).
Với những nội dung trình bày trong phạm vi bài viết này, chúng tôi mong muốn hệthống một cách khái quát việc sử dụng “giá trị hợp lý” trong hệ thống chuẩn mựckế toán quốc tế hiện hành như một minh chứng cho thấy các nhà nghiên cứu, banhành chuẩn mực kế toán ngày càng quan tâm hơn đến cơ sở tính giá này. Cùng vớiviệc hệ thống kế toán tài chính các nước như Mỹ, Anh, …cũng sử dụng rộng rãigiá trị hợp lý trong các chuẩn mực mới ban hành gần đây, có thể thấy giá trịhợp lý được sử dụng trong đánh giá và ghi nhận các yếu tố của Báo cáo tài chínhđã trở thành một xu hướng. Tuy nhiên, Thực sự việc sử dụng giá trị hợp lý trongkế toán có hợp lý hay không đang là một vấn đề được tranh luận sôi nổi trên cácdiễn đàn kế toán thời gian gần đây. Trong các bài viết tiếp theo chúng tôi sẽtiếp tục bàn về vấn đề này.
Tài liệu tham khảo:
- Hệthống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS, IFRS)
- Dựthảo “Các quy định về đo lường giá trị hợp lý” – Hội đồng chuẩn mực kế toánquốc tế (Tháng 5/2009).
- Trangtin điện tử: www.iasplus.com; www.iasb.com;www.fasb.com