Tư vấn hỏi đáp

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC (đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T7/2017)

Tiêu đề GIẢI ĐÁP THẮC MẮC (đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T7/2017) Ngày đăng 2017-10-11
Tác giả Admin Lượt xem 1925

(Đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T7/2017)

Câu hỏi 1: Có được ghi nhận khoản vốn góp bằng thương hiệu không?
Trả lời:
Thông tư 200 quy định chỉ khi pháp luật chuyên ngành cho phép thì mới được ghi nhận khoản vốn góp bằng thương hiệu.
Hiện nay, việc đánh giá giá trị thương hiệu chưa thật sự đáng tin cậy mà chứa đựng nhiều rủi ro. Khi chưa có quy định cụ thể của pháp luật thì mọi giao dịch góp vốn bằng thương hiệu sẽ kế toán là cho thuê thương hiệu

Câu hỏi 2: Nhà đầu tư đã góp đủ vốn bằng ngoại tệ theo giấy phép đầu tư. Nếu số vốn góp bằng ngoại tệ được quy đổi ra VND trên BCTC khác so với số vốn quy đổi ra VND trên giấy phép đầu tư (do chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm cấp phép và thời điểm góp vốn) thì xử lý chênh lệch tỷ giá như thế nào?
Trả lời:
Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của DN được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền VNĐ, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra VNĐ theo giấy phép đầu tư.

Câu hỏi: Tại sao khi sử dụng quỹ ĐTPT để đầu tư TSCĐ không thấy hướng dẫn kết chuyển quỹ ĐTPT sang vốn đầu tư của chủ sở hữu?
Trả lời:
Thông tư 200 đã bỏ bút toán kết chuyển vì việc đầu tư TSCĐ và việc sử dụng quỹ ĐTPT là 2 việc hoàn toàn khác nhau. TSCĐ có thể đầu tư bằng nhiều nguồn như vốn tự có hoặc vốn vay.
Việc tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu từ quỹ ĐTPT không phụ thuộc vào việc có đầu tư TSCĐ hay không mà phụ thuộc vào nhu cầu SXKD và điều hành của doanh nghiệp

Câu hỏi: Vì sao công ty mẹ không được phân phối lợi nhuận dựa trên BCTC riêng mà phải căn cứ vào BCTCHN?
Trả lời:
Do nhiều khoản lãi, lỗ trên BCTC riêng của công ty mẹ là chưa thực hiện do phát sinh từ các giao dịch nội bộ, vì vậy nếu phân phối lợi nhuận theo mức BCTC riêng có thể vượt quá mức LNSTCPP của BCTCHN và mọi trường hợp phân phối lợi nhuận vượt quá mức đều không đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn.
Mặt khác, nếu cả mẹ và con cùng có lãi thực hiện, nếu chỉ căn cứ vào báo cáo của mẹ thì sẽ làm thiệt hại đến quyền lợi của cổ đông công ty mẹ. Trường hợp này được chia theo mức BCTCHN sau khi công ty mẹ thu được cổ tức từ công ty con.

Câu hỏi: Giải thích rõ hơn nguyên tắc doanh thu ghi nhận theo nghĩa vụ thực hiện. Cho Ví dụ minh họa nguyên tắc này. Có được trích trước khoản giảm trừ doanh thu không?
Trả lời:
Thông tư 200 đã cập nhật những quy định của IFRS 15, theo đó nghĩa vụ thực hiện đến đâu doanh thu ghi nhận đến đó. Như vậy, doanh thu được ghi nhận tương ứng với nghĩa vụ hiện tại đã thực hiện, nghĩa vụ trong tương lai chưa thực hiện thì phải được hoãn lại cho đến khi được thực hiện.
Đặc biệt, trong các giao dịch phức hợp gồm cả việc bán hàng, cung cấp dịch vụ thì phải áp dụng các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch riêng cho từng nghiệp vụ để ghi nhận doanh thu phù hợp.
Ví dụ, chương trình khách hàng truyên thống, bán BĐS nghỉ dưỡng, bán điện thoại kèm gói cước…
Theo nguyên tắc thận trọng chỉ có thể trích trước chi phí mà không thể trích trước khoản giảm trừ doanh thu vì nếu đã xác định được số doanh thu bị giảm trừ thì phải ghi nhận theo số thuần.
Trường hợp kỳ trước bán hàng, kỳ sau mới phát sinh khoản giảm trừ doanh thu và Nếu khoản giảm trừ doanh thu thỏa mãn sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán thì được coi là sự kiện cần điều chỉnh và được điều chỉnh vào doanh thu kỳ bán hàng. Ngược lại, khoản giảm trừ doanh thu được điều chỉnh vào kỳ mà sự kiện phát sinh./.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *