Trả lời công văn của Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính về góp ý Thông tư 107, Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam có ý kiến như sau:
1. Sự cần thiết soạn thảo thông tư thay thế thông tư 107/2017/TT – BTC:
Xây dựng 1 Chế độ kế toán phải đáp ứng được các yêu cầu:
– Tuân thủ và không trái với các văn bản pháp luật có liên quan;
– Dễ hiểu, dễ làm và dễ kiểm tra kiểm soát;
– Tính khoa học nhưng đảm bảo ứng dụng, chấp hành cao.
Tuy nhiên, hiện nay việc soạn thảo và công bố Chuẩn mực kế toán công đang còn chưa kết thúc mà việc vướng mắc trong quá trình thực hiện TT107 chưa thật sự gặp nhiều khó khăn cho công tác kế toán của các đơn vị cũng như tổng hợp NSNN. Hơn nữa mỗi lần thay đổi chế độ kế toán kéo theo rất nhiều các chí tiêu tốn kém cho NSNN, như thay đổi phần mềm, đào tạo, …
Vì vậy, đề nghị Bộ cân nhắc thêm nên sửa ngay hay để công bố xong Hệ thống chuẩn mực kế toán công, sửa đổi Luật Kế toán 2015 rồi mới thay đổi thì giúp cho NSNN đỡ tốn kém và việc ban hành thông tư sẽ đáp ứng được các yêu cầu, nguyên tắc của Chuẩn mực cũng như quán triệt được các quy định của Luật kế toán mới?
2. Nội dung dự thảo thông tư:
2.1. Việc xây dựng một văn bản trên nền tảng văn bản cũ nên cần đảm bảo nguyên tắc khoa học nhưng có tính kế thừa và nội dung mới, bởi vậy, đề nghị để giảm thiểu tối đa những thay đổi không cần thiết, tiết kiệm chi phí, đề nghị những nội dung không thay đổi bản chất thì không nên thay đổi.
2.2. Nếu Thông tư hướng dẫn tách bạch được kế toán cho các đơn vị sự nghiệp tự chủ và các đơn vị hành chính, sự nghiệp không tự chủ và nội dung hạch toán sản xuất kinh doanh thì thông tư sẽ có hiệu quả thực hiện rất cao cho xã hội.
2.3. Một số ý kiến về nội dung các phần của thông tư:
– Phần 1. Quy định chung: Cơ bản đồng ý với dự thảo, tuy nhiên cần xem lại 1 số từ, như:
– “Ghi chép” nên thay bằng “Ghi sổ”,
– “Nghiệp vụ kinh tế” nên thay bằng “Giao dịch”;
– Gạch đầu dòng thứ nhất của điểm b mục 5. Mở sổ kế toán nên bỏ cụm từ “Ghi chép, hạch toán”
– Chú ý các lỗi chính tả.
2.4. Phụ lục số 1: Hệ thống TKKT và hướng dẫn hạch toán kế toán, đề nghị sửa lại cho phù hợp với các phần: “Danh mục hệ thống TK kế toán và ….hach toán hoặc định khoản kế toán”
Hoặc mục I – “Danh mục …..TK” sửa lại: ‘Hệ thống TKKT” thì tên phụ lục 1 để: Hệ thống ….ghi sổ hoặc định khoản kế toán”
2.5. Danh mục hệ thống TKKT:
(1) Về mặt nguyên tắc: đề nghị hạn chế thay đổi số hiệu TKKT nếu vẫn giữ nguyên nội dung, theo đó:
(2) TK loại 0: đề nghị vẫn giữ:
+ TK 012 mà không nên thay bằng 010 và
+ TK 013 mà không nên thay bằng 005;
+ TK 014 mà không nên thay bằng 011
+ TK 012- Kinh phí hoạt động nghiệp vụ: nên dùng TK 018 để thống nhất với TK trong bảng: 518
(3) Tài khoản kế toán từ loại 1 đến loại 9:
Loại 1: – Đề nghị nội dung mới đưa vào liên quan đến kế toán dự trữ quốc gia đưa thành 1 nhóm riêng: Nhóm 16, gồm:
+ TK 161 – Phải thu hàng dự trữ quốc gia;
+ TK 162 – Hàng dự trữ quốc gia;
+ TK 163 – Hàng dự trữ quốc gia tạm xuất;
– Các TK 142, 143 chuyển lại thành các TK của nhóm 13, như sau:
+ TK 132 – “Phải thu kế toán ….cấp 1”;
+ TK 134 – “Phải thu ….chi trả”
Loại 3:
+ TK 3383 – DT nhận trước nên quy định 3387;
+ TK 345 – Phải trả hàng dự trữ QG xếp thành nhóm 36: TK 361- Phải trả hàng dự trữ QG
Mục II – Giải thích ……phương pháp định khoản kế toán hoặc thống nhất với tên phụ lục: Giải thích ……phương pháp hạch toán các TKKT”
– Nếu hướng dẫn tách ra kế toán cho các đơn vị tự chủ và không tự chủ thì hiệu quả áp dụng cao hơn;
– Trong các TK loại 1,2,3: Nên bổ sung bút toán loại giao dịch chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc thuế khoán;
– Điểm a mục 1.4. Về đối chiếu số liệu của TK 111 có nên quy định khóa sổ kế toán cuối ngày không? hay chỉ nên quy định cộng sổ.
– TK 121, các TK cấp 2 nên sắp xếp lại: 1211- KD, 1212 – Đầu tư góp vốn; 1213 – Đầu tư …đáo hạn và 1218 – ĐT khác;
– Điểm đ trang 21 cần sửa lại là: Trường hợp đơn vị bán…….ngày đáo hạn trước thời điểm đáo hạn, đơn vị …phải phân loại…… và Phần hạch toán nên bổ sung thêm bút toán:
+ Giá vốn > giá gốc đầu tư;
+ Giá vốn< giá gốc đầu tư
– Trang 24 – Xem lại Liên kết có khái niệm đồng kiểm soát không? hay chỉ ảnh hưởng đáng kể?
– Trang 59 – Cân nhắc xem có nên bổ sung giao dịch: Dùng tiền gửi để chi trả không? trong tài liệu mới chỉ hướng dẫn rút dự toán chi trả
– TK loại 2 – TSCĐ:
– Trang 90. Điểm 3 nên sửa lại là : “Việc xác định ……..theo quy định của pháp luật …..” như thế thì sẽ linh hoạt hơn vì khi CMKT quy định khác với quy định quản lý, SD TS thì kế toán phải tuân theo CMKT.
– Trang 97 nội dung: + Khi chi cho các hoạt động phục vụ thanh lý đề nghị cân nhắc thêm dùng 1388 thay cho 338 vì bản chất là phải thu hơn là phải trả, đây là chi trước rồi đơn vị thu lại sau.
– Đề nghị xem lại hướng dẫn hạch toán, liệu chênh lệch số chưa khấu hao tính hết vào thặng dư của kỳ mua có hợp lý không? và đáp ứng yêu cầu là TSCĐ luôn phải phản ảnh 3 chỉ tiêu là Nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại không?
– Loại 3 – TK 334 – Nên bổ sung thêm bút toán khấu trừ tại nguồn thuế TNCN.
– Loại 4- Cân nhắc xem có nên mở chi tiết các TK cấp 2 của TK 421 không? mở chi tiết TK 421 thì cung cấp thông tin hiệu quả hơn, giám sát tốt hơn khi đối chiếu với phần thuyết minh BCTC
– Loại 5 – Bút toán thứ nhất trang 179. Đề nghị trao đổi với Kho bạc để xác định có nên ghi ngay DT không?
– Loại 6 – Trang 208: xem lại tên TK 353 của nghiệp vụ 3.5
Trên đây là một số ý kiến tham gia để ban soạn thảo cân nhắc tham khảo hoàn thiện nội dung Thông tư. Nếu có gì chưa rõ sẵn sàng trao đổi trực tiếp với Ban soạn thảo.
Trân trọng cảm ơn Bộ Tài chính đã cho cơ hội Hiệp hội tham gia ý kiến cùng ban soạn thảo.