Nghiên cứu trao đổi

Kế toán phát triển bền vững: Mục tiêu, các công cụ và định hướng cho tương lai

Tiêu đề Kế toán phát triển bền vững: Mục tiêu, các công cụ và định hướng cho tương lai Ngày đăng 2023-08-10
Tác giả Admin Lượt xem 1757

TS. Hoàng Đình Hương* – PGS.TS Nguyễn Hoản* (*Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)

Nhận:              23/02/2023

Biên tập:          24/02/2023

Duyệt đăng:    10/04/2023

Tóm tắt

Bài viết này đưa ra một khái niệm đóng góp cho sự phát triển của kế toán phát triển bền vững (PTBV). Kế toán PTBV là sự tham gia của kế toán vào việc PTBV. Kế toán PTBV đã phát triển và thể hiện được tầm quan trọng của mình ở nhiều quốc gia. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định tính để phân tích tính bền vững ở cấp độ khái niệm. Bài viết này, nêu bật động lực phát triển, định nghĩa, mục tiêu và các công cụ của kế toán PTBV. Nội dung này có ý nghĩa và cho thấy rằng, kế toán PTBV có thể cung cấp một khuôn khổ báo cáo, cho phép các DN cam kết sử dụng các nguồn lực để thúc đẩy tính bền vững liên tục, vì lợi ích của xã hội và môi trường.

Từ khóa: kế toán phát triển bền vững, kế toán, báo cáo bền vững, phát triển bền vững, xã hội; môi trường.

Abstract

This article introduces a concept that contributes to the development of sustainability accounting. Sustainability accounting is the involvement of accountants in sustainable development. Sustainability accounting has developed and demonstrated its importance in many countries. The article uses qualitative analysis methods to analyze sustainability at the conceptual level. This article highlights the development dynamics for sustainability accounting, the definition of sustainability accounting, the goals of sustainability accounting, and the tools of sustainability accounting. These are significant in that they show that sustainability accounting can provide a reporting framework that enables businesses to commit to using resources to promote continued sustainability for the benefit of companies. of society and the environment.

Keywords: sustainable development accounting, accounting, sustainability reporting, sustainable development; society; environment.

JEL Classification: M40, M41, M49.

Doi: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.0520234

  1. Giới thiệu

Bài viết này thảo luận về kế toán PTBV. Kế toán PTBV được phát sinh, từ nhu cầu đảm bảo rằng kế toán đóng góp vào sự phát triển liên tục của xã hội và môi trường. Mối quan tâm về sự PTBV, đã dẫn đến sự phát triển ban đầu của kế toán PTBV. Bài viết này, cung cấp một khái niệm cho sự phát triển của kế toán PTBV.

Xem xét hai công ty (CT) A và B, với mô hình kinh doanh tương tự nhau:

CT A: kiếm được doanh thu 10 triệu đô la mỗi năm, từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản thiên nhiên các hoạt động khai thác của CT A, làm suy thoái môi trường và giảm chất lượng cuộc sống của những người sống trong khu vực đó. CT A không có bất cứ hành động nào nhằm phục hồi môi trường, mà tiếp tục lên kế hoạch cho các hoạt động khai thác vào năm tới.

CT B: cũng kiếm được doanh thu 10 triệu đô la mỗi năm, từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản từ thiên nhiên. Các hoạt động của CT B cũng làm suy giảm môi trường. Nhưng CT B có những hành động để bảo vệ môi trường tự nhiên và cung cấp thông tin cho những người quan tâm về những gì họ đang làm, để giảm tác hại cho môi trường và giảm thiểu những khó khăn mà các hoạt động của CT có thể mang lại cho người dân sinh sống trong khu vực đó.

Từ 02 kịch bản trên, liệu CT nào sẽ có giá trị hơn trong mắt nhà đầu tư? Và CT nào trong hai CT sẽ có tính hợp pháp cao hơn trong những hoạt động cộng đồng? Câu trả lời khá rõ ràng là CT B. Những hành động của CT B, thể hiện một phần kế toán bền vững là gì?

Nói một cách đơn giản, kế toán bền vững được định nghĩa “là kế toán tích hợp các khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế trong các hoạt động của tổ chức” (Lamberton, 2005; Schaltegger và Burritt, 2006b; Thomson, 2007). Kế toán PTBV là sự đóng góp của kế toán cho sự PTBV (Schaltegger và cộng sự, 2006). Kế toán PTBV được coi là một phần hành của kế toán, đòi hỏi các tổ chức phải chú ý đến các vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị, bằng cách cung cấp những thông tin phi tài chính về tổ chức.

Ví dụ: một tổ chức nên cung cấp thông tin về bất bình đẳng tiền lương, vì nhân viên có thể sẽ muốn biết liệu giám đốc điều hành có kiếm được số tiền gấp 10 lần so với lương trung bình của nhân viên hay không? Ngoài ra, một tổ chức nên cung cấp có những thông tin về các hoạt động bảo vệ môi trường của mình, vì các nhà đầu tư muốn biết mức độ hài lòng của khách hàng, mức độ hài lòng của nhân viên, tỷ lệ nam nữ trong thành viên hội đồng quản trị và danh tiếng của CT. Các ví dụ trên cho thấy, kế toán PTBV có thể giải quyết lợi ích của nhiều bên liên quan như thế nào.

Các học giả đã sử dụng một số chức danh để mô tả kế toán PTBV như: kế toán môi trường (Larrinaga-Gonzalez và Bebbington, 2001; Lamberton, 2005; Jones, 2010); báo cáo môi trường (Gray và cộng sự, 1995; Sahay, 2004; Clarkson và cộng sự, 2011); kế toán xã hội (Dillard, 2014; Retolaza và cộng sự, 2016; Perkiss và Tweedie, 2017); kế toán xã hội và môi trường (Ball an d Craig, 2010; Cormier và cộng sự, 2011; Brennan và Merkl-Davies, 2014); báo cáo trách nhiệm xã hội (Sotorrío và Sánchez, 2010; Carnevale và cộng sự, 2012); báo cáo trách nhiệm xã hội của DN (Bouten và cộng sự, 2011, Belal và Cooper; 2011) và báo cáo phi tài chính (Stolowy và Paugam, 2018).

Bài viết này đóng góp vào tài liệu chứng minh vai trò của kế toán, trong việc đánh giá các kết quả của tác động xã hội và môi trường, ảnh hưởng đến các tổ chức và DN. Bài viết này cũng đóng góp vào tài liệu cung cấp những hiểu biết ở mặt khái niệm, về cách các tổ chức có thể áp dụng kế toán PTBV, trong việc giải quyết các vấn đề môi trường; các mục tiêu và động lực của kế toán PTBV; xác định một số công cụ của kế toán PTBV và thảo luận về định hướng trong tương lai.

  1. Lịch sử kế toán PTBV

Sự tham gia của kể toán về việc phân tích các chỉ số của vấn đề PTBV, có thể bắt nguồn từ những năm 1960 và 1970 (Parker L.D., Ferris K.R., Otley D.T. 1989). Trong giai đoạn này, đã có sự lan tỏa nhận thức về sự thiếu hụt của các loại hình kế toán truyền thống, để làm nổi bật các tác động xã hội và môi trường của các hoạt động của các tổ chức. Do đó, kế toán PTBV đã dần hình thành trong thập kỷ này (Mathews M.R. 1997).

Trong những năm 1980 và 1990, Gray (2010) đã đưa ra ý kiến rằng, kế toán bao gồm các khía cạnh môi trường và xã hội. Ví dụ như, báo cáo chất thải và năng lượng; báo cáo xã hội và môi trường; hạch toán các khoản chi phí mà DN phải bỏ ra để xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh này, đã xuất hiện niềm tin rằng, các CT phải chịu trách nhiệm không chỉ về chi phí bỏ ra, tức là về tác động kinh tế do việc sản xuất kinh doanh của họ (Cottell P.G., Perlin T.M. 1991) mà còn cho toàn bộ tác động xã hội. Vì lý do này, khái niệm “Điểm mấu chốt ba – TBL đã xuất hiện. Theo Elkington (1999; 2018), 03 điểm mấu chốt bao gồm lợi nhuận, con người và trái đất. Điều này có nghĩa là, kế toán nên giải quyết các vấn đề về khía cạnh tài chính, xã hội và môi trường (tức là sinh thái).

Sự quan tâm của các CT và học giả đối với sự PTBV đã đặc biệt tăng lên, kể từ năm 1987 khi Báo cáo Brundtland được công bố (Bebbington J và cộng sự, 2007), (Thomson, I, 2007). Vào thời điểm đó, một mối quan tâm đối với khái niệm PTBV được lan truyền rộng rãi, được hiểu là một sự cam kết tổ chức và quản lý các hành động, cho phép thỏa mãn nhu cầu về thể chất và tâm lý của con người mà không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của môi trường kinh tế, xã hội và sinh thái (Bebbington J và cộng sự, 2007).

Năm 1997, Sáng kiến báo cáo toàn cầu – GRI được thành lập. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, nhằm hỗ trợ báo cáo các hoạt động về PTBV của bất kỳ loại hình tổ chức nào (độc lập với quy mô, tính chất công hoặc tư nhân và vùng lãnh thổ hoặc quốc gia của họ).

Trong những thập kỷ gần đây, các tổ chức công và tư nhân dự kiến phải trách nhiệm ngày càng sát sao về tác động, mà việc sản xuất kinh doanh của họ gây nên trong tất cả các khía cạnh của TBL. Trong bối cảnh này, vai trò của kế toán là rất quan trọng, vì nó phải cung cấp thông tin không chỉ về hiệu quả kinh tế của các CT và tác động kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, mà còn các thông tin về khía cạnh xã hội và môi trường.

Tuy nhiên, kế toán không chỉ là một công cụ hữu ích để báo cáo các kết quả đạt được. Các CT cũng có thể sử dụng nó như một công cụ, nhằm cung cấp thông tin cho các bên thứ ba để xây dựng hình ảnh và danh tiếng cho DN, để có được sự tin tưởng từ các cổ đông [9]. Tuy nhiên, việc dành sự tin tưởng của cổ đông bằng kế toán PTBV là việc sử dụng kế toán không đúng cách và thường được gọi là “vẽ vời quảng cáo” (Schaltegger S., Burritt R. 2010), (Thomson, I, 2007).

  1. Mục tiêu và động cơ của kế toán bền vững

3.1. Mục tiêu của kế toán PTBV                  

Có 03 mục tiêu của kế toán PTBV: mục tiêu đầu tiên, là chuẩn bị các tài khoản liên quan đến tương tác của các tổ chức với xã hội và môi trường tự nhiên (Peršić và cộng sự, 2017); mục tiêu thứ hai, là tiết lộ thông tin tài chính và phi tài chính về hiệu suất của một tổ chức trong mối quan hệ với xã hội và môi trường; mục tiêu thứ ba, là mở rộng kế toán tài chính truyền thống để tính đến một loạt các thông tin kiếm tiền, bao gồm các tác động môi trường, xã hội và kinh tế, trong đó các quyết định tổ chức được đưa ra (Elkington, 1999; Bent và Richardson, 2003).

3.2. Động lực phát triển của kế toán PTBV

Để tránh rửa xanh

“Rửa xanh” là một khái niệm được sử dụng để mô tả một thực tiễn, mà trong đó một tổ chức dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn cho việc quảng cáo bản thân, rằng mình thân thiện với môi trường khi họ không hề thực sự như thế. Các tổ chức có thể sử dụng một số chiến lược, thủ thuật để đánh lừa hoặc thuyết phục công chúng, rằng các sản phẩm, mục tiêu và chính sách của họ được thiết kế để thúc đẩy một môi trường và xã hội bền vững (Delmas và Burbano, 2011; Seele và Gatti, 2017). Họ làm cho mọi người tin rằng, DN của họ đang làm nhiều việc hơn để bảo vệ môi trường hơn là hành động thực tế của họ. kế toán PTBV đã xuất hiện để giảm thiểu rửa xanh. Kế toán PTBV đảm bảo rằng, các tổ chức đang thực sự làm những việc mà họ tuyên bố là đang làm để bảo vệ môi trường. Kế toán PTBV tạo cơ hội cho các tổ chức báo cáo các bước, hoặc hành động chính xác theo kế hoạch mà họ đề ra để bảo vệ môi trường.

Bắt chước và áp lực ngành

Một động lực khác cho kế toán PTBV là bắt chước và áp lực ngành. Đây là sự chuyển đổi toàn cầu theo hướng bền vững, trong hầu hết các ngành công nghiệp. Một số ngành công nghiệp đã bắt đầu cân nhắc, kết hợp sự PTBV vào thực tiễn kinh doanh của họ. Ví dụ: ngành ngân hàng trong ngân hàng bền vững, ngành tiếp thị trong tiếp thị bền vững. Các ngành đang bắt chước nhau, để trách những lời chỉ trích rằng ngành công nghiệp này không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và xã hội nói chung. Có áp lực gia tăng đối với nghề kế toán, làm sao để kết hợp tất cả các yếu tố liên quan đến xã hội và môi trường vào tất cả các thông tin mà kế toán cung cấp và phân tích được, những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất của một tổ chức?

Áp lực lập pháp

Một động lực khác của kế toán PTBV là áp lực lập pháp. Áp lực lập pháp xuất hiện, khi luật được thông qua và yêu cầu các tổ chức phải tuân thủ theo các chỉ tiêu yêu cầu trong báo cáo tính bền vững nhất định (Guia Arraiano và cộng sự, 2017).

Ở một số quốc gia, báo cáo bền vững được hỗ trợ bởi luật pháp thông qua ủy ban chứng khoán và sở giao dịch, như ở Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Với những quốc gia còn lại, báo cáo bền vững không được hỗ trợ bởi luật pháp, vì rất khó để luật hóa việc cung cấp thông tin về PTBV, phân loại thông tin nào là hữu ích cho các nhà đầu tư tại mỗi thời điểm. Vì tính hữu ích của thông tin, phụ thuộc rất nhiều vào thời gian. Ví dụ, các báo cáo về môi trường có thể trở nên rất hữu ích trong quyết định tại thời điểm khủng hoảng về sự thay đổi khí hậu và ít hữu ích hơn về quyết định trong điều kiện khí hậu ổn định. Do đó, việc áp đặt luật pháp để báo cáo về những thông tin môi trường, có thể dẫn đến việc báo cáo thông tin mà các nhà đầu tư cảm thấy không hữu ích.

Áp lực của cổ đông và sự tuân thủ pháp luật

Một động lực khác cho kế toán PTBV là áp lực của các bên liên quan và tính hợp pháp. Các cổ đông có ý thức về môi trường, có thể gây áp lực buộc các tổ chức chuyển từ kế toán truyền thống sang kế toán PTBV. Việc chuyển đổi từ kế toán truyền thống sang kế toán PTBV sẽ giúp các tổ chức khẳng định sự tuân thủ của họ đối với các luật về môi trường và xã hội. Ngoài ra, sự tham gia của các cổ đông trong kế toán PTBV có thể giúp điều chỉnh kế toán và PTBV (Schneider, 2015). Nó sẽ đảm bảo rằng, kế toán PTBV có tính đến khái quát về cả kinh tế, xã hội và môi trường.

  1. Một số công cụ của kế toán bền vững

Thuật ngữ “Kế toán PTBV” thường được sử dụng để mô tả một loạt các công cụ kế toán và báo cáo (Schaltegger và cộng sự, 2002), đã xác định được 46 công cụ khác nhau, phù hợp để tính toán về kế toán PTBV trong các DN kinh doanh và đã phân loại chúng thành 03 khía cạnh là môi trường, xã hội và hội nhập. Trong số đó, những công cụ đủ tiêu chuẩn như một “công cụ kế toán” là: kế toán môi trường, xã hội và PTBV; các dạng đặc biệt của kế toán chi phí; kế toán xã hội và phân tích dòng chất.

Kế toán môi trường, xã hội và PTBV: là phương pháp tiếp cận mở rộng của kế toán thông thường, bổ sung thông tin tài chính truyền thống bằng các phương pháp nhằm ghi lại và kiểm tra các tác động xã hội và sinh thái của các hoạt động của tổ chức. Trong số các loại kế toán phi truyền thống này (Schaltegger và cộng sự, 2002) các công cụ khác nhau đã xác định, như thẩm định đầu tư và lập ngân sách sinh thái.

Các loại kế toán chi phí đặc biệt: bao gồm kế toán chi phí môi trường, nhằm mục đích ghi danh những chi phí trực tiếp và gián tiếp về các tác động môi trường của DN và xem xét tác động của chúng trong quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức; kế toán chi phí dòng nguyên liệu, sử dụng để xác định các giai đoạn quy trình tốn nhiều chi phí nhằm mục đích tiết kiệm những chi phí có thể không xác định và tăng hiệu quả sinh thái; kế toán quản lý môi trường, nhằm xác định, ghi nhận và phân tích cả thông tin vật lý về việc sử dụng và dòng chảy năng lượng, nước, vật liệu và thông tin kinh tế về chi phí môi trường, tiết kiệm và thu nhập.

Kế toán xã hội: bao gồm các hệ thống kế toán, cung cấp thông tin về chi phí xã hội và lợi ích của hoạt động trong tổ chức. Thông thường, nó không cung cấp một báo cáo xã hội (như là bảng cân đối kế toán), nhưng đôi khi thông tin từ kế toán xã hội có thể lập các báo cáo xã hội.

Các báo cáo phân tích dòng chất và phân tích con đường của một chất: từ trạng thái nguyên liệu thô đến chất thải nó bao gồm kế toán dòng nguyên liệu, tức là phân tích các dòng nguyên liệu ở quy mô của địa phương.

  1. Định hướng tương lai cho kế toán bền vững

5.1. Quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xã hội và quản trị

Kế toán PTBV cần chú ý nhiều hơn đến các vấn đề xã hội và quản trị, không chỉ các vấn đề môi trường (Peterson K. Ozili, 2022). Hiện nay, nhiều ưu tiên được dành cho tác động liên quan đến môi trường. Các DN đang đặt tầm quan trọng cao vào tính trung hòa carbon, giảm thiểu chất thải trong chuỗi cung ứng của họ. Các DN cũng cần chú ý nhiều đến các vấn đề xã hội và quản trị, như: bất bình đẳng tiền lương; đại diện là nữ giới trong hội đồng quản trị; các vấn đề đa dạng sắc tộc của nhân viên; sự hài lòng của khách hàng; báo cáo chất lượng người lao động và sự chấp nhận của cộng đồng. Các nghiên cứu trong tương lai, nên tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề xã hội và vấn đề quản trị của kế toán PTBV.

5.2. Phân tích nhu cầu về các tiêu chuẩn mới về kế toán và báo cáo bền vững

Có một cuộc tranh luận về việc, liệu chúng ta có cần một chuẩn mực báo cáo PTBV độc lập hay liệu các chuẩn mực kế toán hiện có nên được mở rộng để tích hợp thêm các yêu cầu của kế toán PTBV? (Peterson K. Ozili, 2022). Rất khó để xác định cách tiếp cận nào phù hợp hơn, do chi phí, xung đột lợi ích, kinh tế chính trị và những vấn đề cụ thể của từng quốc gia. Cần nghiên cứu thêm, để phân tích khả năng thiết lập một tiêu chuẩn mới cho kế toán và báo cáo PTBV. Những nghiên cứu như vậy, cần tính đến lợi ích của việc tạo ra một chuẩn mực kế toán PTBV độc lập và những thách thức có thể gặp phải.

5.3. Phân tích những hạn chế của kế toán PTBV

Kế toán PTBV thường được coi là phản ứng của nghề kế toán, đối với PTBV và rủi ro biến đổi khí hậu. Hạn chế lớn nhất, là nó chỉ tập trung vào việc báo cáo về các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (Peterson K. Ozili, 2022). Nó không cung cấp cho các DN nguồn tài chính mà họ cần để đóng góp những hành động ý nghĩa cho môi trường hoặc xã hội. Một tổ chức thiếu tiền mặt hoặc bị hạn chế về tài chính có thể không đóng góp đáng kể cho các vấn đề môi trường, xã hội, quản trị và dường như nó sẽ báo cáo rằng, các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị của những DN này đang dưới điểm chuẩn, ảnh hưởng đến cái nhìn của xã hội về những DN này. Do đó, điều quan trọng là, ngành kế toán phải nhận ra hạn chế này của kế toán PTBV và các giới hạn khác. Nghiên cứu trong tương lai, cần xem xét các hạn chế khác của kế toán bền vững liên quan đến chương trình nghị sự PTBV.

5.4. Phát triển các chỉ số hiệu suất bền vững có liên quan đến các cổ đông

Một số nỗ lực đang được tiến hành, để phát triển các chỉ số hiệu suất cho báo cáo PTBV (Gnanaweera và Kunori, 2018). Một số chỉ số hiệu suất sẽ phù hợp hơn với các cổ đông, trong khi các chỉ số hiệu suất khác sẽ ít liên quan hơn đến các cổ đông. Các nghiên cứu trong tương lai, nên xác định dựa trên các tiêu chí nhất định các chỉ số hiệu suất chính có liên quan và quan trọng đối với các cổ đông.

  1. Kết luận và những định hướng nghiên cứu

Bài viết này thảo luận về kế toán PTBV ở cấp độ khái niệm. Bài viết nhấn mạnh định nghĩa động lực phát triển và các công cụ của kế toán PTBV. Bài viết cho thấy, kế toán PTBV có thể giúp các DN xác định và đánh giá các thách thức về môi trường và xã hội.

Những điều này có ý nghĩa ở chỗ, chúng cho thấy kế toán không có khả năng sử dụng cung cấp một báo cáo, cho phép các tổ chức cam kết các nguồn lực để thúc đẩy tính bền vững liên tục trong lợi ích của xã hội và môi trường. Bước đầu tiên để phát triển các chuẩn mực kế toán PTBV là phải biết được kế toán PTBV thực sự là gì, đây cũng chính là mục tiêu của bài viết này. Mặc dù, đã có những đổi mới đáng kể và đã xuất hiện trong kế toán PTBV trong hai thập kỷ qua, nhưng khái niệm về kế toán PTBV vẫn còn tương đối mới ở nhiều quốc gia. Trong khi, sự phát triển của nó ở các quốc gia khác vẫn còn chắp vá, khi nhiều DN tiếp tục đưa các cân nhắc về xã hội và môi trường vào quy trình kinh doanh của họ. Điều đó, sẽ thúc đẩy sự phát triển của kế toán về tính bền vững ở nhiều quốc gia (Peterson K. Ozili, 2022).

Các hướng nghiên cứu trong tương lai, bao gồm: đi sâu vào lý do tại sao các công cụ và kỹ thuật kế toán bền vững vẫn còn ứng dụng thấp và ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến kế toán PTBV (Passetti và cộng sự, 2014: 305-306); khả năng của các công cụ kế toán bền vững để đáp ứng nhu cầu thông tin của các bên liên quan, tính trung thực, đúng đắn và đầy đủ của thông tin được báo cáo trong tính bền vững; các công cụ kế toán và báo cáo, cũng như khả năng cung cấp thông tin nhằm cải thiện quy trình ra quyết định.

Tài liệu tham khảo

Ball, A., & Craig, R. (2010). Using neo-institutionalism to advance social and environmental accounting. Critical Perspectives on Accounting, 21(4), 283-293.

Bebbington J., Unerman J., O’Dwyer B.(2007). Sustainability accounting and accountability, Routledge, New York

Belal, A. R., & Cooper, S. (2011). The absence of corporate social responsibility reporting in Bangladesh. Critical Perspectives on Accounting, 22(7), 654-667.

Bent, D. & Richardson, J. (2003). The SIGMA Guidelines-Toolkit: Sustainability Accounting Guide. London, Sigma Project.

Bouten, L., Everaert, P., Van Liedekerke, L., De Moor, L., & Christiaens, J. (2011). Corporate social responsibility reporting: A comprehensive picture? In Accounting Forum 35, (3), 187-204.

Brennan, N. M., & Merkl-Davies, D. M. (2014). Rhetoric and argument in social and environmental reporting: the Dirty Laundry case. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 27(4), 602-633

Carnevale, C., Mazzuca, M., & Venturini, S. (2012). Corporate social reporting in European banks: The effects on a firm’s market value. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 19(3), 159-177.

Clarkson, P. M., Overell, M. B., & Chapple, L. (2011). Environmental reporting and its relation to corporate environmental performance. Abacus, 47(1), 27-60.

Cormier, D., Ledoux, M. J., & Magnan, M. (2011). The informational contribution of social and environmental disclosures for investors. Management Decision, 49 (8), 1276-1304.

Cottell P.G., Perlin T.M. (1991), Accounting ethics. A practical guide for professionals. Quorum Book, London.

Delmas, M. A., & Burbano, V. C. (2011). The drivers of greenwashing. California management review, 54(1), 64-87.

Dillard, J. (2014). Legitimating the social accounting project: An ethic of accountability. In Sustainability accounting and accountability. 2nd Edition (pp. 251-265).

Elkington J. (2018). 25 years ago I coined the phrase “Triple Bottom Line”. Here’s why it’s time to rethink it, Harvard Business Review.

Elkington J.; Rowlands I.H.(1999). Cannibals with forks: The triple bottom line of 21st century business. Altern. J, 25, 42.

Gray R. (2010). A re-evaluation of social, environmental and sustainability accounting: An exploration of an emerging trans-disciplinary research field? Sustainability Accounting, Management and Policy Journal 2010, 1(1): 11–32.

Gray, R., Kouhy, R., & Lavers, S. (1995). Corporate social and environmental reporting. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 8(2), 47-77.

Guia Arraiano, I., Miralles-Quirós, M. D. M., Miralles-Quirós, J. L., & Sánchez-Hernández, M. I. (2017). Sustainability reporting in Europe: differences in terms of legislation and valuation. RLEGO: Revista Lusófona de Economia e Gestão das Organizações, 105-120.

Khan, T., & Ozili, P. K. (2021). Do Investment Funds Care About the Environment? Evidence from Faith-based Funds. In New Challenges for Future Sustainability and Wellbeing. Emerald Publishing Limited.

Lamberton, G. (2005). Sustainability accounting—A brief history and conceptual framework. Accounting Forum, 29(1), 7-26.

Mathews M.R. (1997). Towards a mega-theory of accounting, Asia-Pacific Journal of Accounting, 4(2): 273–289.

Parker L.D., Ferris K.R., Otley D.T. (1989). Accounting for the human factor. Prentice Hall, Sydney.

Perkiss, S., & Tweedie, D. (2017). Social accounting into action: religion as ‘moral source’. Social and Environmental Accountability Journal, 37(3), 174-189.

Peršić, M., Janković, S., & Krivačić, D. (2017). Sustainability accounting: upgrading corporate social responsibility. In The Dynamics of Corporate Social Responsibility (pp. 285-303).

Peterson K. Ozili. (2022). Sustainability accounting, SSRN Electronic Journal

Routledge. Elkington, J. (1999). Triple bottom-line reporting: Looking for balance. Australian CPA, (March), 19-21.

Sahay, A. (2004). Environmental reporting by Indian corporations. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 11(1), 12-22.

Schaltegger S., Burritt R. (2010). Sustainability accounting for companies: Catchphrase or decision support business leaders? Journal of World Business, 45: 372-384.

Schaltegger S., Herzig C., Kleiber O., Müller J. (2002). Sustainability management in business enterprises. Concepts and instruments for sustainable organisations development, Bonn, Germany, The Federal Ministry for the Environment, Nature, Conservation and Nuclear Safety.

Schaltegger S., Herzig C., Kleiber O., Müller J. (2002). Sustainability management in business enterprises. Concepts and instruments for sustainable organisations development, Bonn, Germany, The Federal Ministry for the Environment, Nature, Conservation and Nuclear Safety.

Schaltegger, S., & Burritt, R. L. (2006b). Corporate sustainability accounting. In S. Schaltegger, M. Bennett, & R. Burritt (Eds.), Sustainability accounting and reporting. Dordrecht: Springer Publishing. pp. 37–59.

Schaltegger, S., Bennett, M., & Burritt, R. (2006). Sustainability accounting and reporting: development, linkages and reflection. An introduction. In Sustainability accounting and reporting (pp. 1-33).

Schneider, A. (2015). Reflexivity in sustainability accounting and management: Transcending the economic focus of corporate sustainability. Journal of Business Ethics, 127(3), 525-536.

Seele, P., & Gatti, L. (2017). Greenwashing revisited: In search of a typology and accusation‐based definition incorporating legitimacy strategies. Business Strategy and the Environment, 26(2), 239-252.

Sotorrío, L. L., & Sánchez, J. L. F. (2010). Corporate social reporting for different audiences: the case of multinational corporations in Spain. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 17(5), 272-283.

Springer, Cham. Retolaza, J. L., San-Jose, L., & Ruíz-Roqueñi, M. (2016). Social accounting for sustainability: Monetizing the social value. Cham: Springer. Richardson, J. (2013). Accounting for Sustainability:

Measuring quantities or enhancing qualities? In The Triple Bottom Line (pp. 56-66).

Stolowy, H., & Paugam, L. (2018). The expansion of non-financial reporting: an exploratory study. Accounting and Business Research, 48(5), 525-548.

Thomson, I (2007). Mapping the terrain of sustainability accounting, in Unerman, J, Bebbington, J., and O’Dwyer, B., Sustainability accounting and accountability, Routledge, London and New York.

Thomson, I. (2007). Mapping the terrain of sustainability accounting. In J. Unerman, J. Bebbington, & B. O’Dwyer (Eds.), Sustainability accounting and accountability (pp. 19–37).

           

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *