Nghiên cứu trao đổi

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước An Nhơn. Thực trạng và giải pháp

Tiêu đề Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước An Nhơn. Thực trạng và giải pháp Ngày đăng 2015-01-15
Tác giả Admin Lượt xem 2704

Trong những năm qua, thực hiện chủ
trương đưa nền kinh tế nước ta  trở thành
nền kinh tế thị trường theo hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước đã
không ngừng tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và xem đó là điểm mấu chốt để thu
hút vốn đầu tư. Bên cạnh những nguồn vốn khác huy động được, Ngân sách Nhà nước
(NSNN) vẫn khẳng định vai trò chủ chốt trong việc tài trợ cho các công trình dự
án xây dựng cơ bản (XDCB). Nguồn NSNN dành cho thanh toán đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng thanh toán ngân sách hàng năm song việc quản lý cấp phát, thanh toán
vốn còn nhiều vướng mắc dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí, thất thoát
NSNN. Vấn đề đặt ra là, làm sao sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn
đầu tư này. Đồng thời, góp phần nâng cao tiềm lực cũng như khả năng và sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Do đó, tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB sẽ
có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư.

Kết hợp với những ý tưởng nghiên cứu
trước đây cùng với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, quy trình
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản
lý vốn đầu tư XDCB, mức độ hài lòng của chủ đầu tư đã đánh giá thực trạng công tác
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách tại Kho bạc Nhà nước (KBNN)
An Nhơn. Trong đó, tập trung chủ yếu vào cách thức tổ chức thực hiện cơ chế kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN như: Môi trường pháp lý, quy trình
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hệ thống thông tin báo cáo, việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, nâng cao năng
lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi,… Nhằm đáp ứng được
các yêu cầu đổi mới, trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ nói chung và trong quản
lý, điều hành NSNN – vấn đề này sẽ được người viết trao đổi qua công tác kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Kết quả nghiên cứu và gợi ý chính
sách

Thực trạng tình hình công tác kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN An Nhơn giai đoạn 2009-2013:

So với các địa phương khác, chi NSNN
trên địa bàn An Nhơn về quy mô chỉ ở mức trung bình (bảng 1, trang 35) và đối tượng,
nội dung, mục đích của các khoản chi NSNN cũng như cơ chế quản lý, kiểm soát các
khoản chi ngân sách không có sự khác biệt. Trong các năm qua, KBNN An Nhơn thực
hiện chi NSNN qua kiểm soát liên tục tăng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển
từ NSNN  chiếm tỷ trọng tương đối lớn và là
nguồn vốn quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho phát triển kinh tế – xã hội của
địa phương. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, KBNN An Nhơn đã kiểm soát
chi theo quy định của Bộ Tài chính, KBNN và chủ động phối hợp cùng với các cơ quan
có liên quan  khó khăn, vướng mắc và đề xuất
hướng giải quyết kịp thời nên việc giải ngân cho đầu tư XDCB giai đoạn 2009 –
2013 liên tục tăng.

Bảng 1:  Tổng quát về cơ cấu chi NSNN tại KBNN An Nhơn
giai đoạn 2009- 2013

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

ST

%

ST

%

ST

%

ST

%

ST

%

Chi đầu tư XDCB

59,9

34,9

87,1

34,2

107,6

35,2

116,3

35,5

132,3

36,2

Chi thường xuyên

111,8

65,1

167,3

65,8

198,3

64,8

211,1

64,5

232,7

63,8

Tng cng

171,7

100

254,4

100

305,9

100

327,4

100

365

100

 

Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát các chủ đầu tư  giao dịch tại KBNN An Nhơn

(Số lượng chủ đầu tư được phỏng vấn: 15 người)

TT

Nội dung
phỏng vấn

Mức độ hài lòng

Cao

Trung bình

Thấp

ý kiến khác

1

Việc bố trí nơi tiếp nhận hồ sơ

15/15

 

 

 

2

Thái độ, phong cách
giao d
ch
c
a
cán b
kim
soát chi KBNN

3/15

10/15

2/15

 

3

Vic
công khai hóa qui trình ki
m soát, thanh toán vn
đầu
t
ư

10/15

5/15

 

 

4

S lượng
h
sơ gi
KBNN

3/15

7/15

 

5/15: nhiều

5

Thông tin được
cung c
p
trong quá trình giao d
ch,
thanh toán

7/15

8/15

 

 

6

Thi
gian tác nghi
p
c
a
KBNN k
t khi ch đầu
t
ư gi
h
sơ

4/15

5/15

5/15

 

7

ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB

5/15

7/15

3/15

 

8

Việc trả kết quả

5/15

6/15

 

4/15: chậm

 

Kết hợp giữa thực trạng sự biến động
của các khoản chi NSNN tại KBNN An Nhơn qua các năm (bảng 1) và tình hình khảo sát
một số chủ đầu tư (bảng 2, trang 35), chúng ta đã nhận ra mặt ưu điểm cũng như  mặt hạn chế, tồn tại trong công tác kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư tại KBNN An Nhơn như sau:

Những kết quả đạt được trong công
tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB:

– Về cơ bản KBNN An Nhơn đã tuân thủ
đúng quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB do Bộ Tài chính, KBNN quy định;
thực hiện công khai hóa quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, kịp thời
hướng dẫn các chủ đầu tư khi có sự thay đổi về chế độ chính sách của Nhà nước đối
với lĩnh vực đầu tư.

 – Thường xuyên nắm bắt tiến độ giải ngân của dự
án để có văn bản đôn đốc, báo cáo cơ quan chủ quản để góp phần đẩy nhanh tiến độ
thi công của dự án, đôn đốc thu hồi tạm ứng đối với các dự án có tạm ứng tránh tình
trạng vốn Nhà nước bị chiếm dụng.

– Thực hiện chế độ thông tin báo cáo
theo hệ thống mẫu biểu, chỉ tiêu do KBNN quy định. Ngoài ra, đơn vị đã ban hành
thêm một số mẫu biểu để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện để cung cấp cho
địa phương phục vụ công tác quản lý điều hành.

– Nhận hỗ trợ của Chương trình quản
lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng máy tính ĐTKB/LAN giúp công tác quản
lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ,
hạn chế sai sót có thể xảy ra trong quá trình theo dõi thủ công trước đây.

Những hạn chế trong công tác kiểm
soát vốn đầu tư XDCB:

– Về cơ chế quản lý tạm ứng vốn đầu
tư XDCB: Cơ chế thanh toán vốn đầu tư chưa phù hợp với tiến độ thực hiện của dự
án, quy định về việc thu hồi tạm ứng vốn thiếu chặt chẽ, không ràng buộc về tỷ lệ
thu và thời gian thu mà chỉ qui định thu hết tạm ứng khi thanh toán đạt 80% giá
trị hợp đồng và tùy theo thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu, điều này dẫn đến
tình trạng chủ đầu tư thông đồng với nhà thầu thống nhất thu ứng ít, nhỏ giọt, kéo
dài thời gian thi công dẫn đến vốn Nhà nước bị chiếm dụng trong thời gian dài.

– Về kiểm soát, quản lý cam kết chi:
Theo quy định của Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008, đối với với các hợp
đồng xây dựng có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên chủ đầu tư phải thực hiện cam
kết chi với KBNN. Theo quy trình cam kết chi, thời gian để xử lý hồ sơ cam kết chi
và nhập vào hệ thống Tabmis là hai ngày. Tuy nhiên, quy trình cam kết chi và quy
trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chưa được hệ thống hóa nên thời gian kiểm
soát thanh toán bị kéo dài và trùng lắp. Đặt biệt là, trong trường hợp thông tin
nhà thầu chưa có trên hệ thống Tabmis thì thời gian giải ngân cho dự án còn kéo
dài thêm do phân cấp quản lý thông tin nhà cung cấp của KBNN.

– Đối với quy trình thanh toán vốn
đầu tư: Về số lượng hồ sơ, chứng từ thanh toán: Theo quy định, ngoài hồ sơ pháp
lý ban đầu, trong từng lần thanh toán tùy trường hợp thanh toán hay thực chi thì
chủ đầu tư gửi đến KBNN Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (mẫu theo phụ lục 05
đính kèm Thông tư 86/2011/TT-BTC) và Giấy rút vốn đầu tư (mẫu số C3-01/NS Thông
tư 08/2013/TT-BTC). Hai mẫu chứng từ này, có nội dung trùng lắp nhau. Vì vậy việc
lập cùng lúc 02 mẫu này là không cần thiết, rườm rà về mặt thủ tục và không cung
cấp thêm thông tin gì cho công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán.

– Về công tác tổ chức và phân công
nhiệm vụ: Theo mô hình phân công tổ chức hiện nay, công tác kiểm soát chi NSNN tại
KBNN An Nhơn do 2 bộ phận khác nhau thực hiện. Trong đó, bộ phận Kế hoạch tổng hợp
thực kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và vốn các chương trình mục tiêu, còn
bộ phận Kế toán kiểm soát thanh toán, tạm ứng chi thường xuyên, vốn sự nghiệp có
tính chất đầu tư. Vì vậy, khi một dự án được đầu tư bằng nhiều loại nguồn vốn khác
nhau sẽ dẫn đến bị chồng chéo nhiệm vụ, chủ đầu tư sẽ phải đi lại rất vất vả để
gặp cán bộ  kiểm soát thanh toán của mỗi bộ
phận mới có thể xin cấp vốn cho dự án, gây ra mất thời gian và làm chậm tiến độ
của dự án. Điều này cũng thể hiện chưa có sự chuyên môn hóa cao trong công tác kiểm
soát chi NSNN.

– Chế độ thông tin báo cáo về thanh
toán vốn đầu tư: Chế độ thông tin báo cáo được thực hiện theo Thông tư 99/2013/TT-BTC
ngày 26/07/2013, của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn ít chưa đầy
đủ, chỉ có một số thông tin như kế hoạch vốn, khối lượng hoàn thành, số thanh toán
trong kỳ (tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành), kế hoạch vốn còn lại mà không
có các thông tin tổng mức đầu tư của dự án, lũy kế số cấp phát từ khởi công đến
kỳ báo cáo, năm khởi công, … Để các nhà quản lý biết và điều hành NSNN, biết được
vốn ngân sách còn phải phân bổ, dự án phân bổ quá thời gian quy định… Chương trình
quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng máy tính ĐTKB/LAN chưa kết xuất
được báo cáo mà phải thực hiện trên phần mềm Excel. Trong khi đó, khối lượng dự
án rất nhiều vì vậy công tác tổng hợp báo cáo cũng còn nhiều sai sót, chất lượng
báo cáo chưa cao.

Phương hướng hoàn thiện công tác kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN An Nhơn

Ngày 08/11/2011, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết 30C/NQ-CP ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà
nước giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó, đặt ra các mục tiêu đối với các hoạt động
của các cơ quan hành chính gồm:  Cắt giảm
và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà
nước và đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính Nhà nước. Tiến tới,
xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân
sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất
lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Để thực hiện định hướng tổng quát
trên cũng như xuất phát từ thực trạng hoạt động của KBNN An Nhơn, người nghiên cứu
cho rằng phương hướng để hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư là
tập trung vào các nội dung sau: 

Một là, đổi mới công tác quản lý,
kiểm soát chi qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát,
thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành
hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc. Thực hiện, kiểm soát chi theo kết
quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Thực hiện, phân loại các khoản
chi NSNN theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên
nguyên tắc quản lý theo rủi ro. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan
tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN. Có chế tài xử phạt
hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng NSNN.

Hai là, thống nhất quy trình và đầu
mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trong nước,
nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi NSNN phát sinh ở trong và ngoài nước.

Ba là, tăng cường cải cách thủ tục
hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về
hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi
điện tử.

Bốn là, đổi mới công tác thống kê
thu, chi quỹ NSNN. Xác định rõ nội dung các khoản thu, chi NSNN phù hợp với chuẩn
mực quốc tế về kế toán công và thống kê tài chính Chính phủ theo mẫu của IMF.

Năm là, tập trung hiện đại hóa công
nghệ quản lý, làm động lực cho cải cách và đổi mới hoạt động KBNN: ứng dụng công
nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động của KBNN, lấy công nghệ thông tin làm bước
đột phá trong công tác hiện đại hóa, huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện
đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin KBNN.

Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm
soát chi có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB,
đồng thời là người có đức tính liêm khiết, trung thực, có phong cách giao tiếp văn
minh, lịch sự.

Bảy là, qua công tác kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư làm cho chủ đầu tư hiểu rõ hơn để thực hiện đúng chính sách, chế
độ về quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưa công tác quản lý đầu tư và xây dựng
đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo. Từ đó, nâng cao vai trò và vị thế của KBNN trong kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư  XDCB từ NSNN.

Tám là, KBNN đóng góp tích cực và
có hiệu quả với các cấp chính quyền khi xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế
hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án. Tham mưu với các
Bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý đầu tư, thu hút được các nguồn
vốn dành cho đầu tư phát triển.

Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB
là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan nhiều đến cơ chế quản lý tài chính
của Nhà nước, của nền kinh tế nên những giải pháp được nêu ra chỉ là những ý kiến
ban đầu, mang tính gợi mở và là những đóng góp nhỏ đối với quy trình chung về kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư XDCB đã được KBNN huyện An Nhơn nói riêng và hệ thống
Kho bạc trong cả nước nói chung. Nhằm đạt được sự hiệu quả, trong hoạt động của
KBNN và sự tuân thủ các luật lệ quy định.

 

Tài liệu tham khảo

 1. Cục Thống kê tỉnh Bình Định, Niên
giám thống kê các năm 2010, 2011, 2012.

2. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội 5 năm 2011 – 2015 của tỉnh Bình Định.

3. Uỷ ban Kinh kế và Ngân sách của
Quốc hội, VIE/02/008 (2004), Báo cáo nghiên cứu so sánh quy trình ngân sách hiện
hành của Việt Nam và một số nước Châu á.

TS. Nguyễn Thị Mai Hương*

Ths. Huỳnh Ngọc Tuấn**

 * Khoa Kế toán – Đại học Tôn Đức Thắng

** Giám đốc Kho bạc huyện Phù Cát
(Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán)

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *