Nghiên cứu trao đổi

NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT KẾ TOÁN NĂM 2015

Tiêu đề NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT KẾ TOÁN NĂM 2015 Ngày đăng 2016-06-16
Tác giả Admin Lượt xem 1365

(Tiếp theo số tháng T1,2/2016)

Mục 3: Báo cáo tài chính (BCTC), Luật Kế toán quy định 4 nội dung về BCTC, gồm: (1) BCTC của đơn vị kế toán; (2) BCTC Nhà nước; (3) Công khai BCTC; (4) Kiểm toán BCTC.

So với Luật Kế toán 2003, đã có sự phân biệt các BCTC của đơn vị kế toán  (Điều 29) và BCTC Nhà nước (Điều 30). 
Nội dung các quy định về BCTC, gồm: BCTC, lập BCTC và thời hạn nộp BCTC, là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán (đối với đơn vị kế toán) và trình Quốc hội /Hội đồng nhân dân cùng thời điểm quyết toán Ngân sách Nhà nước (NSNN) (đối với BCTC Nhà nước).

Nội dung cụ thể:
– Khoản 1, Điều 29, quy định về BCTC cho đơn vị kế toán nói chung bao gồm:
 a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; 
d) Thuyết minh BCTC; 
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Việc quy định cụ thể tên của từng báo cáo, đã khắc phục hạn chế tính phù hợp với sự thay đổi của IAS. 
– Điều 30, quy định về BCTC Nhà nước, bao gồm các nội dung về: Phương pháp lập, về việc cung cấp thông tin, về trách nhiệm lập BCTC của Chính phủ, Bộ Tài chính, của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị có liên quan. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể về việc lập BCTC Nhà nước.

BCTC Nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu chi NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN), tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước; tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt tình hình biến động vốn, tài sản của đất nước, góp phần quản lý hiệu quả nguồn lực và công khai, minh bạch thông tin về tài chính Nhà nước.
BCTC Nhà nước là nội dung mới trong hệ thống kế toán. Luật Kế toán, bởi vậy Luật Kế toán quy định “Chính phủ quy định chi tiết nội dung BCTC Nhà nước” (Khoản 3, Điều 30);

Mục 4 – Kiểm tra kế toán, gồm: 6 Điều (Từ Điều 34 đến Điều 39) quy định về: Kiểm tra kế toán; Nội dung kiểm tra; Thời gian kiểm tra; Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và của đơn vị được kiểm tra; Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. 
Luật Kế toán đã bổ sung quy định về: Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán (Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ) và thẩm quyền Kiểm tra kế toán (Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra chuyên nghành về Tài chính,….) (Khoản 2, 3 Điều 34). 

Thời gian kiểm tra: “… do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày” (Điều 36);
Bổ sung một Điều (Điều 39) quy định về Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ. Quy định thể hiện sự thay đổi nhận thức trong vai trò quản lý, phân định rõ vị trí, quyền hạn của các cấp. Chính phủ, các cơ quan Nhà nước thực hiện vai trò ban hành các chiến lược chính sách quản lý tầm vĩ mô, các đơn vị đưa ra các quy chế để bảo vệ tài sản, hạn chế rủi ro trong hoạt động và quản lý của đơn vị mình. 
Thông qua quy định bổ sung các nội dung kiểm tra kế toán, đã thể hiện rõ hơn việc đảm bảo vai trò kiểm tra, kiểm soát thông qua công cụ kế toán.

Chương 3 – Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, gồm 8 Điều (Điều 49- 56). Quy định: Tổ chức bộ máy kế toán, trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán, kế toán trưởng, người không được làm kế toán và thuê dịch vụ làm kế toán.

Chính phủ quy định cụ thể việc tổ chức bộ máy kế toán (Điều 49) – đây là một nội dung mới và quy định bổ sung trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, đó là: “Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và thực hiện kiểm tra kế toán đơn vị cấp dưới” (Điều 50). Việc xác định rõ trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, đảm bảo chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện công tác kế toán của đơn vị, DN, nhằm tạo ra cơ chế hạch toán rõ ràng, trung thực, công khai và minh bạch. 

Các quy định về những người không được làm kế toán (Điều 52) tại Luật Kế toán lần này, cũng được quy định một cách đầy đủ, rõ ràng hơn, cụ thể:
“Cha đẻ“,mẹ đẻm, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định (Khoản 3).

Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định” (Khoản 4).

Các quy định về Kế toán trưởng (Điều 53 – 56), có những thay đổi như sau:
– Sửa đổi Khoản 2, Điều 53:  “Kế toán trưởng của cơ quan Nhà nước, …. và DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài nhiệm vụ quy định tại Khoản 1, có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán”. 
– Điều 54, về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng. Nhìn chung, về nội dung không có gì thay đổi, chỉ thay đổi về kết cấu và cách trình bày các quy định một cách logic hơn giúp cho người đọc dễ theo dõi hơn.
–  Bổ sung Điều 56: Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng:
 “1. Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với DN kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.
2. Việc thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị kế toán thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện, quy định tại Điều 54 của Luật này.
5. DN, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán và người được thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng”./.

(Xem tiếp kỳ sau)

Tài liệu tham khảo
– Luật Kế toán số 03/2003/QH11;  88/2015/QH13.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *