Minh bạch các đối tượng hoàn thuế
Theo dự thảoThông tư hướng dẫn thực hiện hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT), Tổng cục Thuếnêu cụ thể đối tượng áp dụng là: Hoàn thuế GTGT, hoàn thuế Tiêu thụ đặc biệt;hoàn thuế Thu nhập doanh nghiệp (DN) và thuế Thu nhập cá nhân theo quy định củaHiệp định tránh đánh thuế hai lần; hoàn các loại thuế, khoản thu thuộc NSNN nộpthừa.
Trong dựthảo Thông tư, Tổng cục Thuế cũng liệt kê những DN, tổ chức kinh doanh xin hoànthuế trước, kiểm tra sau thuộc diện rủi ro cần có biện pháp kiểm tra chặt chẽnhư: DN địa phương khác kinh doanh, bán lẻ sản phẩm, hàng hoá không phải sảnxuất ở địa phương đó; DN có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn so với quy môkinh doanh, sản xuất và số thuế đề nghị hoàn; Cơ sở kinh doanh, sản xuất,thương mại mới thành lập trong thời gian 24 tháng trở lại; DN kinh doanh thươngmại không có các cơ sở vật chất như: Nhà máy, xưởng sản xuất, kho hàng, phươngtiện vận tải, hệ thống các cửa hàng… DN kinh doanh thương mại mua hàng hoáphục vụ xuất khẩu chủ yếu từ DN kinh doanh thương mại mua hàng hoá, DN mớithành lập; Tổ chức, cá nhân thu gom hàng hoá là nông lâm thuỷ sản không chịuthuế GTGT đầu vào; DN thực hiện thanh toán hàng hoá dịch vụ xuất khẩu từ tàikhoản vãng lai… Theo đó, các trường hợp này, cơ quan Thuế phải có văn bản đềnghị người nộp thuế giải trình, bổ sung làm căn cứ quyết định hoàn thuế. Vớitrường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung hoặc có giải trình, bổ sungnhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, có dấu hiệu gian lận hoànthuế thì phải chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quyđịnh.
Tănghậu kiểm
Tới đây, khidự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT được Bộ Tài chính thông quathì cơ quan Thuế các cấp tăng cường rà soát các hồ sơ hoàn thuế GTGT để kịpthời loại trừ số thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế dokhông thực hiện thanh toán qua ngân hàng khi quyết định hoàn thuế theo đúng quyđịnh của Luật thuế GTGT.
Ngoài ra,với trường hợp người nộp thuế có số thuế hoàn tăng đột biến (trên 10% so vớicùng kỳ năm trước), có dấu hiệu rủi ro trong hoàn thuế, cơ quan Thuế cần xácđịnh rõ nguyên nhân, qua đó tập trung kiểm tra trước, sau hoàn thuế kết hợp vớikiểm tra, thanh tra toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghĩavụ nộp các loại thuế khác của người nộp thuế, tránh tình trạng lợi dụng gianlận hoàn thuế gây thất thu NSNN.
Đồng thời,cơ quan Thuế sẽ căn cứ kết quả kiểm tra sau hoàn thuế nếu phát hiện khai sai,gian lận, trốn thuế bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán qua ngân hàng vàkhông cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo đúng thời hạn thìphải thu hồi lại số tiền thuế GTGT đã hoàn có liên quan, đồng thời xử lý viphạm pháp luật về thuế theo quy định.
Tuy nhiên,bên cạnh những biện pháp mạnh nhằm kịp thời phát hiện DN gian lận tiền hoànthuế của Nhà nước thì một trong những cải cách lần này chính là việc quy địnhrõ thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế của DN; cũng như tráchnhiệm của cơ quan Thuế nếu cố tình gây khó khăn cho DN hoàn thuế. Cụ thể, đốivới hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất không quá 6ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ xin hoàn thuế; Đối với hồ sơ thuộcdiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì thời gian là 40 ngày; Đối với hồ sơ hoàncác loại thuế, khoản thu NSNN nộp thừa đã có xác nhận của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền hoặc kết quả quyết toán thuế của cơ quan Thuế có ghi rõ mã số thuế,khoản thu khác thuộc NSNN nộp thừa thì thời gian giải quyết tối đa là 5 ngày làmviệc.
Quá thời hạngiải quyết hoàn thuế trên mà cơ quan Thuế chưa ra quyết định hoàn thuế (trongđó xác định lỗi thuộc về cơ quan Thuế) thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơquan Thuế còn phải trả tiền lãi theo quy định hiện hành.
Theobaohaiquan.vn