Nghiên cứu trao đổi

Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam

Tiêu đề Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam Ngày đăng 2012-12-11
Tác giả Admin Lượt xem 1927

Quá trình hội tụ kế toán quốc tế ngày càng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế về kế toán cũng như các quốc giatrên thế giới. Nhiều quốc gia đã chủ động và tích cực tham gia bằng việc ápdụng chuẩn mực quốc tế về lập và trình bày báo cáo tài chính (IAS/IFRS).

Viễn cảnh hội tụ kế toán quốc tế từchuẩn mực đến thực tiễn là một quá trình đầy thử thách bởi thực trạng việc vậndụng chuẩn mực của các quốc gia và từng khu vực theo những phương pháp tiếp cậnkhác nhau. Mặc dù viễn cảnh hội tụ kế toán quốc tế còn nhiều cản trở phải hướngtới để đạt được mục tiêu chung nhưng phải thừa nhận rằng hội tụ kế toán quốc tếlà xu thế tất yếu, khách quan trong tiến trình phát triển. Trước tình hình đó,một quốc gia đang phát triển như Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảycủa xu hướng này. Song, Việt Namcần phải nhận định đúng đắn tình hình để có lộ trình thích hợp, đáp ứng pháttriển kinh tế.


1. Tiến trình hội tụ kế toán quốc tế


Hội tụ kế toán quốc tế về cơ bản tiến triển qua các thời kỳ, cụ thể từ 1973 –1989 là giai đoạn đầu của hòa hợp kế toán quốc tế khi Ủy ban chuẩn mực kế toánquốc tế (IASC) được thành lập. Hòa hợp ở giai đoạn này chủ yếu là thu hẹp sựkhác biệt kế toán giữa các quốc gia bằng việc áp dụng chuẩn mực kế toán (CMKT)cho phép nhiều sự lựa chọn nhằm thích nghi kế toán ở các quốc gia. Tuy nhiên,chính sự “dễ dãi” này của IASC đã không đáp ứng được thông tin trên báo cáo tàichính (BCTC) cho người sử dụng. Trước sức ép của những người sử dụng thông tintrên BCTC cũng như tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia và các tổ chức trên thếgiới, giai đoạn 1989 – 1993, IASC đã có nhiều sự cải thiện đáng kể bằng việcgiảm dần sự lựa chọn các phương pháp, nguyên tắc trong CMKT. Do giảm các lựachọn nên các CMKT của IASC đã đảm bảo hơn tính so sánh thông tin trên BCTC. Sauđó, giai đoạn 1993 – 2001, IASC đã tái cấu trúc để hình thành Hội đồng chuẩnmực kế toán quốc tế (IASB). Mục đích của IASB nhằm phát triển hệ thống chuẩnmực quốc tế về lập và trình bày BCTC, hình thành kỷ nguyên mới hướng tới hội tụkế toán toàn cầu.


Từ đó đến nay, quá trình hội tụ kế toán quốc tế ngày càng được sự quan tâm củacác tổ chức quốc tế về kế toán cũng như các quốc gia trên thế giới. Ngay nhữngnăm đầu 2005, hệ thống IAS/IFRS đã được áp dụng một cách phổ biến với 65 quốcgia ở Châu Âu, Úc, Nam Phi, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vv… đang thựcthi việc áp dụng. Theo điều tra được thực hiện bởi công ty kiểm toán Deloitte(2010) với 173 quốc gia, kết quả cho thấy 123 quốc gia bắt buộc và yêu cầu ápdụng IAS/IFRS. Nếu so với những năm trước, số lượng các quốc gia áp dụngIAS/IFRS ngày càng gia tăng đáng kể.


2. Thách thức hội tụ kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn


Hội tụ kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn đầy thử thách, vẫn còn mộtkhoảng cách nhất định để đạt được mục tiêu chung nhằm xây dựng chuẩn mực quốctế chất lượng cao. Quá trình đó là bài toán phức tạp và nan giải bởi chúng xuấtphát từ nhiều nguyên nhân khác nhau về môi trường kinh doanh, pháp lý và vănhóa trong mỗi quốc gia. Do đó, xu thế hội tụ kế toán của một số quốc gia có thểthống nhất trong chuẩn mực nhưng chưa hoàn toàn nhất quán trong thực tế.

2.1. Liên minh châu Âu 


Từ những năm 1995, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có chiến lược hội nhập kếtoán. EU đã áp dụng CMKT quốc tế được IASC ban hành với mục đích thiết lậpchuẩn mực được chấp nhận bởi thị trường vốn toàn cầu. Tháng 6.2000 EU đã đềnghị các công ty niêm yết lập BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS nhưng từng IAS/IFRSphải được xác nhận và thông qua luật tổ chức EU theo qui trình tổ chức riêngbiệt. Ngoài ra, tháng 3.2011, Tổ chức tư vấn BCTC của EU công bố chi tiết tiếntrình hội tụ với IASB về các nội dung liên quan đến công cụ tài chính, thuê tàichính, điều kiện ghi nhận doanh thu và hợp đồng bảo hiểm. Đến 11.2011, Tổ chứcnày đang chờ thông qua các IFRS 1, IFRS 9, IFRS 10, IFRS 11, IFRS 12, IFRS 13và đang chờ chỉnh sửa IAS1, IAS 12, IAS 19, IAS 21, IAS 28 cũng như điều chỉnhIFRS 20.


Như vậy có thể thấy, về nguyên tắc chung EU áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS tuynhiên việc EU thông qua từng IAS/IFRS tạo nên hệ thống chưa thật sự đồng bộ sovới IAS/IFRS bởi còn một số IAS/IFRS và các hướng dẫn chưa được thông qua. Vìvậy tính thống nhất trong hệ thống chuẩn mực chưa hoàn chỉnh. Do đó, CMKT củacác quốc gia EU cũng khó được nhất quán và điều này dẫn đến việc áp dụng cácnguyên tắc, qui định kế toán vào thực tế của các công ty sẽ tạo ra những khácbiệt nhất định. 


Để làm sáng tỏ những nội dung trên, trong báo cáo của EC về việc thực thiIAS/IFRS của EU được công bố tháng 10.2007, EC đã sử dụng mô hình với 200 côngty niêm yết của 25 quốc gia trong EU của năm 2005 và 2006. Theo kết quả báocáo, mặc dù các công ty đều áp dụng IAS/IFRS hoặc IAS/IFRS-EU (IAS/IFRS đượcthông qua bởi EU) nhưng các công ty của các quốc gia vẫn có những khác biệtnhất định, cụ thể: BCTC của các công ty trình bày không rõ ràng; thiếu công bốvề chính sách kế toán hoặc có công bố nhưng không phù hợp; những khác biệttrong chính sách kế toán của các công ty đối với ghi nhận doanh thu; phân loạitài sản tài chính, tài sản tài chính sẵn sàng để bán… Trên cơ sở đó, để tiếptục đánh giá mức độ áp dụng của các công ty trong các quốc gia EU theo thờigian, EC đã phân tích 270 BCTC các quốc gia công bố năm 2006 và 2007 trong EUđược EC công bố tháng 12.2008. Kết quả cho thấy những khác biệt cơ bản vẫn tồntại trong thực tế trên BCTC của các công ty. Qua tổng kết hai báo cáo của EC,nhìn chung mức độ áp dụng trong thực tế của các công ty trong EU vẫn còn nhữngkhác biệt đáng kể. Điều đó phản ánh thực trạng rằng mặc dù áp dụng IAS/IFRStrong cùng khu vực kinh tế EU nhưng mức độ có thể khác nhau ở cấp độ quốc giavà thực tế các công ty.

Ngoài ra, để nhìn nhận một cách khách quan, một nghiên cứu độc lập của ErlendKvaal và Christopher Nobe (2009) đã đánh giá sự khác biệt trong thực tế vềchính sách kế toán của IAS/IFRS của các quốc gia. Nghiên cứu đã sử dụng cácBCTC của các công ty “blue chip” của 5 thị trường chứng khoán (TTCK) lớn nhấttrong năm 2005 và 2006 với 5 quốc gia Úc, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh. Kếtquả nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng IAS/IFRS trong thực tế còn những khácbiệt đối với các quốc gia khác nhau. Như vậy, rõ ràng trong thực tế, các quốcgia được sử dụng trong nghiên cứu đã đi ngược lại mục tiêu chung là xây dựngchuẩn mực toàn cầu chất lượng cao. Hơn nữa, Stefano Cascino (2009), đã phântích thực nghiệm về sự khác biệt trong thực tế kế toán của các công ty niêm yếtĐức và Ý. Mô hình nghiên cứu chọn mẫu 354 công ty áp dụng IAS/IFRS của Đức và Ýtừ năm 1998 đến 2008. Nghiên cứu thực nghiệm đã đi đến kết luận rằng các côngty Đức, Ý áp dụng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) quốc giahơn là thực thi IAS/IFRS. Đồng thời, nghiên cứu đã minh chứng sự khác biệttrong thực tế ở mức độ quốc gia, khu vực và ngay cả đối với thực tế các côngty.


Có thể thấy, các quốc gia EU vẫn bảo lưu những quan điểm riêng trong hệ thốngkế toán khu vực mặc dù EU rất tích cực tham gia quá trình xây dựng IAS/IFRS.Hội tụ kế toán quốc tế còn hình thức của EU do phương pháp tiếp cận riêng củacác quốc gia trong cùng khu vực. Mặc dù trên nguyên tắc chung EU áp dụng nguyênbản IAS/IFRS nhưng vấn đề ở chỗ EU không chấp nhận toàn bộ IAS/IFRS mà phêduyệt từng chuẩn mực để áp dụng. Không những thế, thực tế các công ty của cácquốc gia trong EU vẫn có những khác biệt đáng kể.

2.2. Mỹ 


Hoạt động hướng tới hội tụ của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính của Mỹ(FASB) từ những năm 2002 – 2004 phải kể đến là thỏa hiệp Norwalk giữa IASB vàFASB để phát triển chuẩn mực chất lượng cao. Thỏa hiệp đã nhất trí các nội dungcơ bản là tiếp tục hợp tác trong tương lai; thực hiện những dự án chung; hạnchế những khác biệt giữa nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (USGAAP) và IAS/IFRS. Tuy nhiên, quá trình hợp tác là một thử thách lớn bởi tínhpháp lý, sự can thiệp của các tổ chức thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa… ảnhhưởng nhất định đến lộ trình hội tụ. Một trong những vấn đề gây cản trở đó làhệ thống kế toán của Mỹ dựa trên cơ sở các qui định (rules-based) trong khiIAS/IFRS dựa theo các nguyên tắc (priciples-based). Bên cạnh đó, hệ thống kếtoán của Mỹ thực thi theo các qui định nên được hướng dẫn một cách chi tiếttrong khi IAS/IFRS hạn chế những hướng dẫn. Ngoài ra hệ thống kế toán Mỹ bị chiphối bởi luật chứng khoán… Quá trình hội tụ cho thấy còn nhiều vấn đề khó khănnhất định.

Mặc dù tiến trình hội nhập gặp những khó khăn nhất định nhưng Ủy ban chứngkhoán Mỹ (SEC) đã có những động thái tích cực đối với IAS/IFRS. FASB và SEC đãthảo luận các vấn đề liên quan đến hội tụ kế toán quốc tế và cũng đã có cácbuổi họp định kỳ giữa FASB, SEC và IASB để thảo luận hướng phát triển trongthỏa hiệp Norwalk.Ngoài ra, sự hội tụ của Mỹ thông qua SEC đã thấy sự chủ động của Mỹ khi hướngtới hệ thống chuẩn mực quốc tế. Trước đây, các công ty niêm yết sử dụng BCTCkhác với Mỹ, khi niêm yết BCTC phải trình bày sự khác biệt lợi nhuận và vốn chủsở hữu giữa GAAP của quốc gia báo cáo với US GAAP thông qua mẫu 20F (Form 20F).Thời gian gần đây, tiến trình hội tụ của Mỹ cho thấy SEC đã có những nỗ lực vàthiện chí nhất định, cụ thể:


– Ngày 22.4.2005, SEC công bố lộ trình hướng tới hội tụ kế toán quốc tế theoIAS/IFRS bằng việc gỡ bỏ qui định các công ty nước ngoài niêm yết tại TTCK Mỹcó BCTC lập theo IAS/IFRS phải điều chỉnh sang US GAAP theo Form 20F.

– Sau đó, ngày 15.11.2007 SEC đã bỏphiếu thông qua cho phép các công ty nước ngoài niêm yết tại TTCK Mỹ được ápdụng IAS/IFRS. SEC tiến xa hơn bằng việc công bố lộ trình từ 2014 – 2016 cáccông ty Mỹ sẽ chuyển sang áp dụng IAS/IFRS.

– Đến ngày 27.8.2008, SEC quyết định chấp nhận sử dụng IAS/IFRS và lộ trình nàylà cơ sở để hình thành một chuẩn mực toàn cầu.

– Tháng 2.2010 SEC tái khẳng định lộ trình hội tụ trong thời gian đến 2015 –2016 và vào tháng 7.2011, Chủ tịch SEC đã tuyên bố ủng hộ xây dựng hệ thống CMkế toán toàn cầu chất lượng cao trên cơ sở các IFRS.


Nhìn chung, sự hội tụ của FASB hướng tới CMKT quốc tế được nhiều người nhậnđịnh như phần còn lại của chuẩn mực toàn cầu. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằngviệc hội tụ là một thách thức lớn đối với cả hai tổ chức và hai tổ chức FASB –IASB đang khẩn trương, nỗ lực chạy nước rút cho tiến trình hội tụ và mọi vấn đềvẫn nằm ở phía trước.


2.3. Úc 


Úc đã có những bước chuẩn bị nhất định cho việc chuyển đổi từ CMKT Úc sangIAS/IFRS từ năm 2002 và Úc đã chính thức chuyển sang áp dụng IAS/IFRS từ ngày01.01.2005. Úc là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng IAS/IFRS. Tuynhiên, Hội đồng chuẩn mực kế toán của Úc (AASB) đã xem xét việc ban hànhIAS/IFRS cho riêng quốc gia Úc. Theo đó, CMKT Úc đã có sự chỉnh sửa cho tươngthích với môi trường pháp lý và những đặc điểm riêng biệt để phù hợp với Úc.CMKT Úc không đơn thuần là IAS/IFRS mà bản chất đã có sự thay đổi theo hìnhthức A-IAS/IFRS (IAS/IFRS đã được chuyển đổi theo Úc). Sự điều chỉnh củaA-IAS/IFRS bao gồm những thay đổi trong việc lựa chọn được ban hành theoIAS/IFRS và bổ sung những hướng dẫn và thay đổi một số thuật ngữ khác so vớiIAS/IFRS. Chính sự điều chỉnh, bổ sung này dẫn đến A-IAS/IFRS không nhất quánvới IAS/IFRS. Việc áp dụng IAS/IFRS theo phương pháp trung lập A-IAS/IFRS củaÚc đã tạo nên nhiều khác biệt không chỉ trong hệ thống CMKT mà ngay cả khi cáccông ty áp dụng vào thực tế.


Trong nghiên cứu về việc đo lường giá trị hợp lý, lựa chọn chính sách kế toáncủa hai quốc gia Anh và Úc, David Cairns et al. (2008) đã sử dụng mô hình 228công ty và 114 công ty tương ứng với mỗi quốc gia  để nghiên cứu trên BCTCnhững năm 2004 – 2006 với 20 khoản mục. Nhìn chung kết quả cho thấy việc thựcthi IAS/IFRS của Úc không có sự khác biệt giữa trước và sau khi áp dụngIAS/IFRS. Ngoài ra, trong một nghiên cứu thực nghiệm của Tyrone Carlin, NigelFinch (2008) nhằm xác định giá trị lợi thế thương mại được thực hiện bởi cáccông ty Úc áp dụng theo IAS/IFRS trong hai năm 2006 và 2007. Mô hình nghiên cứuđã sử dụng BCTC của 50 công ty niêm yết lớn nhất Úc. Qua thực nghiệm cho thấy,mức độ các công ty ghi nhận về lợi thế thương mại trên bảng cân đối kế toán hầuhết không thỏa mãn yêu cầu. Như vậy, CMKT của Úc hướng tới IAS/IFRS nhưng thựctế BCTC của các công ty không nhất quán. Các công ty không sẵn lòng thực hiệntheo những yêu cầu IAS/IFRS.


Mặc dù Úc chấp nhận toàn bộ chuẩn mực theo IAS/IFRS nhưng Úc vẫn có những điềuchỉnh nhất định cho phù hợp với đặc điểm riêng của quốc gia. Việc xây dựng CMKTquốc gia như Úc là một hướng tiếp cận riêng, thể hiện chính sách trung lậptrong việc thực thi CMKT quốc tế.

2.4. Trung Quốc


Bộ Tài chính (BTC) Trung Quốc bắt đầu thiết lập CMKT từ năm 1988. Cuối năm1992, BTC đã phát triển chuẩn mực cơ bản của kế toán cho hoạt động doanh nghiệp(về mặt lý thuyết). Điều này đánh dấu sự kiện trong cải cách kế toán của TrungQuốc, bãi bỏ hệ thống kế toán truyền thống và sử dụng chuẩn mực quốc tế. Sauđó, khuôn mẫu lý thuyết ban hành năm 1992 được thay thế bởi 16 CMKT và nhữngqui định khác như hệ thống kế toán cho hoạt động doanh nghiệp (ASBE) ban hành2001. Mục đích của ASBE là so sánh thông tin tài chính, hạch toán tách biệtgiữa thuế và kế toán, đảm bảo hội nhập với thực hành kế toán được chấp nhận bởiquốc tế. Tuy nhiên, trước sức ép hội nhập kinh tế thế giới, Trung Quốc đã chấpnhận xây dựng hệ thống CMKT mới theo hướng hội tụ kế toán quốc tế trên cơ sởIAS/IFRS gồm 38 CMKT có hiệu lực từ ngày 1.1.2007. Việc chuyển đổi chuẩn mựcTrung Quốc gần với IAS/IFRS nhưng chuẩn mực mới không phải là dịch lại theoIAS/IFRS mặc dù vẫn dựa trên nền tảng, nguyên tắc cơ bản. Nhìn chung, xét về hệthống, CMKT Trung Quốc đã hình thành trên nền tảng của IAS/IFRS.

Tuy nhiên, giữa CMKT Trung Quốc và IAS/IFRS có những điểm khác biệt rõ rệt, cụthể CMKT Trung Quốc không phát triển và áp dụng đầy đủ giá trị hợp lý, yêu cầucông bố các bên liên quan được chỉnh sửa lại cũng như không thực hiện đánh giátổn thất tài sản. Trong nghiên cứu của Jean Jinghan Chen and Peng Cheng (2007),về mức độ hội tụ của CMKT Trung Quốc và IAS/IFRS trong thực tế đi đến kết luậnrằng Trung Quốc chỉ hội tụ về hình thức vì CMKT Trung Quốc được che đậy bênngoài với IAS/IFRS nhưng thực chất Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách kế toándoanh nghiệp như trước. Trong nghiên cứu của Tymothy Doupnik, Hector Perera(2007) nhìn nhận rằng phương pháp tiếp cận của Trung Quốc mang tính “đối phó”giữa IAS/IFRS và thực tế. Phương pháp tiếp cận này thực chất chỉ là hội tụ bênngoài, được che đậy bởi hệ thống CMKT quốc tế nhưng thực tế Trung Quốc khôngvận dụng theo những nguyên tắc chuẩn mực mà vẫn thực thi chính sách kế toándoanh nghiệp. Qua đó cho thấy, một thời gian dài Trung Quốc đã vận dụng “chiếnthuật” nhằm thích ứng dần với những cải cách trong hệ thống kế toán quốc gia.Bản chất thận trọng vẫn được quan tâm trong việc thực thi chính sách kinh tếtoàn cầu.

Trước sức ép ngày càng gia tăng từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong hội nghịnhóm các quốc gia phát triển (G20) được tổ chức tại London tháng 4.2009, theođó Trung Quốc phải xây dựng lộ trình hội tụ đầy đủ CMKT quốc tế. Trong báo cáodự thảo của Ngân hàng thế giới được công bố tháng 10.2009 về lộ trình và tiếptục hội tụ đầy đủ giữa ASBE với IAS/IFRS. Theo báo cáo, nhìn chung ASBE về cơbản đã đáp ứng hội tụ CMKT quốc tế nhưng CMKT phải được hội tụ một cách toàndiện và đầy đủ. Đồng thời, ASBE cam kết giai đoạn chuyển đổi từ 2009 đến kếtthúc 2011 và đã lên chương trình cơ bản cho lộ trình hội tụ đầy đủ.

Gần đây, BTC Trung Quốc tuyên bố quốc gia này áp dụng đầy đủ theo IFRS nhưng cómột số loại trừ. Đồng thời BTC cho biết tất cả các công ty có qui mô lớn và vừasẽ phải áp dụng theo CMKT từ năm 2012.

Nhìn chung, hội tụ kế toán quốc tế làhướng đi tích cực của các quốc gia trên thế giới. Những ích lợi từ việc sử dụngngôn ngữ kinh tế chung toàn cầu đã giải quyết được bài toán thống nhất thôngtin trình bày trên BCTC của các quốc gia, đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa kinhtế. Nhiều quốc gia và khu vực kinh tế thế giới đang hướng tới chuẩn mực quốc tếvà tích cực ủng hộ, tham gia, chung tay góp sức trong việc xây dựng chuẩn mựcquốc tế thành chuẩn mực toàn cầu chất lượng cao. Tuy nhiên, viễn cảnh hội tụ kếtoán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn là cả một quá trình đầy thử thách bởithực trạng việc vận dụng chuẩn mực quốc tế vào chính các quốc gia và từng khuvực theo những phương pháp tiếp cận khác nhau, điển hình có khu vực kinh tế nhưEU áp dụng thống nhất IAS/IFRS nhưng từng chuẩn mực phải được thông qua tổchức; có quốc gia áp dụng nguyên bản IAS/IFRS như Úc nhưng có chỉnh sửa, bổsung thể hiện chính sách trung lập trong quá trình thực thi; có quốc gia ápdụng IAS/IFRS mang tính hình thức như Trung Quốc, được thể hiện bên ngoài làIAS/IFRS nhưng thực tế vẫn thực thi chế độ, chính sách kế toán doanh nghiệp; vàlại có quốc gia hình thành những “sức ép” về kinh tế, chính trị như Mỹ nhằm đạtđến sự hội tụ CMKT quốc tế nhưng “có điều kiện”. Mặc dù viễn cảnh hội tụ kếtoán quốc tế còn nhiều cản trở và khó khăn phải hướng tới để đạt được mục tiêuchung nhưng hội tụ kế toán quốc tế là xu thế tất yếu, khách quan trong tiếntrình quốc tế hóa kinh tế.

3. Những kinh nghiệm cho Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế

Từ phân tích trên, có thể thấy tiến trình hội tụ kế toán quốc tế là hướng đitích cực đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế nhưng quá trình đó cũng đầy camgo và phức tạp. Trước tình hình đó, một quốc gia đang phát triển như Việt Namkhông thể đứng ngoài dòng chảy hội nhập quốc tế. Song, Việt Nam cần phải nhận định đúng đắntình hình để có những lộ trình thích hợp, đáp ứng phát triển kinh tế.

Có thể thấy, hệ thống kế toán Việt Nam chịu tácđộng bởi nhiều yếu tố hội tụ từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý vàmôi trường văn hóa. Theo thời gian, mức độ chi phối, ảnh hưởng của các yếu tốđã dần hình thành hệ thống kế toán Việt Nam mang bản sắc riêng. Xét ở môitrường kinh doanh, Việt Namlà quốc gia đang phát triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sangnền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, thị trườngtài chính Việt Namtrong những năm gần đây có những biến chuyển tích cực, đặc biệt là TTCK đã cónhững tiến triển nhất định. Mức độ lạm phát trong nền kinh tế được kiểm soát,ổn định không ảnh hưởng đến biến động của nền kinh tế. Đối với môi trường pháplý, Nhà nước giữ vai trò quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia, cụ thểLuật kế toán được Quốc hội ban hành, các chế độ tài chính được ban hành bởi Thủtướng chính phủ, hệ thống CMKT và các thông tư hướng dẫn được BTC ban hành. Bêncạnh đó, hệ thống kế toán bị chi phối bởi các qui định của thuế. Trước đây lợinhuận kế toán gần giống lợi nhuận của thuế như các qui định trích lập khấu haoTSCĐ, doanh thu nội bộ… Tuy nhiên từ những năm 2001, những quan điểm đã dầncó những thay đổi, cụ thể các đạo luật đã giảm bớt mức độ chi phối cho hoạtđộng kế toán bằng việc cho phép trích lập các khoản dự phòng, hình thành các khoảnthuế hoãn lại… Hơn nữa, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) mặc dù thờigian hình thành và hoạt động đã lâu từ những năm 1994, nhưng không có vai tròlập qui cũng như mức độ ảnh hưởng và chi phối còn hạn chế. Riêng về môi trườngvăn hóa, sự tác động của văn hóa đến hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhữngnghiên cứu chính thống. Tuy nhiên về cơ bản, Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều theo vănhóa Á Đông, bản chất thận trọng được đề cao, nhấn mạnh đến sự tuân thủ các quiđịnh, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán.

Từ những yếu tố trên, có thể thấy hệthống kế toán Việt Nam mang những đặc điểm cơ bản: hệ thống kế toán được quiđịnh thống nhất từ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản và các BCTC; hệ thống kếtoán còn chịu ảnh hưởng của các qui định về thuế; hệ thống kế toán liên quanđến ghi nhận và đo lường đảm bảo tính tuân thủ thể hiện qua việc ghi nhận giágốc đối với các tài sản, hạn chế các xét đoán theo giá hợp lý và mức độ trìnhbày và công bố thông tin trên BCTC còn hạn chế, mang tính bảo thủ. Như vậy, cóthể thấy hệ thống kế toán Việt Namdo Nhà nước giữ vai trò quyết định, chi phối đến hệ thống kế toán, không nhữngthế kế toán còn chịu ảnh hưởng bởi các qui định của thuế.

Từ thực trạng xu hướng hội tụ kế toán quốc tế kết hợp những đặc điểm cơ bảntrong hệ thống kế toán Việt Nam,cho thấy khó có thể áp dụng toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế toán Việt Nam.Hệ thống IAS/IFRS dường như thích hợp đối với những quốc gia phát triển nhưngchưa phù hợp trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn đầu,nên tiếp cận theo xu hướng hoà hợp theo khu vực mà cụ thể là khu vực đối vớicác công ty niêm yết. Đây là hướng đi mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.Theo đó, hệ thống CMKT Việt Namcó thể bao gồm hai phần, một phần dành cho các công ty niêm yết, phần còn lạicho các công ty không niêm yết. Đối với các công ty niêm yết, CMKT được thựcthi theo các IAS/IFRS. Riêng đối với các công ty không niêm yết áp dụng cácCMKT Việt Namhiện hành nhưng theo hướng giản lược những nội dung phức tạp trong chuẩn mực.Điều này thể hiện sự hài hòa, linh hoạt nhằm tránh những biến động nhưng đảmbảo cho tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế./.

Ths.Trần Quốc Thịnh – ĐH Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
(Theo Tạp chí Kiểm toán )

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *