Nghiên cứu trao đổi

Vận dụng việc phân tích SWOT trong việc đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng kiểm toán

Tiêu đề Vận dụng việc phân tích SWOT trong việc đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng kiểm toán Ngày đăng 2014-11-20
Tác giả Admin Lượt xem 3996

Phân tích SWOT là một phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của một DN
bằng việc đánh giá 4 yếu tố gồm: Điểm mạnh (Strenghs – S), điểm yếu (Weaknesses
– W), cơ hội (Opportunities – O) và các mối đe dọa (Threats – T). Việc xác định
những cơ hội cũng như nhận dạng những mối đe dọa của một DN đòi hỏi KTV phải đánh
giá đầy đủ các nhân tố của môi trường kinh doanh có liên quan. Các yếu tố cụ thể
như sau:

S: Điểm mạnh của một DN là những nhân tố bên trong, giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh của DN đó. Sức mạnh của một DN, gồm các tài sản hữu hình và vô hình,
năng lực cạnh tranh và những thành công trên thương trường. Những nguồn lực bên
trong DN, xem xét trong sự kết hợp với ngành và những điều kiện cạnh tranh, sẽ xác
định được sức mạnh của DN.

W: Điểm yếu là những yếu tố bên trong, khiến DN dễ bị tấn công bởi những
đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân của vấn đề này là do DN thiếu đi những khả năng
quan trọng như: Năng lực cạnh tranh, yếu tố nhân lực và những tài sản vô hình khác.
Trong khi, một vài điểm yếu khiến DN chịu tác động xấu nếu không vượt qua được thì
cũng có một số khác sẽ bị hạn chế bởi sức mạnh bên trong DN.

O: Cơ hội là những yếu tố của môi trường bên ngoài, có thể giúp nâng cao
vị thế của DN so với đối thủ cạnh tranh. Không phải tất cả những cơ hội của ngành
đều là cơ hội của DN trong ngành, cũng như không phải tất cả các DN thuộc ngành
đều có đủ năng lực để nắm bắt cơ hội đó. Những cơ hội liên quan đến một DN thường
sẽ giúp tạo ra sự tăng trưởng lợi nhuận, tiềm năng cho những lợi thế cạnh tranh.
Đồng thời, sẽ kết hợp tốt với nguồn lực tài chính và cấu trúc tổ chức để đạt được
hiệu quả cao nhất.

T: Mối đe dọa là những yếu tố tác động của môi trường kinh tế bên ngoài mà
làm xấu đi vị thế cạnh tranh của DN. Những tác động của môi trường bên ngoài đến
lợi nhuận và chỗ đứng của DN trên thương trường như: Việc đối thủ cạnh tranh đưa
ra sản phẩm mới và tốt hơn hay việc thâm nhập của đơn vị nước ngoài với mức giá
rẻ hơn hay có những luật định mới  sẽ gây
khó khăn cho DN hơn là đối thủ cạnh tranh. Một số DN nhận thức được đối thủ cạnh
tranh của họ đang làm gì. Đồng thời, đưa ra chiến lược để chủ động đối phó với những
thách thức đó. KTV cũng phải chú ý đến những mối đe dọa này và chiến lược của Cty
để giải quyết những khó khăn đó.

Vận
dụng phân tích SWOT

Trước hết, KTV sẽ xem xét một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe
dọa thường gặp tại các DN như bảng 1.

Bảng 1

 

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Yếu
tố bên trong DN

Điểm
mạnh (S)

Điểm
yếu (W)

 

Chiến lược kinh doanh vững
mạnh

Nguồn lực tài chính đầy đủ

Khả năng cạnh tranh cao

Thương hiệu sản phẩm mạnh

Nhà lãnh đạo giỏi

Công nghệ độc quyền

Chiến lược định hướng không
rõ ràng

Trang thiết bị lỗi thời

Nợ nhiều

Giá thành cao

Thiếu những kỹ năng lãnh đạo
cần thiết

Thiếu năng lực cạnh tranh

 


hội (O)

Đe
dọa (T)

Yếu
tố bên ngoài

Đáp ứng nhu cầu nhiều nhóm
khách hàng khác nhau

Gia nhập phân khúc thị trường
mới

Ngành được Nhà nước khuyến
khích

Đa dạng các sản phẩm liên quan

Đối thủ cạnh tranh đưa ra mức
giá thấp hơn

Sự phát triển những sản phẩm
thay thế

Sự biến động của tỉ giá hối
đoái và chính sách thương mại nước ngoài

Những yêu cầu điều tiết của
chính phủ

Bị tác động bởi công cuộc suy
thoái và chu kì kinh doanh

(Nguồn: Thompson
and Strickland, 1998, p.107)

Để xác định được các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa
của một DN, KTV có thể nghiên cứu từ nhiều nguồn gồm:

– BCTC của DN và hồ sơ kiểm toán những năm trước. KTV còn có thể có được
nguồn thông tin đánh giá là các bài báo viết về Cty khách hàng. Ngoài ra, qua việc
quan sát tại đơn vị trong thời gian kiểm kê trước kiểm toán cũng sẽ cho KTV cái
nhìn ban đầu về tình hình hoạt động của Cty. Từ đó, có thể thấy rõ được những điểm
mạnh và hạn chế của Cty.

– Niên giám thống kê và một số tài liệu tổng kết ngành. Ngoài ra, cần kết
hợp hiểu biết của KTV về tình hình biến động kinh tế như mức lạm phát, lãi suất
cho vay, tỷ giá hối đoái cũng như tìm hiểu về một số luật hoặc quy định của ngành.
Điều này nhằm phân tích được những cơ hội và thách thức của ngành ảnh hưởng như
thế nào đến DN.

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin,
KTV tiến hành liệt kê các yếu tố S-W-O-T, KTV đánh giá những điểm yếu và các mối
đe dọa mà Cty có thể gặp phải, xem xét liệu Cty có đang hoạt động với rủi ro kinh
doanh cao hay không. Ví dụ như một Cty có những nhà quản lý thiếu khả năng lãnh
đạo, nhân viên với trình độ thấp hay kiêm nhiệm nhiều công việc,… Nếu chấp nhận
khách hàng thì điều này có thể sẽ đòi hỏi KTV thực hiện thử nghiệm cơ bản với khối
lượng lớn, nhiều khoản mục phải chọn mẫu 100% để kiểm tra hết những sai sót trọng
yếu. Do vậy, khối lượng công việc sẽ quá khả năng về thời gian và mức phí đã thỏa
thuận, hoặc là sẽ ảnh hưởng đến uy tín của KTV và Cty kiểm toán. KTV cần cân nhắc
những điều này, khi tiến hành đánh giá chấp nhận khách hàng kiểm toán.

Tiếp theo, KTV tiến hành phỏng vấn
nhà quản lý đơn vị khách hàng liệu rằng họ có nhận thức được những hạn chế hay những
mối đe dọa của Cty hay không và sẽ đối mặt bằng sức mạnh nội tại DN và những cơ
hội bên ngoài như thế nào. Xét ở trường hợp khác, khi Cty kinh doanh thua lỗ và
tỷ số nợ cao. Tuy nhiên, Cty này có công nghệ sản xuất độc quyền. Đồng thời đây
là ngành sản xuất được nhà nước khuyến khích phát triển thì KTV hoàn toàn có thể
chấp nhận hợp đồng kiểm toán này. Tức là, nếu những hạn chế của DN và những thách
thức bên ngoài là khá nghiêm trọng mà Cty khó có thể vượt qua được thì rủi ro kinh
doanh của Cty là khá cao, KTV nên xem xét lại việc chấp nhận khách hàng kiểm toán
này.

Vì vậy, để đánh giá được những điểm
mạnh trong mô hình SWOT, cần xem xét đây phải là những ưu thế so với đối thủ cạnh
tranh và các DN trong ngành. Đồng thời, phải là yếu tố có thể hạn chế được tác động
của những điểm yếu tại Cty cũng như những thách thức bên ngoài. Ngoài ra, những
điểm mạnh này có thể giúp Cty nắm bắt được những cơ hội của ngành. Từ đó, làm giảm
rủi ro kinh doanh và hạn chế rủi ro mà KTV và Cty kiểm toán có thể gặp phải khi
kí kết hợp đồng kiểm toán.

Phân tích SWOT tỏ ra khá hữu hiệu
trong việc đánh giá rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ tổng hòa các yếu tố tích
cực/tiêu cực trong và ngoài DN. Làm nền tảng, để KTV đưa ra quyết định có nên chấp
nhận khách hàng hay không. Đây là phương pháp định tính và phụ thuộc rất lớn vào
sự xét đoán của KTV nên giai đoạn này cần được giao cho KTV nhiều kinh nghiệm và
có chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Cách làm này, cũng khá tốn
thời gian và phức tạp hơn so với cách làm truyền thống. Tuy nhiên, để hạn chế tối
đa rủi ro cho KTV, Cty kiểm toán và người sử dụng BCTC thì các Cty kiểm toán nên
xem xét áp dụng. Đặc biệt, là với tình hình kinh tế đầy biến động như giai đoạn
hiện nay.

Ngoài việc áp dụng phân tích SWOT
để đánh giá rủi ro kinh doanh. Qua đó, đánh giá được khả năng chấp nhận khách hàng
kiểm toán. Nếu kết quả là kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ, KTV cũng sẽ có được
thông tin ban đầu phục vụ việc tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động (thể
hiện ở giấy tờ làm việc WP A310) trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Ngoài ra,
KTV còn đánh giá được mức rủi ro tiềm tàng ở cấp độ BCTC, giảm thiểu được một phần
công việc ở giai đoạn tiếp theo./.

Tài liệu tham khảo

1. Gay & Simnett- Auditing
and Assurance services in Australia – the 2nd edition

2. Giáo trình Kiểm toán
(2011)– ĐH Kinh tế Tp.
Hồ Chí Minh.

3. Lê Thị Thanh Nhật – Công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Cty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn thuế ATAX Đà Nẵng  –Trường
Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.

Th.s Lê Thị Thanh Mỹ – Lê
Thị Thanh Nhật

Đại học Quy Nhơn

Theo Tạp chí Kế toán và
Kiểm toán – VAA

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *