Thực hiện kế toán hàng tồn kho (HTK) theo QĐ
15/2006/QĐ-BTC và QĐ/48/2006 của Bộ Tài chính ban hành, trên thực tế vẫn tồn
tại những điểm chưa phù hợp như việc hạch toán hàng xuất kho khuyện mại, quảng
cáo nên đưa vào chi phí hay ghi nhận vào doanh thu nội bộ, Thông tư
200/2014/TT-BTC, ban hành ngày 22/12/2014 đã giải quyết được phần nào những
vướng mắc về kế toán HTK phù hợp với hướng dẫn mới nhất về cách xử lý thuế Giá
trị gia tăng (GTGT) và thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo TT219/2013;
TT78/2014 & TT119/2014. Bài viết nêu một số điểm thay đổi về kế toán HTK
theo TT200/2014 và đưa ra một số ý kiến khi các doanh nghiệp (DN) vận dụng hạch
toán vào thực tế.
Nguyên tắc kế toán HTK theo TT200/2014/TT-
BTC
– Trình bày
trên bảng cân đối kế toán (CĐKT): HTK là tài sản ngắn hạn và dài hạn (sản phẩm (SP)
dở dang dài hạn; vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên
12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh (SXKD) thông thường).
– Không phản
ánh HTK các loại hàng nhận ủy thác xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, nhận gia
công, nhận của nhà sản xuất để khuyến mại cho khách hàng… (không thuộc quyền
sở hữu và kiểm soát của DN).
– Khi mua HTK
nếu được nhận kèm thêm thiết bị phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp HTK
mua bị hỏng hóc) thì phải xác định và ghi nhận riêng, phụ tùng thiết bị thay
thế theo giá trị hợp lý. Giá trị HTK mua phải trừ đi giá trị thiết bị, phụ tùng
thay thế.
+ Xuất HTK để
khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện thì ghi nhận
vào chi phí bán hàng (CPBH) (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo).
Ví dụ:
DN A đăng ký chính sách khuyện mại theo quy định (tặng SP dùng thử) trong kỳ xuất 100 SP biếu
tặng không thu tiền, giá vốn 20.000đ/SP. Kế toán phản ánh:
Nợ TK 641/Có TK
155, 156: 2.000.000 (100*20.000)
+ Xuất HTK để
khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ nhận hàng khuyện mại, quảng cáo kèm
theo các điều kiện mua hàng như mua hàng thì phải phân bổ số tiền thu được để
tính doanh thu cho hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá
vốn. Vì đây thực chất là giảm giá hàng bán.
Ví dụ: DN A có
chính sách bán hàng mua 2 tặng 1; giá vốn 100/SP; giá bán 250/SP. Chính sách
khuyến mại có đăng ký theo quy định (ĐVT: 1.000đ).
Xuất kho: Nợ TK
632: 300/ Có TK 155, 156: 300
Phản ánh doanh
thu:
Nợ TK 131 550
Nợ TK 521 250
Có TK 511
750
Có TK 3331 50
– HTK mua vào
bằng ngoại tệ, phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời
điểm phát sinh để ghi giá trị HTK đã nhập kho, trừ trường hợp có ứng trước tiền
cho người bán thì giá trị HTK tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận
theo tỷ giá ứng trước.
– Không áp dụng
phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước). Bổ sung phương pháp giá bán lẻ.
Ví dụ phương
pháp giá bán lẻ:
Ví dụ
1: Vào ngày 01/01/2015, công ty A có các thông tin về HTK như bảng 1.
Bảng 1
Chỉ tiêu |
Giá vốn (trđ) |
Giá bán (trđ) |
Đầu kỳ |
300 |
400 |
Mua vào trong kỳ |
1.000 |
1.600 |
Trong |
|
1.500 |
Tồn kho cuối |
|
500 |
Xác định giá
trị HTK cuối kỳ theo phương pháp giá bán lẻ (hệ số bán lẻ).
Xác định tỷ lệ
giá gốc/ giá bán lẻ trong kỳ:
Tỷ lệ = (300 +
1.000)/ (400 + 1.600) * 100% = 65%
Trị giá gốc của
HTK cuối kỳ:
65% * 500 = 325
triệu đồng
Ví dụ
2: Ngày 30/03/2015, DN B có tình hình tồn kho về hàng hóa (HH) A như
bảng 2 (tỷ lệ lãi gộp).
Bảng 2
Chỉ tiêu |
Giá vốn (trđ) |
Giá bán (trđ) |
Đầu kỳ |
100 |
150 |
Mua |
500 |
750 |
Trong |
|
450 |
Tồn |
|
450 |
Xác định giá
trị HTK cuối kỳ theo phương pháp giá bán lẻ (Tỷ lệ lãi gộp).
Xác định tỷ lệ
lãi định mức = Giá bán/ giá vốn
Tỷ lệ lãi định
mức = (150 + 750)/ (100+500) *100 = 150%
Trị giá HH A
tồn kho cuối kỳ = 450/150% = 300 triệu.
Tác động đến
việc trình bày trên BCTC
Khi tính sai
sót HTK sẽ ảnh hưởng đến việc xác định trị giá HTK tồn cuối kỳ, HTK xuất đi
trong kỳ. Do đó, ảnh hưởng đến việc trình bày chỉ tiêu liên quan đến HTK trên
báo cáo tài chính (BCTC). Cụ thể như sau:
– Ảnh hưởng đến
Bảng CĐKT:
+ Ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu của tài khoản từ TK 151 đến TK 158.
+ Ảnh hưởng đến
chế độ trích lập dự phòng HTK.
+ Ảnh hưởng
gián tiếp các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu, phải trả và chỉ tiêu
lợi nhuận.
– Ảnh hưởng đến
Báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD):
+ Ảnh hưởng đến
chỉ tiêu giá vốn hàng bán.
+ Ảnh hưởng đến
chỉ tiêu CPBH và chi phí quản lý DN.
+ Ảnh hưởng
gián tiếp đến lợi nhuận trước thuế, chỉ tiêu thuế TNDN và lợi nhuận sau thuế.
– Ảnh hưởng đến
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
+ Ảnh hưởng đến
chỉ tiêu các khoản dự phòng.
+ Ảnh hưởng đến
chỉ tiêu tăng giảm các khoản phải thu/phải trả.
– Ảnh hưởng đến
chỉ tiêu tăng giảm HTK.
+ Ảnh hưởng đến
chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
+ Ảnh hưởng đến
dòng tiền nộp thuế.
– Ảnh hưởng đến
Thuyết minh BCTC:
+ Trình bày các
khoản mục HTK cụ thể hơn về giá gốc và mức dự phòng cuối năm, đầu năm.
+ Đối với các
khoản mục ngoài bảng CĐKT:
Tài sản nhận
giữ hộ: DN phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm
chất của từng loại tài sản tại thời điểm cuối kỳ.
Vật tư HH nhận
giữ hộ, gia công, nhận ủy thác: DN phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng
loại, quy cách, phẩm chất tại thời điểm cuối kỳ.
HH nhận bán hộ,
nhận ký gửi, nhận cầm cố, thế chấp: DN phải thuyết minh chi tiết về số lượng,
chủng loại, quy cách, phẩm chất từng loại hàng hoá.
Một số góp
ý đối với chính sách kế toán HTK theo TT
200/2014:
*TT 200/2014
ban hành đã có một số ưu điểm hơn hẳn QĐ 15/2006, cụ thể như sau:
– Bỏ phương
pháp LIFO là phù hợp với thông lệ quốc tế, vì phương pháp hiện nay không còn
phù hợp với tình hình kinh tế.
– Bổ sung
phương pháp giá bán lẻ phù hợp cho kế toán các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
– Đối với hàng
nhận ủy thác nhập khẩu không được phản ánh vào TK HTK của DN nhận ủy thác, điều
này đúng với bản chất của kế toán làm cho tài sản DN không bị thổi phồng.
– Đối với hàng
xuất tiêu dùng nội bộ phục vụ hoạt động kinh doanh như khuyện mại, quảng cáo,
sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong nội bộ DN thì không cần phải ghi nhận
doanh thu nội bộ và giá vốn như trước đây mà đưa thẳng vào chi phí, giúp cho DN
không phải kê khai thuế giá trị gia tăng và điều này phù hợp với hướng dẫn của
TT 78 và TT119/2014/TT-BTC về việc kê khai thuế và giúp cho việc hạch toán gọn
gàng hơn.
– Đối với hàng
xuất khuyến mại mua hàng kèm theo điều kiện (ví dụ mua 1 tặng 1) thì đưa về
đúng bản chất của kế toán là trường hợp giảm giá hàng bán, giúp cho DN quản lý
được doanh thu và không làm tăng CPBH.
– Đối với
trường hợp mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán,
TT200/2014 hướng dẫn rõ hơn về việc phân bổ trị giá hàng được hưởng chiết khấu
và giảm giá phân bổ cho số lượng hàng tồn và hàng tiêu thụ (hàng sản xuất).
* Tuy nhiên, có
một số khó khăn cho DN khi vận dụng TT 200/2014 vào công tác kế toán tại DN:
– Thiết bị phụ tùng thay thế được tách ra khỏi
giá mua, điều này gây khó khăn cho người làm công tác kế toán trong việc xác
định giá trị hợp lý của thiết bị phụ tùng thay thế. Ngoài ra, việc theo dõi
riêng trị giá trên TK 1534 gây phức tạp cho việc quản lý sổ kế toán như phải
theo dõi chi tiết trong khi trị giá của thiết bị phụ tùng thay thế có thể không
lớn.
– Một vấn đề
khác là trường hợp phải theo dõi riêng thiết bị, phụ tùng thay thế ngắn hạn và
dài hạn để làm căn cứ lập BCTC (cụ thể Bảng CĐKT). Tuy nhiên, việc theo dõi
thiết bị phụ tùng thay thế dự trữ ngắn hạn và dài hạn trong TT 200/2014 chỉ mới
đưa ra hướng dẫn về thời gian (nếu trên 12 tháng là dài hạn, ngược lại là ngắn
hạn), điều này gây khó khăn cho người làm kế toán khi xác định thời gian dự trữ
của thiết bị phụ tùng thay thế.
Nên chăng,
chuyển giá trị thiết bị phụ tùng thay thế vào giá mua của công cụ, HH sẽ giúp cho
công tác kế toán dễ dàng hơn./.
Ths.
Vũ Thị Phương Thảo – ĐH Lao Động Xã Hội CS II
Ths.
Nguyễn Thị Phước Như- ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Theo
Tạp chí Kế toán và Kiểm toán
Tài
liệu tham khảo
1. QĐ
15/2006/TT-BTC; QĐ 48/2006/TT-BTC.
2. TT 200/2014/TT-BTC;
TT 219/2013/TT-BTC; TT 26/2015/TT-BTC; TT 78/2014/TT-BTC; TT 119/2014/TT-BTC.
3.
Website:.mof.gov.vn; gdt.gov.vn.