Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) vừa đưa ra bảng xếp hạng 10 nền kinh tế hàngđầu thế giới. Mỹ vẫn vững vàng ngôi vị số 1, Nhật Bản nhường vị trí số 2 choTrung Quốc từ năm trước, nhưng sự sụt giảm của một số nước G* là điều đáng lưu ý nhất.
Đặc biệt hơn, trong sự thăng hạng và dịch chuyển này, 4 nước BRICSđã nằm trong 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Cụ thể, Trung Quốc đứng thứ 2; Brazilđứng thứ 7; Nga đứng thứ 9 và Ấn Độ đứng thứ 10. Đây được coi là sự vươn lênmạnh mẽ của những nền kinh tế mới nổi, đồng thời khẳng định trung tâm kinh tếđang chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.
Sau đây là 10 nền kinh tế mạnh nhất toàn cầu năm 2012:
1. Mỹ
Mỹ vẫn duy trì được vị thế độc tôn của mình trên bảng xếp hạngnhóm 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới kể từ năm 2000 cho tới nay. Theo dự báocủa CEBR, Mỹ vẫn giữ được vị trí quán quân này trong thập kỷ tới.
2. Trung Quốc
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc cho thấy quốcgia này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thập kỷ tới. Theo CEBR, mặc dù trongtrung hạn Trung Quốc có thể đứng vị trí thứ 2 nhưng kinh tế Trung Quốc, hiệnbằng 53% nền kinh tế Mỹ, sẽ tăng lên 83% vào năm 2022.
3. Nhật Bản
Nhật Bản được dự báo vẫn duy trì vị trí nền kinh tế thứ 3 thế giớitới năm 2022.
4. Đức
Đức là cường quốc châu Âu đồng thời là nền kinh tế lớn thứ 4 thếgiới. Tuy nhiên, theo dự báo của CEBR, Đức sẽ tụt xuống đứng thứ 6 trên bảngxếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2022 do các nền kinh tế châuÁ hiện đang có vai trò ngày càng tăng trên sân chơi quốc tế.
5. Pháp
CEBR cho rằng Pháp, hiện đang đứng thứ 5 sẽ tụt xuống vị trí thứ 9trong bảng xếp hạng. Kinh tế Pháp hiện đang chịu ảnh hưởng của chính sách thuế75% do tổng thống Francois Hollande đề ra. Bên cạnh đó, tình trạng khó khănchung của khu vực đồng euro (eurozone) cũng là nhân tố khiến quốc gia này tụthạng.
6. Anh
Anh đã lấy lại vị trí nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới từ Brazil do đồng nội tệ của quốc gia Mỹ La tinh này yếu đi. Tuy nhiên, theo dự báo, Anh sẽ tụt về vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng trong vòng 10 năm tới.
7. Brazil
Brazil được cho là sẽ vươn lên trở thành nềnkinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2022.
8. Italia
Theo dự báo của CEBR, Italia sẽ bị loại khỏi danh sách 10 nền kinhtế lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới. Quốc gia này sẽ xếp sau Thổ Nhĩ Kỳ và Mexicovào năm 2022.
9. Nga
Nga đã vươn lên từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 9 trong bảng xếphạng. Theo dự báo, quốc gia này sẽ vươn lên đứng thứ 7 trong số các nền kinh tếlớn nhất thế giới vào năm 2022.
10. Ấn Độ
Ấn Độ được cho là sẽ vươn từ vị trí thứ 10 hiện nay lên vị trí thứ4 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2022.
(NP) Theo eFinance.vn