Chươngtrình hành động là căn cứ cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ xây dựng các kếhoạch, chương trình hành động theo chức năng nhiệm vụ của mình để chỉ đạo, tổchức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà Chiến lược tài chính đã xác định cùng vớiviệc tổ chức thực thiện các chiến lược phát triển đối với từng ngành, lĩnh vựcđã được cấp có thẩm quyền thông qua.
Do đó,với mục đích chia sẻ, lắng nghe thêm nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia,các nhà quản lý, các địa phương có liên quan nhằm hoàn thiện hơn nữa việc xâydựng Chương trình hành động ngành Tài chính để triển khai thực hiện Chiến lượctài chính đến năm 2020, ngày 7 – 8/12/2012,phối hợp với Dự án Quỹ tín thác đa biên giai đoạn 2 (MDTF2), Viện Chiến lược vàChính sách tài chính, dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Viện, tiếp tục tổ chức 01Hội thảo với nội dung này tại thành phố HồChí Minh. Hội thảo “Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tài chính đếnnăm 2020” đã thu hút đôngđảo sự tham dự của các đại diện đến từ các Cục, Vụ, địa phương thuộc Bộ Tàichính ở hai miền Nam và Bắc.
Tại Hội thảo, vớimục tiêu là xác định các nhiệm vụ chủ yếu trong Chiến lược tài chính, trên cơsở bao quát tổng hợp của Bộ Tài chính để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộcngành Tài chính tổ chức thực hiện hướng tới xây dựng nền tài chính quốc gialành mạnh, giữ vững an ninh tài chính, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinhtế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyếttốt các vấn đề an sinh xã hội; Cùng đó là huy động, quản lý, phân phối và sửdụng hiệu quả các nguồn lực tài chính; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực củacông tác quản lý, giám sát tài chính.
Từ đó,xác định những nhiệm vụ cụ thể như: (i) Tiếp tục xử lý tốt các mối quan hệ giữatích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; có chính sách khuyến khíchtăng tích luỹ cho đầu tư phát triển, hướng dẫn tiêu dùng; thu hút hợp lý cácnguồn lực xã hội để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế – xã hội, nâng caochất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mớimô hình tăng trưởng. (ii) Đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia; cân đốingân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước (NSNN); duy trìdư nợ chính phủ và nợ quốc gia trong giới hạn an toàn; tăng cường dự trữ nhànước đáp ứng kịp thời các nhu cầu đột xuất của nền kinh tế. (iii) Phát triểnđồng bộ các loại thị trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụ tàichính; mở rộng và đa dạng hoá các hình thức hoạt động trên thị trường để độngviên các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế – xã hội. (iv)Tổng thu thuế và phí giai đoạn 2011 – 2015 là 22 – 23% GDP, giai đoạn 2016 -2020 là 21 – 22% GDP; trong đó thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm2015 đạt trên 70% tổng thu NSNN và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu NSNN. (v)Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từNSNN; tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN và thực hiện tái cấu trúc đầu tư công, tăngcường đầu tư phát triển con người; cải cách cơ chế tài chính đối với lĩnh vựcsự nghiệp công, tài chính doanh nghiệp nhà nước; cải cách tiền lương; củng cốhệ thống an sinh xã hội. (vi) Cuối cùng là, tiếp tục hoàn thiện thể chế tàichính đảm bảo tính đồng bộ, ổn định theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiếtcủa Nhà nước; đổi mới bộ máy ngành Tài chính theo hướng hiện đại, hiệu lực,hiệu quả.
BàHoàng Thị Lan Anh, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, theo kế hoạch thực hiệnChiến lược tài chính, Tổng cục Thuế đã và đang khẩn trương thực hiện Chiến lượccải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020, đặc biệt tập trung nâng cao nănglực hoàn thuế giá trị gia tăng. Bà Lan Anh đã chỉ rõ những kết quả đạt được,cũng như hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện, xác định rõ nguyên nhân đểđưa ra hướng giải quyết hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽtập trung tháo gỡ vướng mắc trong quá trình hoàn thuế, tiến hành đơn giản hoáthủ tục hành chính, rút ngắn thời gian hoàn thuế cho doanh nghiệp, tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm chống gian lận thuế…
Đạibiểu Cục Thuế Đồng Nai đồng tình với bà Lan Anh về nội dung thực hiện Chiếnlược cải cách thuế, tuy nhiên vị đại diện này cũng cho biết, việc triển khaithực hiện còn chậm so với lộ trình, sự đóng góp tham gia của các cục thuế địaphương trong việc thực hiện Chiến lược còn rất hạn chế.
Về việcthực hiện Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020, ông Kim Long Biên, đạidiện Tổng cục Hải quan cho rằng, ngành Hải quan đã tiến hành bước đầu cải cáchhiện đại hoá nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát triển chungvà hoà nhập với hải quan thế giới và khu vực. Chỉ tiêu cụ thể ngành Hảiquan đặt ra về tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá đến năm 2015 là dưới 10% và đếnnăm 2020 phấn đấu đạt dưới 7%; Tỷ lệ các giấp phép xuất nhập khẩu thực hiệntrong cơ chế một cửa hải quan quốc gia đến năm 2015 là 50% và 2020 là 90%; 90 -95% thu nộp thuế, lệ phí bằng phương thức điện tử…
Trên cơsở những mục tiêu, nhiệm vụ đã chỉ rõ, các đại biểu tham dự Hội thảo cũng nhấttrí với 08 nhóm giải pháp và 80 đề án thực hiện trong Chiến lược tài chính đếnnăm 2020. Tuy nhiên, việc sắp xếp đề án và thực hiện các giải pháp theo thứ tựưu tiên sẽ được cân nhắc để đảm bảo việc thực hiện Chiến lược tài chính tổngthể được thông suốt, có hiệu quả trong toàn ngành Tài chính.
Hộithảo đã thành công với việc tiếp thu nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ hướng tớixây dựng một nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo an ninh tài chính, ổnđịnh kinh tế, tài chính – tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững./.
Tin vàảnh: MP