Tin trong nước

DN nào được giảm thuế từ 1/7/2013 ?

Tiêu đề DN nào được giảm thuế từ 1/7/2013 ? Ngày đăng 2013-04-26
Tác giả Admin Lượt xem 498

Theo Dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, kể từ ngày 1/1/2014, thuế suất thuế TNDN sẽ giảm từ 25% xuống 22%, thay vì mức 23% như đề xuất trước đây của Bộ Tài chính.

Đối với DN sử dụng dưới 200 lao động và có doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm, kể từ ngày 1/7/2013 được áp thuế suất 20%.

Đối với DN sử dụng dưới 200 lao động và có doanh thu dưới 20 tỉ đồng/năm, kể từ ngày 1/7/2013 được áp thuế suất 20%, thay vì phải đợi đến khi Luật Thuế TNDN sửa đổi có hiệu lực.

Cũng kể từ ngày 1/7/2013, DN đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% đối với phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. DN đang đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại.

Theo giải thích của Thứ trưởng Bộ Tài chính, việc mạnh dạn kiến nghị hàng loạt giải pháp giảm thuế là do DN, đặc biệt là DNNVV đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, mặc dù số lượng DNNVV được hưởng thuế suất 20% chiếm tới 87% tổng số DN, nhưng số thu ngân sách từ đối tượng này không lớn, vì thế, giảm thuế không ảnh hưởng nhiều đến cân đối ngân sách.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu giảm 1% thuế TNDN, ngân sách giảm thu 6.032 tỉ đồng.

“Dự kiến, áp dụng chính sách này, năm 2013, ngân sách chỉ giảm thu khoảng 1.437 tỉ đồng, nhưng sẽ tạo điều kiện cho DNNVV tăng tích tụ, tích luỹ tái đầu tư, phát triển sản xuất – kinh doanh, nâng cao được năng lực cạnh tranh”, Thứ trưởng Bộ Tài chính giải thích và cho biết, chính sách ưu đãi thuế TNDN với thuế suất 10% đối với thu nhập từ hoạt động bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội là nhằm thực hiện chủ trương lớn và lâu dài của Đảng và Nhà nước về việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho các đối tượng cần được Nhà nước quan tâm. “Việc áp dụng thuế suất 10% với đối tượng này cũng không ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách, năm 2013 dự kiến, chính sách này chỉ giảm thu 37,5 tỉ đồng”.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu giảm 1% thuế TNDN, ngân sách giảm thu 6.032 tỉ đồng. Như vậy, nếu Quốc hội chấp thuận mức thuế suất thuế 22%, thì trong 2 năm 2014 và 2015, mỗi năm, ngân sách chỉ giảm thu 18.096 tỉ đồng. Nếu cộng cả số giảm thu do áp thuế 20% với DNNVV và áp thuế 10% đối với thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội, thu nhập từ dự án đầu tư mở rộng thì mỗi năm ngân sách chỉ giảm thu hơn 21.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ngân sách giảm thu do giảm thuế chỉ là tính toán trên lý thuyết, còn trên thực tế, trong vòng 3 năm gần đây, năm nào Quốc hội cũng ban hành nghị quyết miễn, giảm thuế, nhưng số thu ngân sách nói chung, thu từ thuế TNDN nói riêng vẫn tăng khá mạnh.

Đơn cử như năm 2012, Quốc hội phải ban hành chính sách gia hạn, giảm thuế TNDN cho nhiều đối tượng, nhưng số thu ngân sách từ sắc thuế này vẫn tăng 10,67 % so với số thu năm 2011. Đây chính là “động lực” khiến Bộ Tài chính mạnh dạn giảm thuế TNDN xuống 22% so với 23% như dự kiến ban đầu.

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *