Nghiên cứu trao đổi

Báo cáo tài chính DN: Nên hướng đến theo chuẩn mực quốc tế

Tiêu đề Báo cáo tài chính DN: Nên hướng đến theo chuẩn mực quốc tế Ngày đăng 2012-10-23
Tác giả Admin Lượt xem 650

Chưa được quan tâm nhiều

Đến thời điểm hiện tại, cả nước có tổngcộng 1.690 công ty đại chúng, trong đó có 704 công ty đã niêm yết trên 2 SởGDCK, 130 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM, 105 công ty chứng khoán, 47công ty quản lý quỹ và hơn 1,2 triệu tài khoản nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoàinước… Tuy nhiên, theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước năm 2011, chỉ có 21/695 DNniêm yết làm tốt những quy định bắt buộc về công bố thông tin. Rất nhiều DNniêm yết nộp chậm báo cáo tài chính hoặc chậm công bố thông tin, hoặc bỏ sótnhững thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi của NĐT như: giải trìnhbiến động kết quả kinh doanh, thay đổi tỷ lệ nợ vay, thay đổi tỷ lệ sở hữu củacổ đông lớn, tình hình sử dụng vốn từ các đợt phát hnh…

Có thể thấy, khi đã trở thành công ty đạichúng và đủ điều kiện niêm yết, để tạo dựng thương hiệu toàndiện, DN cần chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu trên thị trường chứngkhoán, trong đó đối tượng mục tiêu chính là các cổ đông, NĐT tổ chức, cá nhân,các bên tham gia thị trường (phân tích, môi giới, cơ quan quản lý…); và cácphương tiện truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, bất kể NĐT tổ chức như cácquỹ, ngân hàng đầu tư, hay NĐT cá nhân đều có chung mong muốn có thông tin đầyđủ, chính xác và sự tin cậy về DN để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. Dovậy, cung cấp thông tin đầy đủ cho NĐT cần được thực hiện một cách chuyênnghiệp, trong đó, việc cung cấp các báo cáo tài chính chi tiết, cụ thể, minh bạchvà kịp thời là vô cùng quan trọng. Điều đáng nói hiện nay là rất nhiều DN chưaquan tâm đến điều này.

Theo nhiều chuyên gia tài chính, việc lậpbáo cáo tài chính theo IFRS là một điều còn khá mới mẻ ở Việt Nam.Việc lập hai hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam – bắt buộc và theo chuẩn mực quốc tế (IFRS)– không bắt buộc đối với các DN hiện vẫn chưa nhiều ở Việt Nam. Một số DN Việt Nam thường chỉthực hiện xuất phát từ ý định thực hiện các giao dịch quốc tế hoặc do yêu cầucủa các NĐT chiến lược hoặc đơn giản là mong muốn xây dựng các báo cáo tàichính có tính minh bạch cao nhằm nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định, nhấtlà trong điều kiện kinh doanh nhiều biến động như hiện nay.

Điểm sáng từ Tập đoàn Bảo Việt

Bên cạnh việc lập báo cáo tài chính theotiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS), gần đây một số công ty ở Việt Nam đãbắt đầu lập các báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế(IFRS). Câu chuyện của Tập đoàn Bảo Việt là một minh chứng tiêu biểu.

Theo đó, cùng với việc lập báo cáo tàichính theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS), từ năm 2009, Tập đoàn Bảo Việt DNđã bắt đầu thực hiện báo cáo tài chính theo IFRS. Đến nay, Bảo Việt đã lập báocáo tài chính theo IFRS được 4 năm với các cấp độ khác nhau và để có được bảnbáo cáo đúng theo chuẩn mực quốc tế thì các cán bộ của Bảo Việt đã trải quakhông ít khó khăn như: nguồn nhân lực am hiểu về IFRS ở Việt Nam còn rất hạnchế, các thông tin, công cụ phục vụ tính toán và lập báo theo IFRS còn tươngđối thủ công… Hiện tại, báo cáo tài chính IFRS của Tập đoàn Bảo Việt tuân thủnghiêm ngặt các quy định và yêu cầu của các chuẩn mực IFRS, được thực hiệnthường xuyên và liên tục như một quy trình tuân thủ nội bộ, được ban hành địnhkỳ và được kiểm toán chấp nhận. Do vậy, trong báo cáo IFRS có thuyết minh sâuvà cụ thể về tình hình hoạt động của Tập đoàn, chẳng hạn như thuyết minh về cơchế quản lý rủi ro, quản lý rủi ro bảo hiểm và rủi ro tài chính. Những thuyếtminh này trình bày về cơ chế quản trị, chiến lược và chính sách

quản lý rủi ro của DN cũng như cung cấpthêm các tính toán về phân tích độ nhạy với các giả định biến động của các chỉsố chứng khoán, tỷ giá…

Theo TS. Hoàng Việt Hà – Giám đốc Hoạtđộng của Tập đoàn Bảo Việt: “Ban Lãnh đạo đã quyết định soạn thảo Báo cáo Tàichính theo chuẩn mực IFRS để tăng cường sự minh bạch về thông tin tài chínhđược công bố. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS sẽ giúp người đọc so sánhkết quả tài chính của Tập đoàn với các tổ chức tài chính khác trong khu vựcsoạn lập báo cáo theo Chuẩn mực này. Chúng tôi tin tưởng rằng quy định về kếtoán tại Việt Namcũng sẽ tiến tới áp dụng IFRS trong thời gian tới và mong muốn xây dựng trongnội bộ những kiến thức và kỹ năng nền tảng cho mục đích này. Với định hướngphát triển thành Tập đoàn tài chính Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam và vươn tầm rangoài khu vực, việc lập báo cáo tài chính IFRS giúp Tập đoàn Bảo Việt tiệm cậntới những chuẩn mực quốc tế để được xếp hạng định mức tín nhiệm, mở rộng hoạtđộng kinh doanh và niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài vào thờiđiểm phù hợp”.

Trong một thị trường chứng chứng khoánlành mạnh và bền vững, một trong những tiêu chí cần quan tâm là minh bạch hóathông tin và tính cập nhật, đầy đủ của thông tin để các cổ đông và NĐT có quyếtđịnh đúng đắn khi thực hiện việc đầu tư và nắm giữ cổ phiếu của công ty. Báocáo tài chính theo IFRS giúp các NĐT có thể so sánh các chỉ tiêu hoạt động củaTập đoàn Bảo Việt với các chứng khoán niêm yết trên các thị trường quốc tế docùng áp dụng một chuẩn mực báo cáo IFRS, từ đó giúp NĐT có thể đưa ra những nhậnđịnh chính xác và có một bức tranh toàn diện hơn về hoạt động của DN”.

Đại diện của Tập đoàn Bảo Việt cũng chobiết, sau một thời gian áp dụng hai hệ thống báo cáo tài chính, thông qua tìnhhình tài chính theo chuẩn mực IFRS, công tác quản lý, điều hành của Bảo Việtcũng được hỗ trợ để tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế trong mọi mặt hoạt độngcủa Bảo Việt. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự tài chính cũng cơ hội tiếp cận vớinhững kiến thức, quy chuẩn quốc tế, qua đó tự nâng cao trình độ của mình. Đâyđược xem là khoản đầu tư của DN chuẩn bị cho quy trình báo cáo trong tương lai.

Với quan điểm và định hướng rõ ràng nhưvậy, nên mới đây Báo cáo thường niên năm 2011 của Tập đoàn Bảo Việt đã tạo đượcsự quan tâm đặc biệt và gây ấn tượng đối với với các thành viên ban giám khảo,nhờ đó đã giành Giải Đặc biệt Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên 2012 và đồngthời cũng đạt giải Vàng cho báo cáo thường niên xuất sắc nhất trong ngành, lọtvào Top 50 báo cáo thường niên tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương doHiệp hội Truyền thông chuyên nghiệp Hoa Kỳ (LACP) bình chọn..  Nhiềuchuyên gia tài chính nhận xét: “Bản báo cáo dài 236 trang, trong đó hơn một nửasố trang là thuyết minh về tình hình tài chính. Việc đưa ra thuyết minh cặn kẽthể hiện mong muốn của lãnh đạo Tập đoàn Bảo Việt trong việc chia sẻ, minh bạchthông tin tài chính với các NĐT. Qua đó, nâng cao uy tín của Bảo Việt và mốiquan hệ với cộng đồng tài chính, đưa DN tiệm cận với những chuẩn mực và thônglệ quốc tế”.

Theo các chuyên gia về IFRS của Công ty kiểm toán Ernst& Young, IFRS là một tập hợp các chuẩn mực kế toán và các diễn giải lập bởi Ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Là các chuẩn mực mang tính nguyên tắc (hơn là các quy định chi tiết), IFRS được sử dụng toàn cầu và nhấn mạnh vào: sử dụng các giá trị hợp lý, lập bảng cân đối kế toán chính xác, chú trọng vào bản chất hơn là hình thức của giao dịch. 

T.Phùng 

Theo www.mof.gov.vn

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *