Nghiên cứu trao đổi

Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp – Thực tế có rắc rối như lý thuyết? (P1)

Tiêu đề Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp – Thực tế có rắc rối như lý thuyết? (P1) Ngày đăng 2012-10-20
Tác giả Admin Lượt xem 623

Nguyên nhân chủ yếu do Chuẩn mực 17 đưa ra nhiều khái niệm mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi thông tư hướng dẫn vẫn còn trừu tượng và có phần làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn thực tế, khiến cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện. Bài viết này nhằm trao đổi thêm một số thông tin về bản chất của khái niệm “chênh lệch tạm thời” một cách dễ hiểu hơn thông qua các ví dụ cụ thể. Đồng thời, qua việc phân tích các quy định hiện hành về Thuế TNDN ở Việt Nam, bài viết chỉ ra rằng trên thực tế sự tương đồng giữa Luật Thuế TNDN và các chuẩn mực Kế toán Việt Nam hiện hành khiến cho công việc kế toán thuế TNDN trở nên đơn giản hơn, không quá phức tạp và trừu tượng như Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn.

Khó khăn trong hạch toán Thuế TNDN theo Chuẩn mực Kế toán số 17

Khác với nhiều chuẩn mực kế toán, mà doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng trong thực tiến sau khi có thông tư hướng dẫn, Chuẩn mực Kế toán số 17 – Thuế TNDN được các doanh nghiệp cho là rất khó ngay cả sau khi đã có thông tư hướng dẫn. Một trong những lý do chính là do các doanh nghiệp chưa được trang bị một phương pháp phù hợp để hạch toán Thuế TNDN. Chuẩn mực kế toán số 17 chỉ quy định các nguyên tắc trong hạch toán thuế TNDN, Thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế vào từng tài khoản. Còn phần quan trọng nhất là làm thế nào để xác định được các số liệu để hạch toán vào từng tài khoản thì lại chưa được hướng dẫn cụ thể và có hệ thống. Vấn đề càng trở nên rắc rối hơn khi các khái niệm trong Chuẩn mực 17 và Thông tư hướng dẫn đều khá mới mẻ, mang tính kỹ thuật cao và chưa thực sự có hệ thống. Cụ thể, khi giải thích hai khái niệm chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, cả Chuẩn mực và Thông tư đều chỉ đề cập đến sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán, tức là các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, khi hướng dẫn xác định chênh lệch thì lại sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả, tức các khoản mục trên bảng cân đối kế toán.

Sự thiếu đồng bộ này khiến cho các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc xác định chênh lệch tạm thời để xác định thuế thu nhập hoãn lại. Những lúng túng này sẽ có thể tránh được nếu như những người làm công tác kế toán phân biệt rõ được giữa nguyên tắc kế toán thuếvà phương pháp kế toán thuế TNDN. Về nguyên tắc, chênh lệch tạm thời là chênh lệch về thời gian giữa thu nhập tính thuế và thu nhập kế toán, vì vậy có thể xác định các chênh lệch này dựa trên Báo cáo Kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, do những chênh lệch này có tính chất luỹ kế qua nhiều kỳ kế toán nên việc xác định chênh lệch trực tiếp thông qua Báo cáo Kết quả kinh doanh rất phức tạp và không hiệu quả. Thay vào đó Phương pháp Bảng Cân đối kế toán được sử dụng để xác định các chênh lệch tạm thời thông qua việc sử dụng khái niệmcơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả. Như vậy, có thể thấy rõ nguyên tắc của kế toán thuế TNDN là phải xác định chênh lệch tạm thời (giữa thu nhập kế toán và lợi nhuận tính thuế), và phương pháp để xác định các chênh lệch đó là dựa vào Bảng Cân đối kế toán, tức là xuất phát điểm của kế toán khi xác định các chênh lệch tạm thời chịu thuế và được khấu trừ là Bảng Cân đối kế toán chứ không phải Báo cáo Kết quả kinh doanh. Trong phần tiếp theo, tôi xin trình bày một vài khoản mục tài sản và công nợ thường phát sinh chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và số dư kế toán theo thông lệ quốc tế.

Những khoản mục tài sản và công nợ thường phát sinh chênh lệch tạm thời

Các khoản mục tài sản, công nợ dưới đây được trích từ Bảng Cân đối kế toán theo Mẫu số B01 – DN (Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005). Đây là các khoản mục thường có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán theo thông lệ quốc tế. Để thuận tiện cho việc trình bày, các khoản mục tài sản có tài khoản dự phòng sẽ được trình bày trên 1 dòng theo giá trị thuần (đầu tư, phải thu, hàng tồn kho).

Khoản mục

Số dư kế toán

Cơ sở tính thuế

Chênh lệch được khấu trừ

Chênh lệch chịu thuế

Đầu tư ngắn hạn (thuần)

Giá gốc – Dự phòng

Giá gốc

(-)

 

Phải thu khách hàng (thuần)

Giá gốc – Dự phòng

Giá gốc

(-)

 

Hàng tồn kho (thuần)

Giá gốc – Dự phòng

Giá gốc

(-)

 

Chi phí trả trước ngắn hạn

Giá trị ghi sổ

0

 

(+)

Phải thu dài hạn của khách hàng (thuần)

Giá gốc – Dự phòng

Giá gốc

(-)

 

Tài sản cố định hữu hình (thuần)

Giá gốc – Khấu hao luỹ kế (Kế toán)

Giá gốc – Khấu hao luỹ kế (QĐ 206)

(-)

(+)

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (thuần)

Giá gốc – Dự phòng

Giá gốc

(-)

 

Chi phí trả trước dài hạn

Giá trị ghi sổ

0

 

(+)

Người mua trả tiền trước (thuê TS)

Giá trị ghi sổ

0

(+)

 

Chi phí phải trả (trích trước chi phí SC lớn)

Giá trị ghi sổ

0

(+)

 

Ký hiệu:

(+): Nếu số dư kế toán lớn hơn cơ sở tính thuế. Đối với tài sản, trường hợp này làm phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế, đối với nợ phải trả là Chênh lệch tạm thời được khấu trừ.

(-): Nếu số dư kế toán nhỏ hơn cơ sở tính thuế. Đối với tài sản, trường hợp này làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ, đối với nợ phải trả là Chênh lệch tạm thời chịu thuế.

Giải thích các chênh lệch:

  • Đầu tư, Phải thu, Hàng tồn kho: Thông thường Luật thuế TNDN quy định những tổn thất do giảm giá chứng khoán, hàng tồn kho, không thu hồi được nợ chỉ được coi là chi phí cho mục đích thuế khi “thực hiện”, tức là khi hàng tồn kho, chứng khoán đã được bán, hoặc khoản phải thu đã đến hạn mà không thể thu hồi được. Vì vậy, các khoản dự phòng sẽ không được tính là chi phí hợp lệ cho mục đích thuế. Nghĩa là cơ sở tính thuế của các khoản Đầu tư chứng khoán, Phải thu, Hàng tồn kho là giá gốc.
  • Đối với tài sản cố định, khi tính chi phí khấu hao cơ quan thuế áp dụng tỷ lệ khấu hao riêng, có thể khác với tỷ lệ khấu hao do doanh nghiệp áp dụng. Do đó làm phát sinh chênh lệch, có thể là chênh lệch chịu thuế (nếu doanh nghiệp khấu hao chậm hơn) hoặc chênh lệch được khấu trừ (nếu doanh nghiệp khấu hao nhanh hơn)
  • Đối với các khoản Chi phí trả trước và Người mua trả tiền trước: thông thường luật thuế quy định tính luôn vào chi phí hoặc doanh thu trong kỳ phát sinh, theo đó cơ sở tính thuế của các khoản mục này bằng 0.
  • Tương tự, đối với Chi phí phải trả (trích trước): Luật Thuế chỉ cho phép khấu trừ khi chi phí đã thực sự phát sinh, không chấp nhận chi phí trích trước. Do đó, cơ sở tính thuế của khoản mục Chi phí phải trả bằng 0.

Trần Đức Nam

(University of Oregon, USA)

 



ERNST & YOUNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGĂN “VẤN NẠN” CHUYỂN LÃI THÀNH LỖ  (Ngày cập nhật:25/08/2011)

Thoả thuận giá trước, thường có hiệu lực trong 5 năm tài chính, cần quy định rõ các giao dịch được đề cập đến trong thoả thuận, phương pháp xác định giá thị trường, điều khoản về giá trước trong thoả thuận, các điều khoản về hoạt động và thực hiện. Thỏa thuận này cần được chỉnh phù hợp với diễn biến xảy ra trong tương lai, tuân thủ quy định báo cáo hàng năm.

Ông Luis Coronado, Lãnh đạo phụ trách các vấn đề chuyển giá của Ernst & Young Solutions tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng việc tăng cường kiểm tra để ngăn chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua là cần thiết. Tuy nhiên, ông cũng đề nghị các cơ quan thuế xem xét áp dụng cơ chế thoả thuận giá trước để có thể tránh được những vấn đề liên quan đến chuyển giá giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế.

Theo Ernst & Young, việc thảo luận giữa các doanh nghiệp và các cơ quan thuế để đi đến thỏa thuận giá trước thường mất ít thời gian hơn rất nhiều so với thời gian thực hiện các cuộc kiểm tra về chuyển giá và tìm giải pháp cho những bất đồng giữa 2 bên. Các vụ điều tra về chuyển giá có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm, và có thể dài hơn đối với những vụ phức tạp.

Ông Nitin Jain, Giám đốc dịch vụ thuế và tư vấn của Ernst & Young tại Việt Nam, nói rằng tại Việt Nam chưa có bất kỳ thỏa thuận giá trước được ký giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế do chưa có quy định về thỏa thuận giá trước. Trong một quyết định do Thủ tướng Chính phủ ký vào tháng 5-2011 về cải cách lĩnh vực thuế có đề cập đến việc ban hành các quy định liên quan đến thỏa thuận giá trước.

Vào tháng 7-2011, Tổng Cục thuế có thực hiện cuộc khảo sát để lấy ý kiến của các doanh nghiệp nộp thuế và cục thuế về việc thực hiện và hoàn thiện các quy định chuyển giá cũng như một số vấn đề liên quan đến thỏa thuận giá trước. Do vậy, ông Jain dự báo các quy định về thỏa thuận giá trước có thể sẽ được ban hành và áp dụng trong một vài năm tới tại ViệtNam.

Theo Ernst & Young, hiện đã có hơn 30 quốc gia cho phép thực thi thỏa thuận giá trước, gồm Úc, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Indonesia.

Ông Coronado cho biết theo một cuộc khảo sát gần đây của Ernst & Young đối với các công ty tại nhiều nước khác nhau thì có đến 33% tại châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ và châu Phi chọn chuyển giá là vấn đề liên quan đến thuế quan trọng nhất đối với họ. Tỉ lệ này là 30% tại vùng châu Á-Thái Bình Dương và 21% tại Bắc Mỹ.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng có đến 90% trong số 23% số doanh nghiệp đã sử dụng thỏa thuận giá trước để giải quyết các bất đồng liên quan đến chuyển giá giữa họ và cơ quan thuế muốn tiếp tục áp dụng cơ chế này.


(Theo DDDN)

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *