Tập trung vào những thảo luận của Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G-20)về hệ thống tài chính toàn cầu, đồng thời tìm các giải pháp để hành lập lại hệ thống tài chính và ngăn chặn sự tái phát của các cuộc khủng hoảng trong tương lai, trong đó có sự ảnh hưởng đến các nước đang phát triển, ngày 05/4/2013, tại Hà Nội, Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) và Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Hệ thống tài chính và quản trị toàn cầu” qua cầu truyền hình quốc tế kết nối với 7 điểm cầu trên thế giới là Viện Phát triển Hàn quốc; Bangladesh; Indonesia; Đại học Quốc gia Mông Cổ; Bộ Tài chính Philippin; Trung tâm học tập từ xa SRi LanKa; Trung tâm phát triển thông tin Việt Nam. Hội thảo cũng đã thu hút được sự quan tâm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước; các nhà nghiên cứu, giảng viên, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tín dụng…
Tại hội thảo, diễn giả Sungmin Kim – Giáo sư Học viện cấp cao Khoa học và Kỹ thuật Hàn Quốc trình bày những vấn đề về Chương trình nghị sự G20 hướng tới hệ thống tài chinh toàn cầu có khả năng phục hồi lớn hơn. tập trung vào nhiều nội dung trong đó ông có nêu cách tiếp cận cơ bản đến khung pháp lý tài chính trong giai đoạn trước khủng hoảng được dựa trên 2 giả định, đó là: Cạnh tranh sẽ nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính và công cụ tài chính mới sẽ đảm bảo một hệ thống tài chính an toàn hơn thông qua đa dạng hóa rủi ro. Trái ngược với những giả định này, hệ thống tài chính đã đối mặt với những rủi ro mới như: Tăng cường tích hợp cho vay truyền thống và các hoạt động thị trường vốn: tăng rủi ro thanh khoản; Các tổ chức tài chính (FIS) theo đuổi chiến lược tăng kích cỡ để tận dụng lợi thế của trợ cấp “TBTF – quá lớn không thể sụp đổ” thông qua vay vốn từ thị trường tài chính; Minh bạch thấp và hạn chế trong công bố rủi ro gây khó khăn trong việc đánh giá rủi ro và hậu quả của chúng; Hệ thống tài chính trở nên quá phụ thuộc và kết nối với nhau quá chặt chẽ; Cả khuôn khổ pháp lý và các hoạt động giám sát đều chưa phù hợp trong xem xét đánh giá rủi ro mới.
Ngoài ra, diễn giả Sungmin Kim cũng nhấn mạnh: Sau khi nhậnra các vấn đề hạn chế nêu trên, các yếu tố thiết yếu của một khuôn khổổn định tài chính toàn cầu mới đã được đềxuất. Một hệ thống mớicần xây dựng nhằm: Đảm bảo một sân chơi bình đẳng trong quy định: đểgiảmthiểu phạm vi củasự chênh lệch về quy định mang tính liên ngành, liênquốc gia; Tập trung vào các hiện tượng mang tính toàn hệ thống, bao gồmgiảm chu kỳ ủng hộ của hệ thống tài chính; Đề xuất giải pháp như một lựachọn khả thi để xử lý vấn đề thất bại của FIS lớn: giảm thiểu nguy cơ rủi romang tính đạo đức được đặt ra bởi các tổ chức tài chính có vai trò quan trọngtrong hệ thống (SIFIs); Nâng cao hiệu quả giám sát: giám sát chuyên và sâuhơn
Một tham luận cũng thu hút được sự quan tâm của đại biểu,đó là “Mạng lưới học tập Phát triển Toàn cầu; hệ thống tài chính và quản trịToàn cầu” với sự trình bày của diễn giả W.A Wijewardena – Hiệu trưởngcủa Trường Quản trị Kinh doanh. Phần trình bàt về quy định Tài chính Toàn cầuKinh nghiệm cho thấy rằng các quy định trở nên không hiệu quả do hai sailệch:Khả năng nắm bắt quy định của các tổ chức tài chính và các nhà quản lý trởthành một “bàn tay tay năng suất”; Các tổ chức tài chính coi việc tuân thủquy định như là một việc làm mang tính “thời trang” chứ không phải “niềm đammê”. Theo ông, nguyên nhân chính là do: Vấn đề Ông chủ – Người Đạidiện (hay còn gọi là vấn đề Người Ủy thác – Người Nhậm thác): Ông chủ tìmcách tối đa hóa phúc lợi của mình thay vì việc hướng tới đạt cácmục tiêu của Người Đại diện; Cơ sở kiến thức của các nhà quản lý: Sựkhôn ngoan của các nhà quản lý phụ thuộc vào các tổ chức tài chính; Sựthất bại của các phương tiện truyền thông trong việc chỉ rõ ra các vi phạm mớinổi; Các tổ chức xã hội dân sự không có động thái trong thực hiện kiểmsoát…
Tại Hội thảo, một số câu hỏi được các đại biểu đặt ra xoayquanh các nội dung của Hội thảo “Hệ thống tài chính và quản trị toàn cầu” nhưphương thức để quản lý tốt Ngân hàng trong bóng tối, vai trò của thị trường vốnvà tác động của nó, Tính tin cậy của cơ quan xếp hạng tín dụng, Thiênđường thuế có tác động gì đến khủng hoảng kinh tế…đã được các diễn giả đã trảlời đầy đủ và thỏa đáng.
NLP