Nghiên cứu trao đổi

Xử lý ước tính kế toán trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay

Tiêu đề Xử lý ước tính kế toán trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay Ngày đăng 2013-09-08
Tác giả Admin Lượt xem 3315

Trong kế toán hiện đại, do giả định hoạt động liên tục, dồn tích và các nguyên tắc kế toán chi phối tới việc ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính (BCTC), chuẩn mực và chế độ kế toán đề cập đến khá nhiều các ước tính kế toán. Việc ghi nhận các ước tính kế toán đảm bảo thông tin kế toán phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Ước tính kế toán

Ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêuliên quan BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưacó số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc mộtchỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập báo cáo tài chính.

Về bản chất, ước tính kế toán là các yếu tố trên BCTC gồmtài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí. Tuy nhiên, giá trị các yếu tố này chỉlà các giá trị ước tính gần đúng do không có giá trị chính xác hoặc không cócác phương pháp xác định chính xác. Ước tính kế toán có thể liên quan đến các khoảnmục đã phát sinh hoặc các khoản mục chưa phát sinh.

Ước tính kế toán trong giai đoạn khó khăn kinh tế.

Ước tính kế toán hình thành trên cơ sở vận dụng các giảđịnh và nguyên tắc kế toán để đảm bảo thông tin kế toán đáp ứng được mục tiêuvà yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Tuy nhiên, do tính chất phụthuộc khá nhiều vào các xét đoán chủ quan của doanh nghiệp nên luôn tồn tại mộtnguy cơ là các ước tính kế toán được xác định và ghi nhận một cách không phùhợp dẫn đến làm sai lệch đáng kể thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệttrong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn, kết quả hoạt động kinh doanh tiêucực, nợ xấu khó đòi tăng nhanh, hàng tồn kho chậm luân chuyển, thị trường chứngkhoán giảm giá… nguy cơ các doanh nghiệp bỏ qua hoặc xác định một cách khôngphù hợp các ước tính kế toán có thể dẫn đến Báo cáo tài chính phản ánh khôngtrung thực và hợp lý tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Có thểnhận diện một số biểu hiện cơ bản của tình trạng này như sau:

Một, bỏ qua hoặc thực hiện không đầy đủ các khoản dự phòngtổn thất tài sản gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khóđòi, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Thực tế trong công tác kiểm toánnhững năm qua và việc soát xét Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2012, nhiềudoanh nghiệp đã bị điều chỉnh tăng chi phí, giảm lợi nhuận do không lập cáckhoản dự phòng tổn thất cho các tài sản hiện đang nắm giữ bị giảm giá.

Trong điều kiện khó khăn kinh tế nguy cơ hàng tồn kho chậmluân chuyển và bị giảm giá lớn, nợ phải thu khó đòi tăng, giá thị trường củacác khoản đầu tư tài chính giảm đều dẫn đến cần thiết phải lập các khoản dựphòng này theo quy định. Việc bỏ qua các khoản dự phòng tổn thất tài sản này cóthể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của doanh nghiệp.

Hai, thay đổi chính sách khấu hao và phân bổ chi phí trảtrước. Đây là cách mà các doanh nghiệp có thể vận dụng quy định của chuẩn mựcvà chế độ kế toán cho phép thay đổi ước tính kế toán vào cuối mỗi năm tàichính. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, để giảm thua lỗ, một số doanh nghiệpthay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định, kéo dài thời gian tríchkhấu hao hoặc kéo dài thời gian phân bổ các chi phí trả trước nhằm giảm chiphí. Những thay đổi này là hợp lý nếu điều kiện sử dụng, lợi ích kinh tế thuđược từ tài sản có thay đổi tương ứng. Tuy nhiên, sẽ không hợp lý nếu sự thayđổi này đơn thuần chỉ nhằm mục đích giảm lỗ hoặc điều chỉnh tăng lợi nhuận vìmục đích chủ quan của doanh nghiệp.

Ba, Không ghi nhận các khoản dự phòng phải trả một cách phùhợp. Theo quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán ViệtNam hiện hành, các khoản dự phòng phải trảcần phải được xác định và ghi nhận bao gồm: Dự phòng bảo hành sản phẩm, dựphòng cho các hợp đồng lớn có rủi ro, dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp. Khi nềnkinh tế gặp khó khăn, khả năng xuất hiện các rủi ro trong thực hiện hợp đồngvới khách hàng là cao. Ngoài ra, việc doanh nghiệp phải thực hiện tái cấu trúclại hoạt động kinh doanh là hoạt động rất cần thiết. Vì vậy, các khoản dự phòngnêu trên cần phải được ghi nhận một cách hợp lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,với tâm lý giảm thiểu các khoản lỗ trong kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến việc lậpcác khoản dự phòng này.

Bốn, chưa ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại tương ứng vớicác khoản lỗ. Chuẩn  -mực kếtoán Việt nam số 17 – Thuế TNDN quy định tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinhtrên cơ sở khoản lỗ của năm hiện tại nếu khoản lỗ này được chuyển sang các nămsau để trừ vào thu nhập chịu thuế các năm sau. Với những khó khăn trong kinhdoanh một số năm vừa qua ở Việt Nam,nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ và được phép chuyển lỗ theo chính sách thuế TNDNhiện hành. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp xem xét ghi nhận tài sản Thuế TNDNtheo quy định hiện hành.

Nguyên nhân của tính trạng trên

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng các ước tính kếtoán chưa được ghi nhận một cách đầy đủ, trung thực và hợp lý trong các BCTC,đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn như hiện nay. Trong đó nổi lênmột số nguyên nhân chủ yếu sau:

– Tâm lý chủ quan của các doanh nghiệp là luôn muốn giảmthiểu thua lỗ trong kinh doanh vì vậy tìm mọi cách để hạch toán giảm chi phí,tối thiểu khoản lỗ của năm hiện tại. Đây là tâm lý mang tính phổ biến và rấtđáng lo ngại của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

– Phương pháp xác định các ước tính kế toán nói chung làkhá phức tạp. Trong khi đó, hướng dẫn của hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toánvề các ước tính kế toán còn hạn chế chủ yếu mang tính nguyên tắc, thiếu hướngdẫn về các phương pháp thực hiện. Vì vậy, với trình độ còn hạn chế của nhânviên kế toán hiện nay, việc triệt để áp dụng các quy định về ghi nhận, xác địnhcác ước tính kế toán còn nhiều khó khăn.

– Vẫn tồn tại một khoản cách khá lớn giữa việc ghi nhận cáckhoản chi phí, thu nhập liên quan đến các ước tính kế toán theo chuẩn mực vàchế độ kế toán với chính sách thuế TNDN hiện hành. Thực tế, các khoản chi phídoanh nghiệp ghi nhận liên quan đến các ước tính kế toán rất khó được chấp nhậncho mục đích tính thuế TNDN. Vì vậy, với tâm lý thông tin kế toán chủ yếu phụcvụ tính thuế của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, mức độ quan tâm đến ghi nhậncác ước tính kế toán còn hạn chế.

– Việc xác định các ước tính kế toán đòi hỏi phải thu thậpvà dự báo được nhiều thông tin kinh tế tài chính và các tham số thị trường rấtphong phú. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống thị trường giao dịch tập trung của Việt Nam còn chưa hình thành một cách đồng bộ.Cơ sở dữ liệu và thông tin chính thống về thị trường hàng hóa, dịch vụ, thịtrường tài chính còn rất hạn chế. Điều đó gây khá nhiều khó khăn cho các doanhnghiệp trong việc xem xét ghi nhận và xác định các ước tính kế toán.

Một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp và Nhà nước.

Ước tính kế toán ngày càng trở thành những khoản mục quantrọng trên các BCTC của doanh nghiệp, ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực,hợp lý, đáng tin cậy của thông tin tài chính. Để các quy định về ước tính kếtoán đi vào thực tiễn cần phải có sự quan tâm thỏa đáng từ phía các doanhnghiệp cũng như góc độ hoàn thiện chính sách của Nhà nước.

– Về phía các doanh nghiệp, cần nhận thức rằng việc cố tìnhbỏ qua các ước tính kế toán hoặc lợi dụng các ước tính kế toán hoặc lợi dụngcác ước tính kế toán để “làm đẹp” BCTC là rất đáng lo ngại, có thểdẫn đến những rủi ro trong tương lai. Do vậy, thông qua việc ghi nhận một cáchđầy đủ, trung thực các ước tính kế toán giúp các nhà quản lý và người có lợiích kinh tế hiểu đúng tình trạng tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp. Chỉ có nhận thức được rõ những khó khăn mà doanh nghiệp đang phảiđối mặt mới có thể đề ra các biện pháp để vượt qua những khó khăn đó.

Các doanh nghiệp cần có sự phân biệt giữa việc thực hiệncác ước tính kế toán theo tinh thần của chuẩn mực và chế độ kế toán gắn vớiđiều kiện thực tế của thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp. Không nên quá phụ thuộc việc ghi nhận các ước tính kế toán trên BCTCvới việc ghi nhận các chi phí xét theo góc độ tính thuế TNDN. Thừa nhận và ghinhận ảnh hưởng của sự khác biệt giữa các ước tính kế toán được ghi nhận theochuẩn mực và chế độ kế toán với chính sách thuế TNDN hiện hành (có thể tạo racác khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thuế TNDN hoãn lại theo VAS 17).

– Về góc độ hoàn thiện chính sách, chuẩn mực và chế độ kếtoán cần có các hướng dẫn cụ thể hơn về phương pháp xác định và ghi nhận cácước tính kế toán. Hiện tại, một số quy định liên quan đến các ước tính kế toánchủ yếu như: Khấu hao TSCĐ (Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, lập cáckhoản dự phòng (Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009…), chủ yếu phục vụcho công tác quản lý tài chính của các công ty Nhà nước và phục vụ cho mục đíchtính thuế TNDN. Các quy định này hiện đang bị đánh giá là khá cứng nhắc và rấtkhó để doanh nghiệp thực hiện.

Chúng tôi cho rằng, về góc độ kế toán, việc xác định và ghinhận các ước tính kế toán phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường vàdoanh nghiệp để lựa chọn áp dụng các phương pháp ước tính phù hợp, không nênquy định giới hạn cụ thể (Ví dụ, không nên giới hạn mức dự phòng giảm giá nợphải thu theo thời gian quá hạn như quy định của Thông tư 228 mà phải đánh giáthực tế khả năng thu hồi và tổn thất thực tế theo từng khoản nợ).

Tóm lại, ước tính kế toán ngày càng trở nên phổ biến tronghệ thống kế toán Việt Nam và liên quan đến nhiều khoản có tínhtrọng yếu trên BCTC. Do việc ghi nhận và xác định các ước tính kế toán có tínhchủ quan khá cao nên, trong điều kiện kinh tế gặp khó khăn như giai đoạn hiệnnay, ước tính kế toán có thể trở thành những công cụ để “làm đẹp”BCTC. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp, việc quan tâm thực hiện nghiêm túc cácquy định về ước tính kế toán cũng giúp thông tin tài chính phản ánh trung thực,đúng bản chất hiện trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Điều đó là rất cần thiết đối với các nhà quản lý và những người có lợi ích kinhtế liên quan. Trong những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ bàn thêm về cácphương pháp kỹ thuật để xác định các ước tính kế toán./.


TS. Mai Ngọc Anh – Học viện Tài chính

 

(Theo Báo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán)

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *