Nghiên cứu trao đổi

20 năm, cải cách kế toán Việt Nam 1995 – 2015 Giá trị cốt lõi và những ý kiến đánh giá

Tiêu đề 20 năm, cải cách kế toán Việt Nam 1995 – 2015 Giá trị cốt lõi và những ý kiến đánh giá Ngày đăng 2015-04-15
Tác giả Admin Lượt xem 810

Từ tháng 5/1994, Thủ tướng Chính phủ Võ
Văn Kiệt đã yêu cầu và chỉ đạo trực tiếp việc cải cách Hệ thống kế toán Việt
Nam. Toàn bộ nội dung công việc cải cách Hệ thống kế toán Việt Nam do Bộ Tài
chính tiến hành gồm 4 phần chính:

– Hoàn chỉnh và xây dựng các văn bản
pháp lý về kế toán, kiểm toán (Luật, Nghị định).

– Xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế
toán, chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam.

– Xây dựng và ban hành hệ thống kế toán
doanh nghiệp

– Xây dựng và ban hành hệ thống kế toán
Nhà nước.

Dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Tài
chính, Ban chỉ đạo cải cách kế toán TW đã tích cực nghiên cứu, thiết kế và biên
tập một cách nghiêm túc, khẩn trương. Tham gia quá trình nghiên cứu có hàng
trăm chuyên gia tài chính, kế toán, hàng nghìn kế toán trưởng trong cả nước và
nhiều chuyên gia nước ngoài. Hàng trăm cuộc hội thảo đã được tổ chức trong cả
nước. Cả nước vào cuộc. Đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia trong
nước và ngoài nước, các giảng viên các trường đại học, … đã tham gia. Ban chỉ
đạo cải cách đã làm việc khẩn trương và cuối năm 1994,  Hệ thống kế toán mới đã được xây dựng. Thủ
tướng Võ Văn Kiệt đã phát lệnh ban hành và áp dụng thí điểm trong cả nước. Cho
phép Nhà máy khóa Minh Khai Hà Nội áp dụng kế toán của Cộng hoà Pháp dưới sự
chỉ đạo của chuyên gia Pháp để làm đối chứng. Sau một năm thí điểm và đánh giá
từ thực tiễn, Thủ tướng đã cho phép ban hành Quyết định 1141 QĐ-TC  về việc áp dụng chính thức chế độ kế toán mới
trong phạm vi cả nước từ 01/01/1996. Đến nay, mặc dù chế độ kế toán 1141 đã qua
hai lần sửa đổi bổ sung (2006 và 2014), nhưng những vấn đề cốt lõi, linh hồn và
ý tưởng chủ đạo của Hệ thống kế toán Việt Nam cải cách năm 1994 vần còn nguyên
giá trị và càng chứng tỏ hướng đi đúng của cải cách, chứng tỏ trí tuệ của các
nhà kế toán, kiểm toán Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm cải cách kế
toán Việt Nam (1995- 2015) và mở đầu năm mới, năm ất Mùi, xin trích đăng một số
ý kiến đánh giá về công cuộc cải cách kế toán Việt Nam và về Hệ thống kế toán
Việt Nam ban hành theo Quyết định 1141/TC-QĐ năm 1995.


Văn Kiệt

Cố
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

Những
năm qua, đặc biệt là năm 1995, Chính phủ đã giành nhiều công sức trong việc cải
tiến các chính sách tài chính, thuế, vận hành chế độ kế toán mới, triển khai
công tác kiểm toán. Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh áp dụng chế độ kế toán mới
và mở rộng kiểm toán, đồng thời làm cho hệ thống kế toán, kiểm toán của nước ta
ngày càng phù hợp với chuẩn mực chung trong kế toán và kiểm toán thế giới. (Phát
biểu của Thủ tướng tại kỳ họp lần thứ 9 Quốc hội khoá IX)

Tôi
hoan nghênh Bộ Tài chính đã nhận thức được yêu cầu bức thiết phải cải cách hệ
thống kế toán, đã và đang triển khai các công việc cải cách một cách tích cực.
Tôi hy vọng rằng, cải cách hệ thống kế toán và các chệ độ tài chính cùng với
những tiến bộ trong đổi mới quản lý kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia
sẽ tạo ra bước ngoặt mới trong tiến trình đổi mới của đất nước. (Trích bài phát
biểu của Thủ tướng trước 600 cán bộ tài chính kế toán tại Hội nghị triển khai
thí điểm Hệ thống kế toán mới 29/12/1994).

 

Juan
R.Herrera

Chủ
tịch Liên đoàn Kế toán Thế giới (IFAC)

Việt
Nam đã đi những bước đầu tiên trên con đường phát triển và hội nhập của mình.
Chúng tôi cho rằng mỗi quốc gia có những khác biệt và những giai đoạn phát
triển khác nhau. Việt Nam đã thành công trong việc cải cách hệ thống kế toán
trong giai đoạn đầu chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập và mở cửa. Liên
đoàn kế toán Thế giới đánh giá cao nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam. Chúng tôi
luôn bên cạnh và hỗ trợ có hiệu quả cho Việt Nam trong tiến trình cải cách và
hội nhập với kế toán Thế giới. (Phát biểu tại Hội nghị kế toán Quốc tế tổ chức
tại Hà Nội 3/1997).


Mộng Giao

Nguyên
Thứ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng ban chỉ đạo cải cách kế toán TW

Kế
toán và kiểm toán Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá
trình đổi mới và hội nhập. Chúng ta đã thiết lập và phát triển hệ thống kế toán
và kiểm toán Việt Nam trong một khuôn khổ pháp lý và trình độ chuyên môn phù
hợp với tiến trình đổi mới của đất nước, đã tiếp cận và từng bước hoà nhập với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Bộ Tài chính đánh giá cao trách nhiệm,
trí tuệ và lòng nhiệt tình của các chuyên gia tài chính kế toán, của đội ngũ kế
toán trưởng và những người làm nghề kế toán Việt Nam. (Phát biểu tại Hội nghị
triển khai chế độ kế toán -1995).

 

Philippe
Longgerstayey

Đồng
giám đốc dự án VIE 93-36

Chúng
tôi ghi nhận và đánh giá những nỗ lực của Bộ Tài chính nhằm hoàn thiện Hệ thống
kế toán Việt Nam sao cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Đây là bước ngoặt, bước phát triển đầy trí tuệ của kế toán Việt Nam (Phát biểu
tại Hội nghị Tổng kết dự án EURO TAPVIET 1998).

 

PGS.
Nguyễn Gia Thụ

Nguyên
Chủ nhiệm Khoa Kế toán, Trường Đại học kinh tế quốc dân

Công
việc đổi mới kế toán đã làm xong bước mở đầu sau gần 2 năm xây dựng mô hình kế
toán mới đến thử nghiệm và hoàn chỉnh dự án. Bước mở đầu đã được tiến hành công
phu, nghiêm túc. Tin tưởng các chuyên gia kế toán Việt Nam sẽ tiếp tục hòan
thiện hệ thống kế toán đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế chuyển
đổi. (Phát biểu tại Hội nghị triển khai Chế độ Kế toán mới tháng 12/1995)

 

PGS.TS
Đặng Văn Thanh

Phó
trưởng ban chỉ đạo cải cách Kế toán Trung ương, Đồng giám đốc dự án EURO -TAPVIET

Hệ
thống chế độ kế toán mới đã thể hiện tư tưởng cải cách triệt để, toàn diện,
toàn diện Hệ thống kế toán Việt Nam. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã xây dựng và ban
hành Hệ thống Kế toán mới với cả 4 nội dung: Hệ thống chứng từ kế toán, Hệ
thống Tài khoản kế toán, Hệ thống sổ kế toán và Hệ thống báo cáo tài chính áp
dụng thống nhất cho tất các các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi
loại hình kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đây là Hệ thống Kế toán được xây
dựng trên cơ sở chọn lọc các thông lệ, chuẩn mực và nguyên tắc kế toán phổ biến
trên thế giới và phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế của Việt
Nam. Rất vui mừng khi Hệ thống kế toán mới được các nhà quản lý kinh tế, các
nhà kế toán Việt Nam đón nhận một cách hồ hởi, các chuyên gia quốc tế thừa nhận
và đánh giá cao. Đây là kết quả của lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của
đội ngũ các chuyên gia, các nhà quản lý kinh tế tài chính và trực tiếp là các
kế toán trưởng trong cả nước. Tuy nhiên, đây chỉ là bước khởi đầu của sự nghiệp
cải cách kế toán Việt Nam, còn nhiều việc phải làm, làm triệt để và quyết liệt
để hoàn thiện Hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hoàn thiện và phát
triển các thể chế kinh tế tài chính. (Phát biểu tại Tổng kết cải cách kế toán -1995). 

 

Mai
Văn Thạnh

Đại
học Dauphine Paris IX.

Hệ
thống kế toán doanh nghiệp đã được thiết kế và xây dựng sau nhiều lần chỉnh sửa,
là sản phẩm cuối cùng, rất trí tuệ của Việt Nam đã được Bộ Tài chính ban hành
theo Quyết định 1141 TC /QĐ áp dụng thống nhất trong cả nước từ 01/01/1996.
Chúng tôi đánh giá cao trí tuệ và trách nhiệm nghề nghiệp của các nhà kế toán,
kiểm toán Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập nghề nghiệp
với thế giới. (Bài đăng Tạp chí kế toán số 1, năm 1990)

 

Mai
Ngọc Miên

Nguyên
Giám đốc Công ty Kiểm toán Hạ Long

Sau
một năm thử nghiệm một cách nghiêm túc đã khẳng định: Chế độ kế toán mới thực
sự là công cụ cung cấp thông tin tin cậy, công cụ quản lý nhạy bén và hiệu quả.
Chế độ kế toán mới đã thể hiện một kế toán đích thực của kinh tế thị trường
mang màu sắc Việt Nam. Đó là chế độ kế toán tuân thủ 5 nguyên tắc: Lợi ích, tự
kiểm soát, thích ứng, linh hoạt, thống nhất. Đó cũng là hệ thống kế toán minh
bạch, công khai, dễ làm, dễ hiểu.  (Phát
biểu tại Hội nghị tổng kết thử nghiệm chế độ kế toán mới, đăng Tạp chí kế toán
số 1/1996)

 

TS.Trần
Xuân Thắng

Nguyên
Tổng cục trưởng Tổng cục  Thuế Việt Nam

Kế
toán là công cụ quản lý kinh tế tài chính. Về nguyên tắc kế toán phải tuân thủ
và phục vụ các cơ chế tài chính. Hệ thống kế toán mới ban hành đã không chỉ
phản ảnh thực trạng các cơ chế tài chính doanh nghiệp hiện nay mà còn đi trước,
dự báo những cơ chế tài chính doanh nghiệp sẽ xuất hiện trong kinh tế thị
trường, như đối tượng phục vụ của thông tin kế toán, phương pháp kế toán trích
lập các khoản dự phòng trong kinh doanh, các khoản chiết khấu, các khoản giảm
trừ doanh thu. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp, sử dụng công nghệ thông
tin trong quản lý tài chính và kế toán…. Đây là sự chuẩn bị rất trí tuệ, sáng
suốt có căn cứ khoa học, có tầm nhìn chiến lược của các nhà kế toán và kiểm
toán Việt Nam. Nhiều cơ chế tài chính hiện nay chưa có, nhưng chắc chắn sẽ xuất
hiện trong nay mai. (Phát biểu tại hội nghị triển khai chế độ kế toán cho cán
bộ thuế – 1996).

(Theo: TapchiKetoanvaKiemtoan)

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *