Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, tình trạng nợ có nhiều nguyên nhân, trong đó có doanh nghiệp cố tình, có doanh nghiệp khó khăn, nên chấm dứt hẳn thì khó. Trả lời câu hỏi của đại biểu Huỳnh Tuấn Dương (Hải Dương) về giải pháp để khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH cả chục ngàn tỷ như hiện nay? Nếu Luật BHXH được thôngqua tại kỳ họp này theo đúng đề nghị của Bộ, thì đến năm nào,tình trạng nợ BHXH mới chấm dứt?
Bộ trưởng LĐ-TBXHPhạm Thị Hải Chuyền cho biết, khi xuất hiện tình trạng nhiều doanhnghiệp nợ BHXH, Bộ đã có vănbản gửi các UBND các tỉnh,thành phố tích cực làm tốt công tácquản lý Nhà nước và thường xuyênkiểm tra ở các địa phương, nhất là các doanh nghiệp đóng trên các địa bàn. Cùng với đó là thanh tra một số doanh nghiệp vàkiến nghị thu hồi nợ BHXH.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết thêm, Bộ cũng đã đề xuất một số giải pháp và đã được đưa vào dự thảo Luật BHXH lần này.
Cụ thể, Bộ trưởng nói: Nợ đọng có nguyên nhân là ý thức trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, vì vậy trong chế tài xử lý phải mạnh hơn nữa. Chúngtôi đã đề xuất trong Luật BHXH bổ sung lần này, bổ sung quyền thanh tra cho cơ quan BHXHđể lực lượng thanhtra được đông hơn.
Bên cạnh đó, cơ quan bảo hiểm phải định kỳ cungcấp công khai thông tin về đóng bảo hiểm để người lao động biết để họ giám sát.Cùng với đó phải nâng mức chậm đóng đối với số BHXH nợ đọng. Cácdoanh nghiệp cố tình nợ BHXH sẽ bị chuyển cho cơ quan điều tra để xử lý.
Riêng câu hỏi: Đến khi nào chấm dứt được tình trạng nợ đọng BHXH, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời: Tình trạng nợ có nhiều nguyên nhân, trong đó có doanh nghiệp cố tình, có doanh nghiệp khó khăn, nên chấm dứt hẳn thì khó. Nhưng khi dự thảo Luật BHXH được thông qua, tình trạng này cơ bản được chấm dứt, còn những doanhnghiệp còn khó khăn thì phải chấp nhận để dần từng bước khắc phục