Tạp chí Kế toán & Kiểm toán

Các giải pháp hoàn thiện việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam của các doanh nghiệp

Tiêu đề Các giải pháp hoàn thiện việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam của các doanh nghiệp Ngày đăng 2014-11-20
Tác giả Admin Lượt xem 1941

Kết quả nghiên
cứu

Với những kết quả phân tích  tại bài “Khảo sát thực nghiệm việc áp dụng CMKT
Việt Nam của các doanh nghiệp” trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng
9/2014, cho thấy có sự đồng thuận về khả năng xử lý và giải quyết của các chuẩn
mực đối với thực tiễn hoạt động kinh tế Việt Nam hiện nay. Phần lớn, các nội dung
còn lại đều có những nhận định khác biệt giữa các đối tượng, cụ thể:

– Việc triển khai áp dụng chuẩn mực kế toán (CMKT) trong
thực tế chưa hiệu quả với mức đánh giá không cao (giá trị trung bình từ 2,49 đến
3,06). Điều này cho thấy, bên cạnh những vấn đề về tính đồng bộ trong chuẩn mực,
cần xem xét việc tái cấu trúc và nội dung trong hệ thống CMKT Việt Nam.

– Đặc biệt tính tuân thủ của các doanh nghiệp (DN) về
CMKT bị đánh giá ở mức thấp nhất (giá trị trung bình từ 2,46 đến 2,90). Đây là vấn
đề đáng quan tâm, để từ đó hoàn thiện tổ chức giám sát thực thi CMKT trong thực
tiễn.

– Mối quan hệ giữa CMKT và Chế độ kế toán (CĐKT) cũng
như Luật Kế toán chưa giải quyết một cách triệt để, còn nhiều bất cập. Do vậy, hành
lang pháp lý cần được hoàn thiện nhằm tạo sự thống nhất.

– Các kiểm toán viên là đối tượng có nhiều kinh nghiệm
trong việc kiểm tra thông tin đã nhận thấy mức độ hài hòa giữa CMKT với CĐKT là
chưa đảm bảo và việc tuân thủ CMKT cũng chưa cao.

– Các DN là đối tượng vận dụng các CMKT trong việc lập
báo cáo tài chính, có xu hướng đánh giá thấp hơn so với kiểm toán viên hầu hết về
khía cạnh triển khai CMKT trong thực tiễn cho đến mức độ tuân thủ CMKT của các DN
cũng như mối quan hệ giữa CMKT và CĐKT. Tương tự như việc đánh giá nội hàm của CMKT,
DN nhà nước có mức độ tin tưởng hơn so với các DN ngoài nhà nước về khả năng áp
dụng CMKT vào thực tiễn.

– Riêng các nhà đầu tư, người sử dụng thông tin trên báo
cáo tài chính có khuynh hướng đánh giá ở mức trung bình về mức độ triển khai, tính
tuân thủ cũng như việc xử lý hài hòa quan hệ giữa chuẩn mực và CĐKT.

Thảo luận về các giải pháp cần thiết: Để nâng cao việc áp dụng CMKT Việt Nam của các DN đòi
hỏi các giải pháp cần thực hiện song hành và đồng bộ nhằm tạo sự cộng hưởng cũng
như đẩy nhanh tiến độ trong lộ trình hội tụ kế toán quốc tế, cụ thể:

Tái cấu trúc
và nội dung hệ thống CMKT

Cấu trúc:
CMKT Việt Nam hiện hành áp dụng cho tất cả các DN nên không tránh khỏi những bất
cập trong quá trình vận dụng và dẫn đến hệ quả các quy định, nội dung của chuẩn
mực có nơi thiếu, có chỗ thừa. Do vậy, hệ thống chuẩn mực nên được chia thành 2
hệ thống áp dụng cho các DN có quy mô khác nhau. Điều này phù hợp với thông lệ quốc
tế cũng như các quốc gia trong tiến trình hội tụ kế toán. Hệ thống chuẩn mực BCTC
nên bao gồm các DN có quy mô lớn (VFRS), các DN có quy mô nhỏ và vừa, không niêm
yết (VFRS for SMEs).

Nội dung:
Đối với các DN có quy mô lớn cần khẩn trương soạn thảo và ban hành các chuẩn mực
mà Việt Nam còn thiếu so với chuẩn mực BCTC quốc tế như Tổn thất tài sản (IAS
36), Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2), Các nội dung về công bố công cụ tài
chính (IFRS 7),… Hơn nữa, đối với hệ thống này cần chỉnh sửa những nội dung còn
khác biệt giữa CMKT Việt Nam hiện hành so với chuẩn mực BCTC quốc tế.

Đối với các DN nhỏ và vừa, cần bổ sung một số chuẩn mực
còn thiếu so với chuẩn mực BCTC quốc tế. Cụ thể như, công cụ tài chính cơ bản và
công cụ tài chính khác, tổn thất tài sản. Ngoài ra, các CMKT Việt Nam hiện hành
cần hủy bỏ bởi những nội dung phức tạp, không phù hợp đối với các DN nhỏ và vừa
như Hợp đồng bảo hiểm (VAS 19), Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân
hàng và tổ chức tài chính tương tự (VAS 22), Báo cáo tài chính giữa niên độ (VAS
27) và Báo cáo bộ phận (VAS 28). Đồng thời, một số nội dung trong CMKT Việt Nam
hiện hành cũng cần được chỉnh sửa để phù hợp với hoạt động kinh doanh của các DN
nhỏ và vừa trên cơ sở xem xét đến chuẩn mực BCTC quốc tế cho các DN nhỏ và vừa để
đảm bảo tính tương thích và đồng bộ trong điều kiện Việt Nam.

Tổ chức giám sát việc thi hành chuẩn mực BCTC: Từ khi CMKT được ban hành và vận dụng vào thực tiễn đến
nay, BTC vẫn chưa thành lập cơ quan giám sát thực thi CMKT đối với của các DN trong
quá trình áp dụng. Điều này dẫn đến hiện trạng mức độ tuân thủ CMKT của các DN còn
những hạn chế nhất định. Do vậy, để chuẩn mực Việt Nam mang tính ứng dụng cao trên
cơ sở tuân thủ chuẩn mực của các DN trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, BTC cần
thành lập cơ quan giám sát. Cơ quan giám sát trực thuộc BTC để kiểm soát tính tuân
thủ chuẩn mực của các DN nhằm có những chế tài kịp thời.

Hoàn thiện hành lang pháp lý: Các luật, nghị định và những thông tư hướng dẫn nghị
định tránh nội dung mâu thuẫn với chuẩn mực BCTC. Do vậy, khi ban hành các Luật,
nghị định hay các thông tư hướng dẫn nghị định cần lưu ý những vấn đề liên quan
nhằm tránh xung đột về quan điểm và đặc biệt là đối với nội dung vừa có liên quan
các quy định trong chuẩn mực BCTC vừa liên quan đến quy định Luật pháp. Việc hoàn
thiện hành lang pháp lý nói chung góp phần lành mạnh hóa môi trường pháp lý đối
với hoạt động kế toán nói riêng và lĩnh vực kinh tế nói chung.

Hệ thống CMKT Việt Nam được ban hành với 26 CMKT đã góp
phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán, nhằm hoàn thiện
hành lang pháp lý trong hoạt động kế toán. Điều này đã khẳng định sự quyết tâm của
Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống CMKT mang tính chuẩn hóa, đáp ứng xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống CMKT Việt Nam hiện nay còn những vấn đề
bất cập và điều này sẽ cản trở cho Việt Nam trong tiến trình phát triển. Thiết nghĩ,
Việt Nam cần phải có những cải tiến nhất định kết hợp các giải pháp đồng bộ nhằm
tạo sự dung hòa để hướng đến sự đồng bộ mang tính hệ thống. Đây là điều thiết yếu
có ý nghĩa quan trọng và thiết thực cho Việt Nam để hướng đến hội nhập kinh tế toàn
cầu. Khi đó Kế toán Việt Nam sẽ được nâng cao vị thế trên tầm quốc tế cũng như đáp
ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế (bảng 1)./.

Bảng 1: Kết quả kiểm định sau

Nội dung khảo sát

Đối tượng KS

Đối tượng KS

Khác biệt TB

Mức ý nghĩa

Các chuẩn mực kế toán được triển khai, áp dụng trong thực tiễn

Nội dung ghi nhận

 

N1

N2

.070

.439

N3

.312*

.001

N4

.062

.671

N2

N1

-.070

.439

N3

.243*

.010

N4

-.007

.959

N3

N1

-.312*

.001

N2

-.243*

.010

N4

-.250

.094

N4

N1

-.062

.671

N2

.007

.959

N3

.250

.094

Nội dung đánh giá

 

N1

N2

.117

.211

N3

.465*

.000

N4

.128

.403

N2

N1

-.117

.211

N3

.348*

.000

N4

.011

.943

N3

N1

-.465*

.000

N2

-.348*

.000

N4

-.338*

.030

N4

N1

-.128

.403

N2

-.011

.943

N3

.338*

.030

Nội dung trình bày thông tin

N1

N2

.094

.331

N3

.501*

.000

N4

.129

.414

N2

N1

-.094

.331

N3

.407*

.000

N4

.035

.821

N3

N1

-.501*

.000

N2

-.407*

.000

N4

-.372*

.020

N4

N1

-.129

.414

N2

-.035

.821

N3

.372*

.020



 Mức độ tuân thủ của các công ty
trong các chuẩn mực kế toán được vận dụng trong thực tiễn

Nội dung đánh giá

 

N1

N2

.073

.464

N3

.320*

.003

N4

.106

.514

N2

N1

-.073

.464

N3

.247*

.017

N4

.033

.835

N3

N1

-.320*

.003

N2

-.247*

.017

N4

-.214

.194

N4

N1

-.106

.514

N2

-.033

.835

N3

.214

.194

Nội dung trình bày thông tin

N1

N2

.137

.164

N3

.442*

.000

N4

.212

.187

N2

N1

-.137

.164

N3

.305*

.003

N4

.075

.634

N3

N1

-.442*

.000

N2

-.305*

.003

N4

-.230

.158

N4

N1

-.212

.187

N2

-.075

.634

N3

.230

.158

Trong thực tiễn, khả năng xử lý hài hòa mối quan hệ giữa chuẩn mực kế
toán và chế độ kế toán cũng như Luật Kế toán

N1

N2

.053

.562

N3

.344*

.001

N4

.194

.194

N2

N1

-.053

.562

N3

.291*

.002

N4

.141

.336

N3

N1

-.344*

.001

N2

-.291*

.002

N4

-.150

.323

Trong thực tiễn, khả năng xử lý hài hòa mối quan hệ giữa chuẩn mực kế
toán và chế độ kế toán cũng như Luật Kế toán

N4

N1

-.194

.194

N2

-.141

.336

N3

.150

.323

Ghi chú:

N 1: Kiểm
toán viên, N 2: Nhà đầu tư, N 3: DN ngoài nhà nước, N4:
DN nhà nước

 (*): Mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài chính, 2006. Hệ thống CMKT Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê

2. Hoai Huong Pham et al, 2011. De jure Convergence between Vietnamese and
International Accounting Standards. AFAANZ Annual Conference.

3. Lisa Nguyen et al, 2012. Resistance or change in the Vietnamese accounting
field? ARA 2012 Conference.

4. Phạm Hoài Hương, 2010. Mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc
tế. Tạp chí Khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng, số 5(40).

5. R. Micheline & Cong Phuong Nguyen,
2007.
The New System of Business Accounting in Vietnam: An Empirical
Valuation

6. Vicky Cole et al, 2010. The illusion of comparable European IFRS financial
statements. The view of auditors, analysts and other users.

NCS.Trần Quốc Thịnh*

Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh

Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán – VAA

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *