Kiểm toán liên tục được hiểu như là một phương pháp luận kiểm toán cho phép kiểm toán viên phát hành các báo cáo kiểm toán bằng văn bản về vấn đề được kiểm toán đồng thời hoặc ngay sau khi giao dịch phát sinh (CICA/AICPA, 1999). So với thực hiện kiểm toán theo cách tiếp cận truyền thống, kiểm toán liên tục có thể được thực hiện theo một tần suất cao hơn (thường xuyên hơn) đối với toàn bộ giao dịch, thay vì chỉ thực hiện định kỳ trên cơ sở chọn mẫu. Khác biệt đó mang lại nhiều lợi ích cho các bên có liên quan của các doanh nghiệp. Hiện nay, bên cạnh dòng nghiên cứu về nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của kiểm toán liên tục thì còn có dòng nghiên cứu khác lại tập trung giải thích lý do cản trở việc áp dụng kiểm toán liên tục vào thực tế. Bài viết tập trung vào những trở ngại sau đây: (1) Trở ngại về tổ chức và hệ thống thông tin của doanh nghiệp; (2) Trở ngại về sự toàn vẹn của hệ thống thông tin của doanh nghiệp; (3) Trở ngại về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp; (4) Trở ngại về năng lực chuyên môn của KTV; (5) Trở ngại về điều kiện pháp lý.
{Bài viết đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (ISSN 1859 – 1914), số 206, Tháng 11/2020 của PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh – Đại học Kinh tế TPHCM và TS. Đặng Đình Tân – Đại học Ngân hàng TPHCM}.
(Email: banbientapvaa@gmail.com)
- Theo BBT