Trong 2 ngày29 – 30/11/2012, trong khuôn khổ hợp tác tài chính ASEAN+3, dưới sự chủ trì của Campuchia và Hàn quốc, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 đã diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc.
Tham dự Hội nghị lần này có các Thứ trưởng Tài chính, Phó Thốngđốc Ngân hàng Trung ương và quan chức tài chính ngân hàng của các nước ASEAN+3,Phó Tổng thư ký ASEAN, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệQuốc tế (IMF) và Giám đốc Văn phòng nghiên cứu Kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN+3(AMRO). Thứ trưởng Trương Chí Trung đã dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Tài chính thamdự Hội nghị.
Tại Hội nghị lần này, các Thứ trưởng Tài chính và Phó thống đốcNgân hàng trung ương đã cùng trao đổi quan điểm về tình hình kinh tế khuvực và toàn cầu trong thời gian gần đây cũng như các giải pháp chính sách, đánhgiá tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính khu vực như Đa phươnghóa sáng kiến Chiềng Mai (CMIM), thành lập Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ môkhu vực (AMRO), Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á, Nhóm Nghiên cứu ASEAN +3 và các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hợp tác tài chính khu vựctrong thời gian tới.
Tăng trưởng kinh tế của ASEAN+3: Đạt 5 – 6% trong năm 2012 vàquý 1/2013
Hội nghị chung một quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầuchưa thực sự sáng sủa do các nền kinh tế khu vực châu Âu vẫn chưa thoát khỏithời kỳ suy thoái cho đến hết năm 2012. Nền kinh tế Mỹ đã phần nào lấy lại lòngtin của người tiêu dùng trong khi những nền kinh tế mới nổi như Ấn độ, Brazil, Nga vàNam Phi tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng vừa phải. Đồng thời, các Thứ trưởngvà Phó Thống đốc cũng chia sẻ mối quan ngại về những rủi ro tiềm ẩn đối vớităng trưởng kinh tế trong năm 2013.
Khủng hoảng nợ kéo dài ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu có khảnăng ảnh hướng xấu đến các nền kinh tế ASEAN + 3 thông qua các kênh tài chínhvà thương mại. Áp lực lạm phát vẫn tồn tại thông qua việc tăng giá dầu, tìnhtrạng bất ổn đang gia tăng đối với các dòng vốn ngắn hạn cũng có thể tác độngđến các giao dịch thương mại và tài chính nội khối. Mặc dù còn tồn tại nhữngbiến đổi khó lường của thị trường tài chính toàn cầu nhưng khu vực ASEAN + 3 đãđạt được những bước tăng trưởng vững chăc. Điều này được củng cố bằng chính sựgia tăng của cầu nội địa của khu vực và việc hoàn thành có hiệu quả vaitrò trung gian của các thể chế tài chính trong khu vực.
Dự báo tăng trưởng kinh tế cho các nước ASEAN+3 đạt 5 – 6%trong 2012 và quý 1/2013. Hội nghị cũng khẳng định các nước ASEAN+3 quyết tâmtăng cường nỗ lực để chống lại những rủi ro tiềm ẩn và theo đuổi các chínhsách kinh tế vĩ mô phù hợp, củng cố mạng lưới an ninh tài chính khu vực với sựhỗ trợ của Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực AMRO và các tổ chức tàichính quốc tế như ADB và IMF.
Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM)
Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thốngđốc NHTW ASEAN+3 vào tháng 5/2012 tại Manila, Phillippines, bên cạnh Thỏa thuậnCMIM đã được ký kết để với tổng quy mô Quỹ là 120 tỷ USD để hỗ trợ các nước gặpkhó khăn về cán cân thanh toán trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính,các Bộ trưởng và Thống đốc đã thông qua việc thiết lập cơ chế phòng ngừa khủnghoảng trong CMIM – mở rộng phạm vi của Thỏa thuận CMIM, không chỉ giới hạn ởchức năng giải quyết khủng hoảng mà sẽ được bổ sung thêm chức năng phòng ngừakhủng hoảng để tăng cường mạng lưới an ninh tài chính như là một cơ chế tự vệvà củng cố niềm tin của thị trường đối với kinh tế khu vực.
Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTWđã nhất trí thành lập công cụ phòng ngừa khủng hoảng, theo đó sẽ tăng quy môcủa CMIM từ 120 tỷ USD lên 240 tỷ USD, tăng phần cho vay khi không có chươngtrình vay của IMF từ 20% lên 30% trong năm 2012, kéo dài thời hạn cho vay vàchu kỳ hỗ trợ tổng thể.
Sau nhiều phiên thảo luận của Nhóm đặctrách, Hội nghị Thứ trưởng và Phó thống đốc lần này đã nhất trí thông qua dựthảo Thỏa thuận CMIM sửa đổi, phản ánh đầy đủ chức năng phòng ngừa khủng hoảngcủa CMIM. Hội nghị cũng ghi nhận những tiến bộ đạt được trong quá trình dự thảoHiệp ước thành lập Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN+3 (AMRO)thành tổ chức quốc tế.
Phát triển thị trường trái phiếu châu Á(ABMI)
Sau 10 năm triển khai sáng kiến phát triểnthị trường trái phiếu châu Á, cùng với việc thông qua Lộ trình phát triển thịtrường trái phiếu mới, những hoạt động hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến nàyngày càng hiệu quả, đi vào thực tiễn và hỗ trợ quá trình hoạch định chính sáchở các nước thành viên.
Tại Hội nghị, các Thứ trưởng Tài chính vàPhó thống đốc đã ghi nhận tiến độ triển khai sáng kiến, tập trung vào một sốlĩnh vực ưu tiên như triển khai chương trình bảo lãnh tín dụng đầu tư, pháthành trái phiếu qua biên giới, tăng cường Diễn đàn thị trường trái phiếu, thúcđẩy việc thành lập trung tâm thanh toán khu vực, hỗ trợ kỹ thuật …Hội nghị đãthông qua kế hoạch công tác của từng Nhóm công tác theo Lộ trình Phát triển thịtrường trái phiếu châu Á mở rộng.
Những ưu tiên trong tương lai của ASEAN + 3
Hội nghị ghi nhận những kết quả nghiên cứuban đầu đối với ba lĩnh vực trong hợp tác tài chính ASEAN + 3: (i) Tài trợ cơsở hạ tầng, (ii) Bảo hiểm rủi ro thảm họa, và (iii) Sử dụng đồng nội tệ trongthanh toán thương mại nội khối. Đây là những lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đốivới việc tăng trưởng bền vững của kinh tế khu vực.
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và PhóThốngđốc NHTW ASEAN +3 đã thành công tốt đẹp. Các đại biểu bày tỏ sự cảm ơn chânthành tới hai nước đồng chủ tịch Campuchia và Hàn quốc đã góp phần vàothành công của Hội nghị. Hội nghị tiếp theo sẽ được nhóm họp tại Brunei vào tháng 4/2013 dưới sự chủ trì của Brunei và TrungQuốc.
(Vụ Hợp tác Quốc tế – Bộ Tài chính)
Triển khai thực hiện Quyết định số450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lượctài chính đến năm 2020”, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, dưới sự chủtrì của Viện trưởng Vũ Nhữ Thăng, vừa mới tổ chức thành công Hội thảo: “Chươngtrình hành động thực hiện chiến lược tài chính đến 2020” tại Hội An.
Hoàn thiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tài chínhđến năm 2020
Chươngtrình hành động là căn cứ cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ xây dựng các kếhoạch, chương trình hành động theo chức năng nhiệm vụ của mình để chỉ đạo, tổchức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà Chiến lược tài chính đã xác định cùng vớiviệc tổ chức thực thiện các chiến lược phát triển đối với từng ngành, lĩnh vựcđã được cấp có thẩm quyền thông qua.
Do đó,với mục đích chia sẻ, lắng nghe thêm nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia,các nhà quản lý, các địa phương có liên quan nhằm hoàn thiện hơn nữa việc xâydựng Chương trình hành động ngành Tài chính để triển khai thực hiện Chiến lượctài chính đến năm 2020, ngày 7 – 8/12/2012,phối hợp với Dự án Quỹ tín thác đa biên giai đoạn 2 (MDTF2), Viện Chiến lược vàChính sách tài chính, dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Viện, tiếp tục tổ chức 01Hội thảo với nội dung này tại thành phố HồChí Minh. Hội thảo “Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tài chính đếnnăm 2020” đã thu hút đôngđảo sự tham dự của các đại diện đến từ các Cục, Vụ, địa phương thuộc Bộ Tàichính ở hai miền Nam và Bắc.
Tại Hội thảo, vớimục tiêu là xác định các nhiệm vụ chủ yếu trong Chiến lược tài chính, trên cơsở bao quát tổng hợp của Bộ Tài chính để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộcngành Tài chính tổ chức thực hiện hướng tới xây dựng nền tài chính quốc gialành mạnh, giữ vững an ninh tài chính, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinhtế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyếttốt các vấn đề an sinh xã hội; Cùng đó là huy động, quản lý, phân phối và sửdụng hiệu quả các nguồn lực tài chính; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực củacông tác quản lý, giám sát tài chính.
Từ đó,xác định những nhiệm vụ cụ thể như: (i) Tiếp tục xử lý tốt các mối quan hệ giữatích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; có chính sách khuyến khíchtăng tích luỹ cho đầu tư phát triển, hướng dẫn tiêu dùng; thu hút hợp lý cácnguồn lực xã hội để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế – xã hội, nâng caochất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mớimô hình tăng trưởng. (ii) Đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia; cân đốingân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước (NSNN); duy trìdư nợ chính phủ và nợ quốc gia trong giới hạn an toàn; tăng cường dự trữ nhànước đáp ứng kịp thời các nhu cầu đột xuất của nền kinh tế. (iii) Phát triểnđồng bộ các loại thị trường, tái cấu trúc thị trường tài chính và dịch vụ tàichính; mở rộng và đa dạng hoá các hình thức hoạt động trên thị trường để độngviên các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế – xã hội. (iv)Tổng thu thuế và phí giai đoạn 2011 – 2015 là 22 – 23% GDP, giai đoạn 2016 -2020 là 21 – 22% GDP; trong đó thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm2015 đạt trên 70% tổng thu NSNN và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu NSNN. (v)Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từNSNN; tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN và thực hiện tái cấu trúc đầu tư công, tăngcường đầu tư phát triển con người; cải cách cơ chế tài chính đối với lĩnh vựcsự nghiệp công, tài chính doanh nghiệp nhà nước; cải cách tiền lương; củng cốhệ thống an sinh xã hội. (vi) Cuối cùng là, tiếp tục hoàn thiện thể chế tàichính đảm bảo tính đồng bộ, ổn định theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiếtcủa Nhà nước; đổi mới bộ máy ngành Tài chính theo hướng hiện đại, hiệu lực,hiệu quả.
BàHoàng Thị Lan Anh, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, theo kế hoạch thực hiệnChiến lược tài chính, Tổng cục Thuế đã và đang khẩn trương thực hiện Chiến lượccải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020, đặc biệt tập trung nâng cao nănglực hoàn thuế giá trị gia tăng. Bà Lan Anh đã chỉ rõ những kết quả đạt được,cũng như hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện, xác định rõ nguyên nhân đểđưa ra hướng giải quyết hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽtập trung tháo gỡ vướng mắc trong quá trình hoàn thuế, tiến hành đơn giản hoáthủ tục hành chính, rút ngắn thời gian hoàn thuế cho doanh nghiệp, tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm chống gian lận thuế…
Đạibiểu Cục Thuế Đồng Nai đồng tình với bà Lan Anh về nội dung thực hiện Chiếnlược cải cách thuế, tuy nhiên vị đại diện này cũng cho biết, việc triển khaithực hiện còn chậm so với lộ trình, sự đóng góp tham gia của các cục thuế địaphương trong việc thực hiện Chiến lược còn rất hạn chế.
Về việcthực hiện Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020, ông Kim Long Biên, đạidiện Tổng cục Hải quan cho rằng, ngành Hải quan đã tiến hành bước đầu cải cáchhiện đại hoá nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát triển chungvà hoà nhập với hải quan thế giới và khu vực. Chỉ tiêu cụ thể ngành Hảiquan đặt ra về tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá đến năm 2015 là dưới 10% và đếnnăm 2020 phấn đấu đạt dưới 7%; Tỷ lệ các giấp phép xuất nhập khẩu thực hiệntrong cơ chế một cửa hải quan quốc gia đến năm 2015 là 50% và 2020 là 90%; 90 -95% thu nộp thuế, lệ phí bằng phương thức điện tử…
Trên cơsở những mục tiêu, nhiệm vụ đã chỉ rõ, các đại biểu tham dự Hội thảo cũng nhấttrí với 08 nhóm giải pháp và 80 đề án thực hiện trong Chiến lược tài chính đếnnăm 2020. Tuy nhiên, việc sắp xếp đề án và thực hiện các giải pháp theo thứ tựưu tiên sẽ được cân nhắc để đảm bảo việc thực hiện Chiến lược tài chính tổngthể được thông suốt, có hiệu quả trong toàn ngành Tài chính.
Hộithảo đã thành công với việc tiếp thu nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ hướng tớixây dựng một nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo an ninh tài chính, ổnđịnh kinh tế, tài chính – tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững./.
Tin vàảnh: MP