I. Ý NGHĨA, MỤCĐÍCH
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam lần thứ III diễn ra vào ngày26/3/2004 tại Hà Nội. Căn cứ điều 17 Điều lệ Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam“Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là đại hội đại biểu toàn quốc, tiến hànhthường lệ 5 năm một lần do BCH Trung ương triệu tập”, thì đến tháng 4/2009cần tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV.
Mụcđích của Đại hội lần này là:
-Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ III(2004-2008), trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tếWTO; kế toán và kiểm toán Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhậpvới khu vực và thế giới; Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam chuyển dần từ tổchức xã hội sang tổ chức nghề nghiệp và thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số47/2005/QĐ-BTC ngày 14/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc “Chuyển giaocho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kếtoán, kiểm toán”.
-Xác định phương hướng hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ IV (2009-2013), trong đótập trung chủ yếu vào việc nâng cao vai trò và vị thế của Hội trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và trong nghề nghiệp kế toánvà kiểm toán nói riêng.
-Nhân dịp này kết hợp tổ chức kỷ niệm 15 năm (1994 – 2009) thành lập Hội Kế toánViệt Nam (nay là Hội Kế toánvà Kiểm toán Việt Nam).
II. NHIỆMVỤ CỦA ĐẠI HỘI IV
-Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ III:Báo cáo cần đánh giá những mặt được và chưa được, những tồn tại trong triểnkhai các nhiệm vụ của một tổ chức hội nghề nghiệp (quản lý công tác hành nghềkế toán, kiểm toán; kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán; công tácđào tạo bồi dưỡng và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên vànhững người làm trong lĩnh vực tài chính kế toán kiểm toán; công tác nghiêncứu, tư vấn về kế toán kiểm toán…), những thuận lợi và khó khăn bất cập trongquá trình thực hiện.
-Thảo luận và quyết định phương hướng hoạt động và chương trình công tác của Hộitrong nhiệm kỳ IV: Phương hướng và chương trình công tác cần tập trung vào việctiếp tục thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động mang tính nghề nghiệp của Hội, đổimới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nhằm đạt được mục đíchnâng cao vai trò và vị thế của Hội trong nền kinh tế trhị trường.
-Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Hội: Theo hướng nâng cao tính pháp lý,bảo đảm kỷ cương, sự thống nhất, ổn định và phát triển bền vững của Hội Kế toánvà Kiểm toán Việt Nam.
-Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ IV: BCH nhiệm kỳ IV cần tập hợp nhữngngười có uy tín, có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm quản lý,có nhiệt tình và điều kiện để có thể tổ chức triển khai Nghị quyết của Đại hội.
III. THỜIGIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC ĐẠI HỘI VÀ SỐ LƯỢNG ĐẠI BIỂU
-Thời gian: 01 ngày, vào khoảng từ ngày 10 đến 15/4/2009
-Địa điểm: tại thủ đô Hà Nội (Trung tâm Hội nghị quốc gia – Mỹ Đình hoặc Trungtâm Hội nghị quốc tế – Lê Hồng Phong)
-Số lượng đại biểu: Dự kiến khoảng 300 đại biểu chính thức và 50 đại biểu làkhách mời.
IV. NỘIDUNG CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ
1-Dự thảo Văn kiện Đại hội: Gồm:
– Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội Kế toán và Kiểmtoán Việt Namnhiệm kỳ III (2004-2008);
– Báo cáo phương hướng hoạt động của Hội Kế toán và Kiểm toán ViệtNamnhiệm kỳ IV (2009 – 2013);
– Báo cáo kiểm điểm BCH Trung ương Hội nhiệm kỳ III;
– Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban Kiểm tra thuộc BCH Trungương Hội nhiệm kỳ III;
– Báo cáo tình hình tài chính nhiệm kỳ III;
– Báo cáo sửa đổi Điều lệ Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
– Điều lệ (sửa đổi) Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
– Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của Hội Kế toán và Kiểm toánViệt Nam(1994 – 2009).
– Báo cáo tham luận của các đại biểu (đại diện các hội thành viên,phân hội, chi hội, các tổ chức trực thuộc, cá nhân).
2-Tổ chức đại hội các cấp hội (hội thành viên, phân hội, chi hội trực thuộc):
– Tổng kết đánh giá hoạt động của cấp hội;
– Tham gia ý kiến vào các dự thảo Văn kiện đại hội IV;
– Bầu đại biểu tham dự đại hội IV;
– Đề cử danh sách vào BCH Trung ưong nhiệm kỳ IV.
(Ở những nơi trùng với Đại hội theo nhiệm kỳ thì nội dung Đại hộingoài các công việc trên phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều lệ Hội).
3- Sưu tầm các tư liệu, ấn phẩm, hình ảnh có liên quan đến 15 nămhoạt động của Hội (tập trung các năm từ 2000 đến nay) để trưng bày tại đại hội.
4- Công tác thi đua khen thưởng:
– Ra Chỉ thị của Chủ tịch BCH Trung ương Hội về việc phát độngphong trào thi đua trong các cấp hội nhằm lập thành tích chào mừng Đại hội IV;
– Hướng dẫn và triển khai việc xem xét và đề nghị các hình thứckhen thưởng cho cá nhân, tập thể các cấp hội nhân dịp đại hội IV và 15 nămthành lập Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
– Làm thủ tục trình Nhà nước xét tặng Huân chương Lao động cho Hộivà Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho một số tổ chức và cá nhân.
5- Công tác hậu cần:
– Lập dự trù kinh phí phục vụ Đại hội;
– Xin Bộ Tài chính cấp kinh phí và vận động tài trợ của các tổchức, doanh nghiệp;
– Liên hệ địa điểm tổ chức Đại hội;
– Các công việc khác có liên quan đến hậu cần.
V. TỔCHỨC THỰC HIỆN
1-Thành lập Ban tổ chức Đại hội
1.1 Chỉ đạo chung:
Gồm các ông: Hà Ngọc Son, Đặng Văn Thanh, Đỗ Đình Lâm.
1.2 Tiểu ban Nhân sự và Khen thưởng:
Gồm các ông: Hà Ngọc Son, Vương Hữu Nhơn, Ngô Đạt Đạo.
1.3 Tiểu ban Văn kiện:
Gồm các ông: Đặng Văn Thanh, Phạm Văn Đăng, Nguyễn ĐìnhHựu, Nguyễn Văn Mục, Phan Văn Bích.
1.4 Tiểu ban Khánh tiết:
Gồm các ông (bà): Bùi Văn Mai, Đỗ Đình Lâm, Lê Hoa Dung, Vũ HữuNam, Phùng Thị Đoan.
1.5 Tiểu ban Hậu cần:
Gồm các ông (bà): Đỗ Đình Lâm, Nguyễn Thị Kim Tuyển, Nguyễn Thị LệThanh, Nguyễn Văn Nhiễn, Phạm Công Tham, Trịnh Công Loan, Phạm CôngBình.
1.6 Tổ giúp việc:
Gồm các ông (bà) Trần Hương Giang, Đàm Lệ Dung, Đỗ Hải Bình, TrầnThị Quế Chi, Đỗ Việt Bách, Ngô Thu Thủy
2-Nhiệm vụ của các tiểu ban:
2.1Nhiệm vụ của Tiểu ban Văn kiện
Dự thảo Văn kiện đại hội: Gồm:
– Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam nhiệm kỳIII (2004-2008);
– Báo cáo phương hướng hoạt động của Hội Kế toán và Kiểm toán ViệtNamnhiệm kỳ IV (2009 – 2013);
– Báo cáo kiểm điểm BCH Trung ương Hội nhiệm kỳ III;
– Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban Kiểm tra thuộc BCH Trungương Hội nhiệm kỳ III;
– Báo cáo sửa đổi Điều lệ Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
– Điều lệ (sửa đổi) Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
– Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của Hội Kế toán và Kiểm toánViệt Nam(1994 – 2009);
– Báo cáo tình hình tài chính nhiệm kỳ III;
– Hướng dẫn và hoàn chỉnh báo cáo tham luận của các đại biểu.
2.2 Nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự và Khen thưởng:
-Phân bổ số lượng đại biểu cho các cấp hội thành viên đi dự Đại hội toàn quốc;soạn thảo công văn thông báo cho các cấp hội thành viên tổ chức Đại hội cơ sởđể bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc và đề cử người vào BCH mới (nếu đếnniên hạn tổ chức Đại hội theo nhiệm kỳ thì tổ chức Đại hội luôn);
-Lập danh sách ứng cử, đề cử BCH Trung ương nhiệm kỳ IV;
-Dự kiến danh sách giới thiệu của BCH nhiệm kỳ III vào BCH nhiệm kỳ IV;
-Dự kiến Ban bầu cử;
– Ra Chỉ thị của Chủ tịch BCH Trung ương Hội về việc phát độngphong trào thi đua trong các cấp hội nhằm lập thành tích chào mừng Đại hội IV;
– Hướng dẫn và triển khai việc xem xét và đề nghị các hình thứckhen thưởng cho cá nhân, tập thể các cấp hội nhân dịp Đại hội IV và 15 nămthành lập Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
– Làm thủ tục trình Nhà nước xét tặng Huân chương Lao động cho Hộivà Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho một số tổ chức và cá nhân.
2.3 Nhiệm vụ của Tiểu ban Khánh tiết:
– Soạn thảo Công văn xin phép tổ chức Đại hội (gửi Bộ Nội vụ, BộTài chính, Liên hiệp hội);
-Lập danh sách đại biểu và khách mời dự Đại hội;
-Xây dựng chương trình Đại hội;
-In ấn và phát hành giấy mời, tài liệu phục vụ Đại hội;
-Liên hệ và tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng;
– Sưu tầm các tư liệu, ấn phẩm, hình ảnh có liên quan đến 15 nămhoạt động của Hội (tập trung các năm từ 2000 đến nay) để trưng bày tại Đại hội;
-Lập kế hoạch và triển khai thực hiện các công việc có liên quan: mời báo đàiđưa tin về Đại hội, đón tiếp đại biểu, liên hệ hội trường, trang trí hộitrường, các phương tiện phục vụ trên hội trường …
2.4 Nhiệm vụ của Tiểu ban Hậucần:
-Lập dự toán kinh phí tổ chức Đại hội;
-Xin Bộ Tài chính cấp kinh phí và vận động tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chứcnhằm hỗ trợ cho đại hội;
– Theo dõi và báo cáo quyết toán thu chi có liên quan đến Đại hội;
– Thực hiện các công việccó liên quan: Chuẩn bị tặng phẩm, tổ chức điểm tâm giữa giờ; tiệc mặn cho đạibiểu; giúp đăng ký chỗ ở, tàu xe cho các đại biểu ở xa.