Nghiên cứu trao đổi

Dịch vụ kế toán cần có vị trí xứng đáng trong Luật Kế toán sửa đổi bổ sung

Tiêu đề Dịch vụ kế toán cần có vị trí xứng đáng trong Luật Kế toán sửa đổi bổ sung Ngày đăng 2014-08-07
Tác giả Admin Lượt xem 503

              Qua nghiên cứu dự thảo lần 4 của Bộ Tài chính về luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật kế toán 2003, người đọc có một số ý kiến như sau:

       1- Tổng số các điều có nội dung sửa đổi là 21/64 điều. Tuy vậy vẫn thấy nó chưa bao quát hết được những nội dung cần sửa đổi, chưa đủ để nghề nghiệp kế toán hội nhập với khu vực và thế giới, chưa đủ để dịch vụ kế toán phát triển và cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường, trong khi chúng ta đang đề nghị các quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, và theo dự kiến, năm 2015 thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN. Do vậy để nghề nghiệp kế toán nói chung và dịch vụ kế toán nói riêngcó môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển, Tôi đề nghị nên sửa đổi bổ sungluật kế toán 2003 chứ không nên chỉ giới hạn sửa đổi một số điều của luật kếtoán 2003

       2- Trọng tâm nội dung dự thảo lần 4 tậptrung vào sửa điều 29 (nói về báo cáo tài chính) điều 55 (nói về hành nghề dịchvụ kế toán) và điều 58 (nói về tổ chức nghề nghiệp kế toán), Nội dung sửa đổiđiều 55 có liên quan trực tiếp đến thị trường dịch vụ kế toán và những tổ chứcvà cá nhân hành nghề kế toán. Qua nghiên cứu thấy rằng, nội dung sửa đổi điều55 chủ yếu được áp đặt theo các quy định tương ứng của luật kiểm toán độc lập.Do vậy đa số những quy định này không phù hợp với dịch vụ kế toán. Hiện tạidịch vụ kế toán có tổ chức (hoạt đông theo quy định của pháp luật) mức độ pháttriển còn rất thấp so với kiểm toán, Tôi xin đưa ra một số tư liệu so sánh nhưsau:

– Số người có chứng chỉ Kiểm toánviên trên 2000, trong khi số người có chứng chỉ kế toán viên dưới 300 người

– Số người đăng ký hành nghề kiểmtoán gần 2000 người, trong khi đăng ký hành nghề kế toán gần 200 người

– Dịch vụ kiểm toán không chohành nghề cá nhân, trong khi dịch vụ kế toán cho hành nghề cá nhân

– Dịch vụ kiểm toán hầu như khôngcó người hành nghề bất hợp pháp (không theo quy định của pháp luật), nhưng dịchvụ kế toán lực lượng hành nghề bất hợp pháp có dến hàng ngàn người, gấp nhiềulần lực lường hành nghề đúng quy định của pháp luật

– Đơn vị khách hàng có thể tổchức bộ máy kế toán hoặc thuê làm kế toán. Họ có quyền và bắt buộc phải ký pháthành báo cáo tài chính của đơn vị mình, nhưng “kiểm toán độc lập” thì họ chỉ cóđi thuế, và chỉ kiểm toán viên và công ty kiểm toán đủ điều kiện hành nghề mớicó quyền phát hành báo cáo kiểm toán độc lập.

– Giá dịch vụ kiểm toán độc lậpcao hơn nhiều giá dịch vụ kế toán

       Khó khăn lớn nhất của dịch vụ kế toánhiện nay là không chế tài được lực lượng hành nghề kế toán bất hợp pháp. Khókhăn này lĩnh vực dịch vụ kiểm toán không có. Vì vậy nếu áp đặt các quy địnhtương ứng của luật kiểm toán độc lập cho lĩnh vực dịch vụ kế toán là hoàn toànkhông phù hợp và có nguy cơ bóp chết lực lượng hành nghề kế toán có tổ chức.

       3-Một số nội dung cụ thể không phù hợp trong điều 55 sửa đổi

– Quy định tăng thủ tục hànhchính và lệ phí đối với kế toan viên hành nghề: Người đã có chúng chỉ APC phảiđăng ký xin cấp Giấy chứng nhận đăng kýhành nghề dịch vụ kế toán và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Quy định tăng thủ tục hành chính và lệ phí đối với DN dịch vụ và hộ kinh doanh dịch vụ kếtoán. DN dịch vụ và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán sau khi có giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh phải làm hồ sơ xin cấpGiấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và phải nộp lệ phí xincấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

       Những quy định này thựcchất là trung lắp, không cần thiết, làm tăng giấy phép con, làm Nhà nước phảităng biên chế và tăng chi phi hành chính, Kế toán viên HN  và doanh nghiệp dịch vụ phải tăng thêm chiphí nộp lệ phí.

Do vậy. Tôi đề nghị bỏ các thủ tục này, và chỉ cần bổ sung điều kiệnđăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm soát khicấp giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh.

–  Quy định Phần vốn góp củanhững người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán phải chiếm trên 50% vốn điềulệ của doanh nghiệp. Như vậy thì nếu kế toán viên HN không có vốn thì không thểhành nghề. Thật vô lý, Hiện tại phần lớn KTVHN chỉ là người làm thuê. Tỷ lệ nàychỉ nên khoảng 30%.

– Quy định DN phải có ít nhất ba kế toán viên hành nghề, hiện tại hầuhết mỗi DNDVKT chỉ có 2 KTVHN, trong đó nhiều KTVHN chỉ làm bán thời gian, quyđịnh này nên có lộ trình thực hiện sau 3 năm

– Quy định người đại diện theo pháp luật,Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toánviên hành nghề; nên thay dấu phẩy(,) ở đây bằng từ “hoặc”là đủ

     4- Chưa có quy định chế tài đối với tổ chức và cá nhân hành nghề kế toánphi pháp. Để khắc phục tình trang hành nghề kế toán phi pháp hiện nay, cần bổsung quy định những đối tượng bị cấm hành nghề DVKT, cụ thể là: Những tổ chứcvà cá nhân không có đủ các điều kiện quy định về hành nghề dịch vụ kế toán thìkhông được hành nghề dịch vụ kế toán

      5- Chưa có quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức DVKT và cánhân hành nghề dịch vụ kế toán trước khách hàng và pháp luật. Cần bổ sung quyđịnh về trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức DVKT và kế toán viên  hành nghề dịch vụ kế toán trước khách hàng vàpháp luật, như ký và chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ kế toán của mình

      6- Điều 57 có sử dụng từ chứng chỉ chuyên gia kế toán, Tuy nhiêntrong luật chưa có định nghĩa cho từ này. Do vậy đề nghị bỏ từ này hoặc phải bổsung vào luật định nghĩa từ này

       7- Điều 58 dự thảo đã sửa đổi bổ sungmột số nhiệm vụ của tổ chức nghề nghiệp về kế toán, nhưng vẫn chưa phản ảnh hếtđược vai trò của tổ chức nghề nghiệp đối với dịch vụ kế toán trong kinh tế thịtrường. Do vậy đề nghị bổ sung thêm cho tổ chức nghề nghiệp nhiệm vụ: “tham giakiểm soát thị trường dịch vụ kế toán, kiểm soát đạo đức nghề nghiệp của ngườihành nghề và hội viên”.

       Đây là nội dung rất lớn trong kinh tế thị trường, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứubổ sung tạo điều kiện cho nghề nghiệp kế toán và thị trường dịch vụ kế toáncạnh tranh lành mạnh, hội nhập và phát triển

 

 

  Phạm Công Tham

  Phó chủ tịch, tổng thư ký VICA, VAA

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *