Nghiên cứu trao đổi

Kế toán quản trị môi trường tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tiêu đề Kế toán quản trị môi trường tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Ngày đăng 2014-07-03
Tác giả Admin Lượt xem 2337


Kế toán quản trị môi trường (EMA) là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp (DN) và là công cụ quản lý không thể thiếu trong DN giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đầu tư hiệu quả đáp ứng được cả tiêu chuẩn kinh tế và môi trường. EMAđã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới chủ yếu là các quốc gia phát triển.Tại Nhật Bản, EMA đã được áp dụng trong các DN từ năm 1999 giúp cho các DN gặt hái được nhiều thành công trong quản lý chi phí, gia tăng lợi nhuận hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu quá trình ứng dụng EMA trongcác doanh nghiêp Nhật Bản để rút ra các bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế.

 

Tổngquan về EMA

Trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, môitrường đang trở thành vấn đề thời sự có tính chất toàn cầu. Sự thay đổi trongnhận thức về trách nhiệm xã hội của DN trước các vấn đề môi trường đã đặt kếtoán truyền thống tại DN trước thách thức: làm sao và bằng cách nào có thể kếtoán các yếu tố môi trường? không chỉ thông qua vai trò có tính truyền thống làghi chép và báo cáo các thông tin tài chính, mà còn phải thể hiện được vai tròcủa kế toán như là một công cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản lý trong quảntrị các vấn đề môi trường trong phạm vi từng đơn vị kinh tế. Trong bối cảnh đó,sự ra đời của kế toán môi trường (EA) như là một tất yếu nhằm đáp ứng các đòihỏi về thông tin môi trường trong hoạt động của các đơn vị cả ở góc độ lý luậnvà thực tiễn. EA trong DN là một bộ phận cấu thành của kế toán liên quan đếncác thông tin về hoạt động môi trường trong phạm vi DN nhằm thu thập, xử lý,phân tích và cung cấp thông tin về môi trường cho các đối tượng trong và ngoàiDN sử dụng để ra quyết định. Trong phạm vi DN EA bao gồm: EMA, kế toán tàichính môi trường (EFA), kế toán chi phí môi trường (ECA).

EMA là sự phát triển tiếp theo của kế toánquản trị truyền thống. Theo ủy ban phát triển bền vững của Liên hợp quốc(UNDSD) định nghĩa “EMA là một sự hiểu biết tốt hơn và đúng đắn hơn về kế toánquản trị. Mục đích tổng quát của sử dụng thông tin EA là cho các tính toán nộibộ của tổ chức và cho ra quyết định. Quá trình xử lý thông tin của EMA phục vụcho việc ra quyết định bao gồm các tính toán vật chất như nguyên liệu, nănglượng tiêu thụ, dòng luân chuyển vật tư và lượng vật chất bị loại bỏ hoặc xảthải và các tính toán tài chính có tính tiền tệ đối với chi phí (cả phần bỏthêm và tiết kiệm được) doanh thu và thu nhập có liên quan đến các hoạt động cókhả năng ảnh hưởng và tác động tiềm tàng đến môi trường”. EMA được áp dụngtrong DN nhằm đạt tới các lợi ích sau:

– Nhận dạng đầy đủ, xác định chính xác vàphân bổ đúng đắn các khoản chi phí môi trường giúp cho việc định giá sản phẩmvà xác định kết quả kinh doanh đúng từ đó có quyết định đúng về chiến lược sảnphẩm cũng như đầu tư thiết bị và công nghệ.

– Kiểm soát chi phí hoạt động và cải thiệnmôi trường nhờ vào việc kiểm soát chất thải gắn với nguồn phát sinh.

– Cải thiện quan hệ với chủ nợ, ngân hàng,cổ đông, khách hàng do đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường quốc tế, tạo đượclợi thế thương mại, nâng cao uy tín trong cộng đồng nhờ phát triển hình ảnh“xanh”.

– Cải tiến hệ thống hạch toán hiện có nhờvào việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán khoa học hơn và gắn kết được luồngthông tin của các hoạt động từ các bộ phận của DN.

EMA tại Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có chương trình hạchtoán môi trường phát triển nhất trong các quốc gia Châu á. Tại Nhật Bản, sựphát triển của EMA được thể hiện trong sự phát triển của EA nói chung với mụcđích phục vụ cho nội bộ DN.

Năm 1997, Bộ Môi trường Nhật Bản (MOE) đãtiến hành những dự án nghiên cứu đầu tiên về EA.

Năm 1998 Viện Kế toán công chứng Nhật Bảnđã công bố báo cáo sử dụng thông tin chi phí môi trường để quản trị các vấn đềmôi trường. Tháng 12/1998, Báo cáo này đã chỉ ra rằng kế toán công cũng chủđộng ghép nối với EA.

Năm 1999 được coi là năm đầu tiên về EA tạiNhật. Hướng dẫn đo lường và báo cáo chi phí môi trường được thông qua bởi ủyban môi trường vào tháng 3/1999 đã thu hút được sự chú ý của các DN Nhật Bản.Tháng 9/1999 lễ ra mắt của ủy ban EA thuộc Bộ Công nghiệp và Thương nghiệp(METI) đã được thực hiện. Văn phòng chính của ủy ban là Hiệp hội quản trị môitrường cho công nghiệp (JEMAI). Hiệp hội đã tiến hành dự án nghiên cứu trong 3năm để phát triển công cụ EMA cho phù hợp với các DN Nhật Bản.

Năm 2000, Bộ Môi trường Nhật Bản (MOE) côngbố hướng dẫn EA nhằm mục đích khuyến khích các công ty Nhật Bản công bố thôngtin EA cho công chúng một cách tự nguyện thông qua các Báo cáo môi trường.Hướng dẫn này đã chỉ ra được chức năng quản trị của EA nhưng nó vẫn đặt trọngtâm hơn vào công bố các báo cáo môi trường ra bên ngoài. Bên cạnh hướng dẫn EA,năm 2001 MOE còn công bố hướng dẫn Báo cáo môi trường tự nguyện áp dụng cho cácDN Nhật Bản.

Đối với bộ phận tư nhân, Hiệp hội quản trịNhật Bản đã thành lập nhóm nghiên cứu về EA từ 7/1999 với sự tham gia của 12công ty dẫn đầu của Nhật. Nhóm nghiên cứu đã phát triển phương pháp EA  với mục đích sử dụng cho nội bộ DN thực chấtđó chính là EMA. Tháng 5/2000 nhóm đã công bố hướng dẫn thực hành “Kế toán chiphí môi trường” cho các DN Nhật Bản. Cuốn sách này được xây dựng dựa trên“Hướng dẫn kế toán chi phí môi trường” được công bố bởi Bộ Môi trường Đức.

Thông qua quá trình phát triển EMA tại NhậtBản cho thấy một số đặc điểm nổi bật trong quá trình áp dụng tại các DN nhưsau:

Thứ nhất: Sự phát triển EA tại Nhật Bản có sựthúc đẩy lớn của các cơ quan Chính phủ cụ thể là những hành động của MOEvà  METI. Trong khi những hoạt động củaMOE đặt tầm quan trọng hơn vào EA cho mục đích công bố thông tin phục vụ cácđối tượng bên ngoài (Kế toán tài chính môi trường) thì METI  nhấn mạnh đến chức năng quản trị của EA trongcác công ty (EMA). Trong giai đoạn đầu các dự án của METI được tiến hành ở cáccông ty có quy mô lớn sau đó METI tập trung vào nghiên cứu và phát triển cácphương pháp đơn giản cho các  DN nhỏ vừa. 

Thứ hai: Là nước đi sau trong nghiên cứu và ápdụng kế toán  môi trường nói chung và EMAnói riêng, Nhật Bản đã có sự vận dụng tối đa kinh nghiệm của Mỹ và Đức Đặcbiệt, phương pháp kế toán dòng vật liệu (MFCA) có nguồn gốc phát triển từ Đứcnhưng được vận dụng rất thành công tại Nhật. Tuy nhiên, sự vận dụng này có tínhđặc thù là tại Nhật Bản, MFCA chỉ tập trung vào 1 sản phẩm hoặc một quá trìnhsản xuất do vậy cho phép phân tích chi tiết quá trình cải tiến sản phẩm.

Thứ ba: Trong EA nói chung và EMA nói riêng chiphí môi trường bị giới hạn trong chi phí bảo vệ môi trường và không bao gồm chiphí vật liệu và chi phí xã hội. Tại Nhật Bản, EMA được áp dụng trong các DNkhông chỉ phục vụ cho mục đích kiểm soát chi phí, trợ giúp cho quyết định chiếnlược về thiết kế và phát triển sản phẩm, lựa chọn dự án đầu tư dài hạn mà cònphục vụ cho việc lập báo cáo môi trường bao gồm báo cáo môi trường thường niênbắt buộc theo quy định và báo cáo môi trường tự nguyện của DN.

EA nói chung và EMA nói riêng đã được ápdụng khá phổ biến ở các DN Nhật Bản. Năm 2001, trong số 1203 DN cổ phần và niêmyết trên thị trường tài chính (không bao gồm các công ty tài chính) hoạt độngđa dạng trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp ô tô, điện tử, giấy, cao su, thiếtbị vận tải, hóa học, dệt may, thực phẩm, điện và gas… thì có 208 công ty đã lậpbáo cáo môi trường của mình trong BCTC, có 140 công ty đã thực hiện công khaihạch toán chi phí môi trường trong đó có tập đoàn Toyota và tập đoàn Canon là 2tập đoàn hàng đầu tại Nhật thực hiện hạch toán chi phí môi trường có hiệu quả. ápdụng EMA đã giúp các DN Nhật Bản thu được lợi ích hàng tỷ Yên mỗi năm do cắtgiảm năng lượng  và vật liệu sử dụng,giảm thiểu chi phí xử lý chất thải và lựa chọn công nghệ và sản phẩm thân thiệnvới môi trường. Điển hình cho những thành công trong việc áp dụng EMA có thể kểđến tập đoàn Canon. Canon là tập đoàn dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuấtmáy ảnh, thiết bị nghe nhìn, máy phôtô và thiết bị máy tính cũng như các thiếtbị văn phòng khác đã áp dụng MFCA vào hoạt động từ năm 2001 dưới sự tài trợ củaMOE và METI qua đó cắt giảm các chất thải (cũng là cắt giảm chi phí môi trường)và làm tăng sản phẩm có ích từ 78% năm 2003 lên 90% năm 2007. Đầu tiên, Canontiến hành MFCA cho một dây chuyền sản xuất cho một loại thấu kính máy ảnh tạinhà máy chính. Mặc dù, quá trình sản xuất mục tiêu được xem như là sản xuấtkhông rác thải trước khi áp dụng MFCA. Những phân tích MFCA đã khởi điểm chomột loạt sự cắt giảm trong cả những ảnh hưởng môi trường và chi phí phân loạilại rác kính như là hao hụt (phí tổn) vật liệu. Trước đó rác thải kính được coinhư kết quả không thể tránh được của quá trình sản xuất và không thể ngăn chặn.Dựa trên phân tích MFCA, Canon đã giới thiệu vật liệu kính mới mỏng hơn trongmối quan hệ với nhà cung cấp kính. Sau những thành công ban đầu, Canon đã mởrộng mô hình MFCA trong toàn bộ tập đoàn.

Bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam

Nghiên cứu quá trình  áp dụng EMA tại các DN của Nhật Bản cho thấynhững bài học kinh nghiệm  đối với ViệtNam như sau:

– Mặc dù EMA là lĩnh vực thuộc về nội bộ DNnhưng sự phát triển của một lĩnh vực mới như EMA cần có có sự đóng góp quantrọng của những nỗ lực trong việc ban hành hướng dẫn và đảm bảo thực thi bằngcác nguồn tài trợ của các cơ quan Chính phủ.

– EMA có thể áp dụng cho các DN có quy môkhác nhau. Tuy nhiên, EMA thường được áp dụng tại các DN có quy mô lớn có nguồntài chính dồi dào và chính sách hoạt động nghiêm ngặt. Trong giai đoạn đầu EMAnên được thử nghiệm tại một dây chuyền hoặc một bộ phận trước khi tiến hành đạitrà toàn DN.

– Phạm vi ứng dụng của EMA trong các DN rấtđa dạng nhưng chiếm tỷ lệ cao ở những DN hoạt động sản xuất trong ngành côngnghiệp, nơi hoạt động sản xuất tác động nhiều đến môi trường.

– Phương pháp thích hợp để thực hiện EMAtrong các DN là MFCA vì nó mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cao từ việctiết kiệm vật liệu, năng lượng và sự phối hợp hoạt động chặt chẽ của tất cả cácbộ phận trong DN.

EMA đã được áp dụng phổ biến tại các quốcgia phát triển và đang được triển khai tại các quốc gia đang phát triển để đápứng cho quá trình phát triển bền vững. Những bài học kinh nghiệm từ quá trìnháp dụng EMA tại Nhật Bản sẽ tạo điều kiện cho các DN Việt Nam rút ngắn thờigian nghiên cứu thử nghiệm và nhanh chóng áp dụng có hiệu quả EMA từ đó nângcao hiệu quả quản trị kinh tế và môi trường, làm tăng sức cạnh tranh cho DNViệt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

Ths. Hoàng Thị Bích Ngọc

Tài liệu tham khảo

Ministry of Economy, Trade andIndustry  (2002). Environmentalmanagement accounting technique workbook.

Ministry of the Environment (2005).Environmental accounting guidelines.

Nguồn:tạp chí Kế toán và Kiểm toán (VAA)

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *