Về cơ bản giữ nguyên các các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thuế, tuy nhiên có sự thay đổi về tổ chức cũng như mô hình quản lý thuế, trong đó cósự ra đời của Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn (Vụ Quản lý thuế DNL). Chứcnăng, nhiệm vụ của chính của Vụ Quản lý thuế DNL được thể hiện rõ trong quyếtđịnh số 106/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế như: Xây dựngcơ sở dữ liệu về doanh nghiệp lớn ; Hướng dẫn, giải đáp cơ chế chính sáchthuế, tham mưu đề xuất về cơ chế chính sách thuế đặc thù và quản lý thuế đốivới doanh nghiệp lớn; Phối hợp thực hiện các chức năng quản lý thuế đối vớidoanh nghiệp lớn như thanh tra, quản lý nợ, xây dựng dự toán…
Việchình thành bộ phận quản lý thuế DNL đã thể hiện tính kếthợp linh hoạt mô hình quản lý thuế theo chức năng vớiquản lý thuế theo đối tượng với mục tiêu: Thí điểm thực hiện mộtcơ cấu tổ chức, hệ thống và quy trình quản lý thuế mới; đảmbảo số thu NSNN bằng cách đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ cơ bản về khai và nộpthuế; nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra, nâng cao chất lượngquản lý nợ và phục vụ người nộp thuế là doanh nghiệp lớn tốt hơn.
Ngày19/402010, Bộ Tài chính ký quyết định số 856/QĐ-BTC quy định danh sách doanhnghiệp thuộc diện Tổng cục Thuế trực tiếp tổ chức công tác quản lý thuế (DNL).Theo đó, Tổng cục Thuế (Vụ Quản lý thuế DNL) tham gia quản lý thuế đối với 35Tổng công ty, Tập đoàn gồm 415 doanh nghiệp là các Công ty con trực thuộc, đơnvị liên kết… của 35 Tổng công ty, Tập đoàn. Các DNL có mạng lưới thành viêntrên địa bàn cả nước, xong tập trung chủ yếu tại các địa bàn thành phố Hà Nội(158 doanh nghiệp), thành phố Hồ chí Minh (73), Quảng Ninh (26), Hải Phòng(16), Bà Rịa – Vũng Tàu (14), Đà Nẵng (8), Đồng Nai (6), Vĩnh Phúc (4), …
Doanhnghiệp lớn là một trong số các nguồn chủ yếu cung cấp tài chínhcho NSNN thông qua thuế, phí và góp phần tạo ra tích luỹ cho nềnkinh tế quốc gia. Có thể nói, đối với nhiều quốc gia đang phát triển, đónggóp của doanh nghiệp lớn và tổng thu nhập quốc dân và NSNN là rất lớn. Ngay cảvới nhiều nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp lớn vàoTổng thu nhập quốc dân cũng khá lớn. Với số lượng 415 DNL ở Việt Nam trong năm2009 và năm 2010 đóng góp khoảng 36% tổng thu NSNN/năm (bao gồm cả số thu từdầu thô). Do đó, việc thực hiện quản lý thuế đối với DNL là rất cần thiết. Đểquản lý thuế đối với DNL có rất nhiều nội dung cần thực hiện, trong đó nội dung100% DNL khai thuế qua mạng là một yêu cầu cấp bách để thực hiện công tác quảnlý thuế DNL ở Việt Nam
Kê khaithuế qua mạng Internet là việc doanh nghiêp kê khaithuế trên máy vi tính của mình và gửi tới cơ quan quảnlý thuế bằng mạng Internet, mà không phải gửi qua đường bưu điện hoặcđến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho cơ quan thuế. Kê khai thuế qua mạng làhình thức giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế, một trong nhữnghình thức giao dịch được pháp luật về thuế quy định, đây là hình thức giao dịchvăn minh, hiện đại.Chữ ký số là thông tin đi kèm dữ liệu nhằm mục đích xác địnhngười chủ của dữ liệu đó. Chữ ký số có thể hiểu như con dấu điện tử của ngườiphát hành văn bản, tài liệu trong giao dịch điện tử. Chữ ký số ngoài việc sửdụng cho kê khai thuế qua mạng, có thể được sử dụng trong giao dịch điện tửkhác như Hải Quan điện tử, giao dịch với Ngân hàng, Chứng khoán…Chữ ký số đãđược chứng minh đảm bảo về tính an ninh và được thừa nhận về pháp lý tươngđương với con dấu và chữ ký của doanh nghiệp.
Theoquy định, doanh nghiệp để đăng ký kê khai thuế quamạng Internet cần có chữ ký số do nhà cung cấp dịchvụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp. Để thực hiệnkhai thuế qua mạng, doanh nghiệp cần thực hiện lập hồ sơ khai thuế bằng phầnmềm ứng dụng Hỗ trợ kê khai từ phiên bản mới nhất do Tổng cục Thuế cung cấpmiễn phí; đồng thời DN đã được cấp Chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụchứng thực chữ ký số công cộng được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạtđộng. Đội ngũ kế toán doanh nghiệp phải biết sử dụng máy tính, có khả năng truycập và sử dụng mạng Internet; đồng thời có địa chỉ thư điện tử của doanh nghiệpliên lạc ổn định với cơ quan thuế, chạy được phần mềm mã vạch HTKK để tạo cácloại hồ sơ khai thuế: Tờ khai GTGT, TNDN, TTĐB, Báo cáo tài chính; sử dụng máytính nối mạng Internet để khai trực tuyến các loại hồ sơ như: Báo cáo sử dụnghóa đơn, tờ khai phí, tờ khai thuế nhà thầu…
Nhằmtạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) trong việc thực hiện nghĩavụ khai thuế, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách thủ tục hành chínhnói chung và thủ tục thuế nói riêng, thực hiện quyết định số 1830/QĐ-BTC ngày29/7/2009 của Bộ Tài chính về việc thí điểm Người nộp thuế (NNT) nộp hồ sơ khaithuế qua mạng Internet, từ tháng 8/2009 Tổng cục Thuế đã triển khai thí điểm hệthống khai thuế qua mạng tại 4 địa bàn: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và BàRịa – Vũng Tàu cho các tờ khai thuế: Giá trị gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp,Tiêu thu đặc biệt, Tài nguyên, Thu nhập cá nhân, Báo cáo sử dụng hóa đơn, Tờkhai thuế nhà thầu nước ngoài. Căn cứ quyết định số 2441/QĐ-BTC ngày 27/9/2010của Bộ Tài chính và quyết định số 1343/QĐ-TCT ngày 19/8/2010 của Tổng cục Thuếvề việc triển khai mở rộng hệ thống khai thuế qua mạng năm 2010, hệ thống iHTKKđược triển khai mở rộng 19 tỉnh/thành phố gồm: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵngvà Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, HàTĩnh, Ninh Bình, Quảng Bình, Cần Thơ, Bình Thuận, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, QuảngNgãi, Khánh Hòa, Lào Cai.
Kêkhai thuế qua mạng: Lợi ích đối với DN lớn, nhiệm vụ quan trọng trong cải cáchvà hiện đại hoá của ngành thuế
Khônggiới hạn số lần gửi 1 tờ khai: Khi doanh nghiệp kê khai sai và vẫncòn hạn nộp tờ khai, doanh nghiệp có thể gửi tờ khai thay thế với số lần gửithay thế không hạn chế. Doanh nghiệp có thể gửi tờ khai vào trước 24h ngày cuốicùng nộp tờ khai vẫn không bị tính nộp chậm.
Khônggiới hạn về “Không gian”: Doanh nghiệp có thể khai thuế qua mạng khi ở cơ quan, đang đi du lịch, đang vềquê cùng gia đình, đang đi công tác đột xuất…
Khônggiới hạn về thời gian: Doanhnghiệp có thể gửi tờ khai vào tất cả các ngày kể cả ngày lễ, tết, thứ 7, chủnhật và có thể gửi vào bất kỳ thời gian nào trong ngày từ 0h00 đến 24h00.
Tiếtkiệm chi phí: Tiết kiệm chi phíin tờ khai; tiết kiệm chi phí đi lại; tiết kiệm thời gian: thời gian tắc đường,thời gian xếp hàng …
Trườnghợp không có mặt ở trụ sở: Người đại diện doanh nghiệp vẫn có thểtự ký chữ ký số và khai thuế thông qua mạng internet hoặc có thể uỷ quyền quảnlý chữ ký số cho người được tin cậy để ký và nộp tờ khai.
Thôngtin và số liệu khai thuế của doanh nghiệp: Đảm bảo đượcgửi đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác, không sai sót, nhầm lẫndo phần mềm HTKK hỗ trợ tính toán, kiểm tra lỗi không cố ý khi khai thuế.
Đốivới cơ cơ quan thuế, khai thuế qua mạng là một nội dung quan trọng đối với côngtác cải cách và hiện đại hóa ngành thuế. Đây là giải pháp nhằm giảm tình trạngquá tải, áp lực cho các cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế.Giảm thời gian, nhân lực tiếp nhận tờ khai, đặc biệt là giảm rất nhiều chi phícho việc lưu trữ hồ sơ khai thuế cũng như tìm kiếm thông tin.
Có thể nói,khai thuế qua mạng internet là bước đi tất yếu trong giai đoạn hiệnnay nhằm từng bước hiện đại hóa ngành thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, giảm áp lựccho ngành thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây cũng là xu hướng tấtyếu trong thời kỳ kinh tế hội nhập hiện nay.
Mộtsố DNL chưa thực hiện khai thuế qua mạng: Xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Ngoàisố DNL tại các Cục Thuế chưa tiến hành triển khai công tác khaithuế qua mạng, tính đến hết 31/5/2011 mới chỉ có 266/345 doanhnghiệp lớn tại 18 Cục Thuế thực hiện khai thuế qua mạng. Một số DNL chưa thựchiện khai thuế qua mạng xuất phát từ các lý do chính sau:
Tạithông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 hướng dẫn giao dịch điệntử trong lĩnh vực thuế quy định Người nộp thuế có quyền tự do lựachọn hình thức khai và nộp thuế. Nghĩa là hiện nay việc khai thuế qua mạng chỉmang tính khuyến khích không bắt buộc đối với doanh nghiệp lớn.
-Một số DNL chưa thấy rõ lợi ích của phương thức khai thuế hiện đại này: Do côngtác tuyên truyền lợi ích của dịch vụ khai thuế qua mạng chưa được đề cao, vẫncòn một số doanh nghiệp chưa hiểu rõ dịch vụ này hoặc thấy đây là dịch vụ mớinên còn tâm lý e dè chưa đang ký tham gia thực hiện khai thuế qua mạng ngay màđợi triển khai một thời gian sau đó mới đăng ký thực hiện
-Về mặt cơ chế, chính sách, hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý quy định rõ tráchnhiệm sử dụng, bảo quản chứng thư số, hoặc lưu trữ hồ sơ khai thuế điện tử khikhai thuế qua mạng. Các DNL khai thuế qua mạng vẫn phải in thêm hồ sơ giấy đểlưu trữ phục vụ công tác thanh tra kiểm tra do một số cơ quan chức năng khi đithanh tra kiểm tra không đồng ý sử dụng hồ sơ điện tử.
-Nhiều DN nước ngoài, DN khối ngân hàng… có chính sách an ninh thông tin hoặcphần mềm diệt virus đặc thù nên khó thực hiện cài đặt phần mềm. Một số doanhnghiệp sử dụng hệ thống thư điện tử bảo mật chặn mail thông báo cấp tài khoảnvà mật khẩu của hệ thống khai thuế qua mạng.
-Các doanh nghiệp lớn chưa thực hiện khai thuế qua mạng bởi họ quan tâm đến tính bảo mật của những thông tin kê khai qua mạng sẽ được thựchiện như thế nào: Việc nộp hồ sơ khai thuế qua mạng rất an toàn, đảm bảo bímật, nó sẽ được mã hoá để bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệpđược cơ quan thuế cấp cho một mật mã riêng thay cho con dấu và chữ ký của ngườiđại diện pháp luật của doanh nghiệp, được bảo mật theo quy định của Luật Giaodịch điện tử. Giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ sẽ ký kết một thỏathuận trong đó có những điều khoản về ràng buộc trách nhiệm đối với việc bảomật thông tin. Bản thân các nhà cung cấp dịch vụ, khi được Tổng cục Thuế – BộTài chính cấp phép thì cũng đã phải trải qua các bước kiểm tra và phải đảm bảocác tiêu chuẩn đề ra của cơ quan thuế về vấn đề này. Mục tiêu an toàn bảo mậtluôn được ngành thuế đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, ngành thuế cũng sẽ phối hợpvới người nộp thuế tăng cường sao lưu, dự phòng sự cố, cháy nổ có thể làm mấtdữ liệu.
-Một số DNL không thích khai thuế qua mạng vì sợ bị cơ quan thuế tăng cường sựkiểm soát: Đây là một quan niệm không đúng vì Cơ quan thuế giám sát sự tuân thủcủa NNT với mục tiêu giúp NNT thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế đối với NSNN. Dođó thông qua khai thuế qua mạng, bộ phận quản lý thuế DNL sẽ thông báo đến DNLmột cách sớm nhất, kịp thời nếu có sự sai sót để DNL thực hiện điều chỉnh lạiđể không xảy ra tình trạng bị phạt do khai sai, không nộp tờ khai, khai thiếudo đó DNL sẽ không phải nộp các khoản phạt liên quan đến khai sai, chậm nộp,nộp không đủ. Hiện nay với số lượng 415 DNL thì việc giám sát khaithuế đối với DNL được thực hiện rất tốt bởi bộ phận quản lý thuế DNL. Đứng ởgóc độ này cơ quan thuế thực sự là một công cụ kiểm tra, giám sát tốt nhất giúpDNL tiết kiệm được các khoản chi phí liên quan đến vi phạm hành chính về thuế.Đương nhiên thông qua việc giám sát DNL thực hiện khai thuế qua mạng cơ quanthuế sẽ phát hiện ra những DNL cố tình không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối vớiNSNN và sẽ có những cơ chế xử lý đúng theo pháp luật
Giảipháp hữu hiệu để tất cả DNL kê khai thuế qua mạng
Nằmtrong chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2020, trongthời gian tới cơ quan thuế cần thực hiện một số nội dung sau để thực triểnkhai thành công việc khai thuế qua mạng internet đối vớitất cả NNT, trong đó có mục tiêu 100% số lượng DNL thực hiện khai thuế qua mạng nhằm gópphần thực hiện tốt công tác quản lý thuế đối với DNL:
Mộtlà, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của khai thuế qua mạng và sử dụngchữ ký số; Hai là, tiếp tục hoànthiện hệ thống, nâng cấp hạ tầng mạng, đường truyền thiết bị cổng thông tinđiện tử của cơ quan thuế đảm bảo hệ thống hoạt động nhanh, ổn định; Ba là, đẩy mạnh triển khai hệ thốngkhai thuế qua mạng đối với các địa phương đã có đầy đủ điều kiện cơ sở vậtchất, hạ tầng về công nghệ thông tin; Bốnlà, từng bước hoàn thiện khung pháp lý về khai thuế điện tử nhất là việc sửdụng hồ sơ điện tử đối với các doanh nghiệp. Chỉ khi nào hồ sơ điện tử củadoanh nghiệp được sử dụng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thìlúc lấy giá trị của công việc khai thuế qua mạng mới được thể hiện đầy đủ đốivới NNT.
Kết quả khai thuế qua mạng đối với doanh nghiệp lớn:
Tính đến cuối kỳ tính thuế tháng 5/2011 đã có 23.194 NNT tại 19 tỉnh, thành phố đăng ký khai thuế qua mạng và đã có 18.431 NNT thực hiện khai thuế qua mạng với tổng số Tờ khai điện tử đã nhận vào hệ thống quản lý thuế 259.337 tờ khai. Trong đó 266/345 doanh nghiệp lớn tại 18 Cục Thuế, đạt tỷ lệ gần 77 % DNL thực hiện kê khai thuế qua mạng (số DNL còn lại thuộc các địa bàn chưa triển khai hệ thống khai thuế qua mạng).
Các DNL tại Việt Nam có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như con người để thực hiện khai thuế qua mạng. Tuy nhiên, đến 31/5/2011 số lượng các doanh nghiệp lớn khai thuế qua mạng mới đạt con số 266/345 doanh nghiệp. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn. Vấn đề cần quan tâm ở đây là tại sao một số lượng lớn doanh nghiệp lớn lại chưa thực hiện khai thuế qua mạng trong khi lợi ích của việc khai thuế qua mạng đã được chứng minh rằng đó là lợi ích kép đối với doanh nghiệp lớn so với việc khai thuế thông thường (khai và nộp hồ sơ thuế bằng giấy)… |
(Lưu Ngọc Thơ – Vụ QLDNL Tổng cụcThuế)