Tin trong nước

ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Tiêu đề ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM Ngày đăng 2015-08-17
Tác giả Admin Lượt xem 891

“Đóng góp vào thành quả 70 năm Thành lập và Phát
triển của ngành Tài chính (28/8/1945 – 28/8/2015), rất cần
đề cập đến sự hình thành, phát triển của hoạt động kế toán, kiểm toán nước nhà…”-PGS.TS
Đặng Thái Hùng-Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính cho biết
khi trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN.

-PV: Ông
đánh giá thế nào về vai trò và đóng góp của Bộ Tài chính trong việc xây dựng,
phát triển hoạt động kế toán quốc gia lớn mạnh như hiện nay?


PGS.TS Đặng Thái Hùng:
Kế toán, kiểm toán
là công cụ quản lý luôn đồng hành với việc đổi mới nền kinh tế nước nhà. Nhìn lại 30 năm đổi mới (1986-2015), hoạt
động tài chính nói chung và hoạt động kế toán, kiểm toán nói riêng đã có một bước
tiến dài, có những bước đột phá từ tư duy nhận thức cho đến hành động, góp phần
đưa nền kinh tế Việt Nam tiến lên, hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế.

Với
trọng trách cơ quan chuyên m
ôn, Bộ Tài chính đã có những bước dẫn dắt hoạt động
kế toán, thực hiện cải cách, với sự bứt phá ngoạn mục qua một số dấu mốc quan
trọng:


Từ
năm 1986-1995, chế độ kế toán doanh nghiệp được cải cách từ bao cấp sang tư duy
thị trường, bước đầu hội nhập với quốc tế. Bước đột phá trong giai đoạn này là
lần đầu tiên Pháp lệnh Kế toán – Thống kê ra đời, nâng tầm pháp lý cho hoạt động
kế toán quốc gia.


Dấu ấn
mở ra trang sử mới cho sự phát triển hoạt động kế toán Việt Nam là thời điểm cách
đây 20 năm, trong quá trình đổi mới đất nước, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh
vận hành thí điểm hệ thống kế toán mới – hệ thống kế toán doanh nghiệp cải cách
(1/1/1995), để rồi sau 1 năm thử nghiệm bằng Quyết định 1141 QĐ/TC của Bộ Tài
chính, Hệ thống Kế toán doanh nghiệp cải cách được ban hành và chính thức áp dụng
thống nhất trên toàn quốc kể từ 1/1/1996.


Giai
đoạn 1996-2005, hoạt động kế toán cũng đã đạt được thành tựu quan trọng như tiến
hành nghiên cứu thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế, qua đó đúc kết với thực tế
xây dựng và ban hành Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đến 2005, Bộ Tài
chính đã ban hành đầy đủ Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Bộ Tài chính cũng
đã nghiên cứu và tham mưu trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, thông qua và ban
hành Luật Kế toán 2003 và 3 Nghị định quan trọng hướng dẫn Luật cho khu vực doanh
nghiệp; khu vực kinh doanh; quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán.


Tiếp
đến là giai đoạn 2006-2015, Bộ Tài chính tiến hành củng cố và hoàn thiện hoạt động
kế toán bằng việc ban hành hàng loạt chế độ kế toán cho các lĩnh vực quan trọng
như hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa; các loại hình đơn vị đặc thù.


Đặc
biệt là Bộ Tài chính đã xây dựng “Chiến lược phát triển
kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030”,
trình Chính phủ và
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013.


-PV: Sự
phát triển mạnh mẽ của hoạt động kế toán những năm qua đã mở đường cho hoạt động
kiểm toán độc lập tại Việt Nam hình thành và phát triển. Ông có thể cho biết rõ
hơn về vấn đề này?


PGS.TS Đặng Thái Hùng:
Cần phải khẳng định
kiểm toán là sản phẩm tất yếu của kinh tế thị trường và được phát triển từ hoạt
động kế toán. Chúng ta có thể hiểu nôm na “kế” là tạo thông tin, “kiểm” là xác
nhận thông tin.


Biến
đổi về chất trong hoạt động kế toán thể hiện ở chỗ đã đặt nền tảng và mở đầu
cho sự hình thành, phát triển hệ thống kiểm toán độc lập ở Việt Nam, cho sự ra
đời của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán; đặc biệt cho sự hình
thành các quy định pháp lý về kế toán, kiểm toán Việt Nam.


Hoạt
động kiểm toán độc lập tại Việt Nam gắn với một số dấu mốc lớn là:


Năm
1991 đánh dấu sự ra đời của kiểm toán độc lập với việc Bộ Tài chính thành lập 2
doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đúc kết thực tế, Bộ Tài chính đã tham
mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định 07/1994 hướng dẫn hoạt động kiểm toán độc
lập.


Giai
đoạn 1996-2005, Bộ Tài chính đã tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
lý hoạt động kiểm toán và phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán độc lập, đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế bước vào hội nhập. Về mặt pháp lý, Nghị định 105/2004
được ban hành thay thế Nghị định 07/1994 hướng dẫn hoạt động kiểm toán độc lập;
Bộ Tài chính đã nghiên cứu và ban hành hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán và 1 chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp. Về phát triển thị trường, từ 2 doanh nghiệp dịch vụ kế
toán, kiểm toán (năm 1991), đã lên đến 70 doanh nghiệp (cuối 2005).


Tiếp
đến, điểm nổi bật của Bộ Tài chính trong giai đoạn 2006-2015 là tham mưu, trình
Chính phủ, Quốc hội ban hành Luật Kiểm toán độc lập; cập nhật, hoàn thiện và
ban hành mới 47 chuẩn mực kiểm toán, 1 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; tạo điều
kiện cho hoạt động dịch vụ kiểm toán độc lập phát triển với 140 doanh nghiệp
tham gia thị trường.


PV: Xin ông cho biết đôi nét về mục tiêu, hành động
của ngành Tài chính đối với việc phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán thời
gian tới?


-PGS.TS Đặng Thái Hùng:
Mục tiêu quan trọng nhất đã được Bộ Tài chính xác định là thực
hiện triển khai Chiến lược phát triển kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm
nhìn 2030.

Theo đó, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp quy về kế toán – kiểm toán; tăng cường phối kết hợp với các đơn vị
và hội nghề nghiệp để phát triển thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ kế
toán, kiểm toán và tăng cường kỷ luật, nâng cao tính tuân thủ đạo đức nghề nghiệp
của đội ngũ kế toán viên và kiểm toán viên hành nghề.


Hoạt động kế toán, kiểm toán được định hình phát
triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, từ tạo lập hệ thống kế toán, kiểm toán hoàn chỉnh,
phù hợp với cơ chế quản lý nhà nước và phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
khu vực và thế giới đến xây dựng chính sách, khuôn khổ pháp lý hoạt động kế
toán kiểm toán, phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
tăng cường hợp tác quốc tế phát triển thị trường kế toán, kiểm toán hội nhập
khu vực và thế giới…


Triển khai
đề án củng cố,
hoàn thiện bộ máy hoạt động của đội ngũ làm chính sách và quản lý công tác kế
toán, kiểm toán Bộ Tài chính về cả nhân lực và vật lực ứng yêu cầu xây dựng
chính sách, quản lý và tổ chức hoạt động kế toán và kiểm toán quốc gia…

-PV: Xin cảm ơn
ông!

Song Linh (thực hiện)

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *