Chi Hội Kế Toán Hành Nghề Việt Nam (VICA)

Đôi nét về Ban Quản lý hành nghề kế toán

Tiêu đề Đôi nét về Ban Quản lý hành nghề kế toán Ngày đăng 2012-10-29
Tác giả Admin Lượt xem 746

QUYCHẾ

TỔCHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA BAN QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN

(Ban hành kèm theo Quyết định số  123 /2007/QĐ-HKT, ngày 30 / 7 /2007

 của Chủ tịch BCH TW Hội Kế toán và Kiểm toánViệt Nam)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1-      Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý hành nghề kế toán (dưới đây gọi tắt là Ban quản lý) quy định về tổ chức, hoạt động, mốiquan hệ công tác, lề lối làm việc, khen thưởng, kỷ luật đối với Ban quản lý và các cán bộ của Ban nhằm tăng cường kỷ luật, đề cao trách nhiệm của Ban quản lý và cán bộ của Ban, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hành nghềkế toán trong phạm vi cả nước.

2-      Ban quản lý, cán bộ của Ban quản lý, các cấp hội vàhội viên của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, các tổ chức, cá nhân có quan hệlàm việc với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam về quản lý hành nghề kế toánchịu sự điều chỉnh của quy chế này.

Điều 2.  Nguyên tắc hoạt động của Ban quản lý

1-      Ban quản lý làm việc theo chế độ chuyên trách; độc lậptổ chức thực hiện công việc, tự chịu trách nhiệm với công việc được giao.

2-      Cán bộ, nhân viên của Ban quản lý phải xử lý và giảiquyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền, trung thực, khách quan.

3-      Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giảiquyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, của Trung ương Hội Kế toán vàKiểm toán Việt Nam(chương trình, kế hoạch, lịch làm việc, quy chế làm việc…)

4-      Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, nhânviên của Ban quản lý, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin tronggiải quyết công việc và trong mọi hoạt động của Hội Kế toán và Kiểm toán ViệtNam, các cơ quan và đơn vị ngoài hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đượcBCH TW Hội quy định.

Chương II

TỔ CHỨC VÀCƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ

Điều 3. Ban quản lý là tổ chức chuyên môn nghiệp vụ làm việctheo chế độ chuyên trách về lĩnh vực quản lý hành nghề kế toán do TW Hội Kếtoán và Kiểm toán Việt Nam thành lập và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp củaChủ tịch Hội.

Điều 4. Ban quản lý thực hiện chức năng giúp TW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Namthực hiện các công việc đăng ký và quản lý thống nhất danh sách các tổ chức, cánhân là hội viên hoặc chưa là hội viên của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Namhoạt động trong lĩnh vực hành nghề kế toán; các công ty và kiểm toán viên, kếtoán viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn công nhận đượcđăng ký hành nghề kế toán

Điều 5.  Nhiệm vụ của Ban quản lý

1-      Giúp TW Hội tổ chức thực hiện các công việc trong phạmvi, trách nhiệm được Bộ Tài chính chuyển giao về thi tuyển và cấp chứng chỉhành nghề kế toán.

2-      Quản lý thống nhất danh sách người hành nghề kế toán,doanh nghiệp dịch vụ kế toán và các doanh nghiệp khác có hoạt động dịch vụ kếtoán (gọi chung là doanh nghiệp dịch vụ kế toán).

         Tổ chức và hướngdẫn thực hiện việc đăng ký hành nghề kế toán theo quy định của Bộ Tài chính.

         Tiếp nhận, thẩmtra hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán và xác nhận danh sách người hành nghề kếtoán của doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ kế toán và cá nhân đăng ký hành nghềkế toán có đủ điều kiện theo quy định.

         Tiếp nhận, cậpnhật và tổ chức cung cấp thông tin về mọi sự thay đổi trong các chỉ tiêu đăngký hành nghề của người hành nghề kế toán.

         Lập hồ sơ để theodõi, quản lý đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến người hànhnghề kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế toán.

         Hàng năm thựchiện công khai danh sách doanh nghiệp và cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiệnđược hành nghề kế toán trong năm sau.

         Bảo quản và lưutrữ hồ sơ đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.

3-      Tổ chức việc kiểm tra về chất lượng hoạt động dịch vụkế toán và đạo đức hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cánhân hành nghề kế toán theo quy định tại quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụkế toán ban hành theo quyết định số 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tàichính, với các nội dung chính sau:

a- Kiểm tra hệ thống

–    Xem xét vàđánh giá việc thiết kế các chính sách và thực hiện hệ thống kiểm soát chấtlượng của doanh nghiệp.

+    Xem xétviệc tuân thủ các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệpđể đánh giá về sự tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật, các quy định;về hệ thống kiểm soát chất lượng; về các chính sách và thủ tục kiểm soát chấtlượng của doanh nghiệp.

+   Xác địnhnhững nội dung cần điều chỉnh hoặc hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng.

–     Xem xétnhững nội dung có rủi ro lớn trong các hợp đồng đã lựa chọn để kiểm tra có liênquan về các tồn tại của hệ thống kiểm soát chất lượng.

–     Xem xétcách thức tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán củadoanh nghiệp

b-      Tổ chức kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán

         Kiểm tra chọn mẫumột số hồ sơ cho từng hợp đồng dịch vụ kế toán; việc thực hiện các điều khoảntrong từng hợp đồng dịch vụ kế toán như:

+  Làm kế toánvà lập báo cáo tài chính

+  Làm Kế toántrưởng

+  Thiết lập hệthống kế toán cho đơn vị

+  Cung cấp vàtư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán

+  Bồi dưỡngnghiệp vụ kế toán

+  Tư vấn tàichính, kê khai và quyết toán thuế

+  Các dịch vụkế toán khác

–   Kiểm trachất lượng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính

         Đưa ra các ý kiếnđánh giá về chất lượng dịch vụ kế toán như: thời gian, báo cáo kết quả thựchiện từng loại dịch vụ kế toán; doanh nghiệp có thiết lập các chính sách và thủtục kiểm soát chất lượng dịch vụ theo yêu cầu quy chế kiểm soát chất lượng dịchvụ kế toán, kiểm toán của Bộ Tài chính ban hành, pháp luật Nhà nước và của HộiKế toán và Kiểm toán Việt Nam hay không.

c-      Tổ chức kiểm tra đạo đức nghề nghiệp kế toán

Kiểm tra việc thực hiện “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệpkế toán” ban hành theo quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005 của Bộ Tài chính.Trọng tâm kiểm tra về những nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp kế toánnhư: độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn; tính thận trọng;tính bảo mật; tư cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực kế toán.

4-      Tổ chức hoặc phối hợp, tổ chức việc cập nhật kiến thứchàng năm cho người hành nghề kế toán; theo dõi thời gian cập nhật kiến thức củatừng người và tổ chức kiểm tra, sát hạch làm cơ sở xác nhận đủ điều kiện hànhnghề kế toán năm sau.

5-      Tham gia tổ chức giao lưu, tọa đàm về chuyên môn,nghiệp vụ kế toán cho hội viên Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam và người hànhnghề kế toán.

6-      Thực hiện theo sự ủy quyền của Trung ương Hội việc hợptác song phương và đa phương đối với Hội nghề nghiệp các nước, trước hết là cácnước trong khu vực để trao đổi nghề nghiệp kế toán, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng,tiến tới công nhận lẫn nhau về chứng chỉ nghề nghiệp kế toán.

7-      Đề xuất với Chủ tịch H ội về những kiến nghị với BộTài chính về biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quản lý hành nghề kếtoán và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của doanh nghiệp dịch vụ kế toánvà người hành nghề kế toán. Kiến nghị với Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩmquyền xử lý những sai sót và vi phạm pháp luật phát hiện trong quá trình kiểmtra.

8-      Tổ chức sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nângcao năng lực và trình độ quản lý hoạt động dịch vụ nghề nghiệp kế toán. Thựchiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định cho các cơ quan chức năng nhà nước.

9-      Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cán bộ, nhân viên củaBan quản lý.

10-       Thực hiện các công việc khác do Trung ương Hội Kế toánvà Kiểm toán Việt Namgiao.

Điều 6.  Quyền hạn và trách nhiệm

1-      Chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theochương trình, kế hoạch, quyết định của Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán ViệtNam và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và luật pháp về công việc được giao.

2-      Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tuân theo pháp luậtkhi thực hiện kiểm tra chất lượng hoạt động dịch vụ kế toán và đạo đức hànhnghề của kế toán viên. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận kiểmtra của mình.

3-      Chủ động phối hợp với hội thành viên, chi hội cơ sở vàcác đơn vị thuộc TW Hội trong việc cập nhật kiến thức nghề nghiệp, đào tạo vàbồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh tế, luật pháp cho người hành nghềkế toán.

4-      Đề xuất ý kiến, biện pháp với TW Hội Kế toán và Kiểmtoán Việt Nam nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý các tổchức, cá nhân hành nghề kế toán và các nhiệm vụ được giao.

5-      Phân công nhiệm vụ hợp lý và điều hành cán bộ, nhânviên trong tổ chức của Ban quản lý hoạt động có hiệu quả các nhiệm vụ được giao

6-      Đề nghị TW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam khen thưởng,kỷ luật, tiếp nhận, thuyên chuyển hoặc sa thải cán bộ, nhân viên của Ban quảnlý.

Điều 7.  Cơ cấu tổ chức Ban quản lý

Ban quản lý có 01 trưởng ban, 01 phó trưởng ban, vàmột số nhân viên chuyên trách (số lượng cụ thể dựa vào tình hình thực tế và nhucầu công việc do Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam quyết định).

1-      Trưởng Ban quản lý. Phụ trách chung và trực tiếp chỉđạo, điều hành:

         Tổ chức bộ máy vànhân sự

         Công tác thituyển, cấp chứng chỉ, đăng ký hành nghề và quản lý hành nghề.

         Quan hệ quốc tế

         Quan hệ hợp tác,phối hợp với các tổ chức hội thành viên và các đơn vị trực thuộc TW Hội; quanhệ làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài Hội Kế toán và Kiểm toánViệt Nam nếu được TW Hội ủy quyền

2-      Phó Ban quản lý. Điều hành tổ chuyên viên giúp việc vàtrực tiếp đảm nhiệm:

         Lập chương trình,kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Ban

         Tổ chức và chỉđạo kiểm tra chất lượng hoạt động dịch vụ và đạo đức hành nghề kế toán.

         Tổ chức cập nhậtkiến thức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý kinh tế, luật pháp cho ngườihành nghề kế toán.

         Thực hiện cáccông việc khác do Trưởng Ban quản lý giao.

3-      Tổ chuyên viên giúp việc

         Thực hiện tổ chứcthi tuyển, cấp chứng chỉ hành nghề và quản lý danh sách hành nghề kế toán.

         Kiểm tra chấtlượng hoạt động và đạo đức nghề nghiệp kế toán.

         Thu thập thôngtin, cập nhật kiến thức, bồi dưỡng nâng cao trình độ hành nghề kế toán.

         Bảo quản và lưutrữ hồ sơ.

Điều 8.  Cơ chế hoạt động của Ban quản lý

         Ban quản lý làmviệc theo chế độ chuyên trách. Mỗi cán bộ, nhân viên chuyên trách một hoặc mộtsố công việc được phân công; độc lập tổ chức thực hiện công việc, tự chịu tráchnhiệm và được bảo lưu ý kiến nếu thấy cần thiết.

         Tuân thủ phápluật Nhà nước và các quy định của TW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam; trungthực, khách quan khi xử lý công việc.

         Quan hệ trực tiếpvới các tổ chức hội thành viên, chi hội cơ sở và các đơn vị trực thuộc TW HộiKế toán và Kiểm toán Việt Namđể phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyềnthì đề xuất ý kiến với Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam để giảiquyết.

         Quan hệ làm việcvới các cơ quan, đơn vị, cá nhân bên ngoài do TW Hội Kế toán và Kiểm toán ViệtNam đảm nhiệm, hoặc TW Hội ủy quyền bằng văn bản cho Ban quản lý thực hiện.

Chương III

ĐẢM BẢO TÀICHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ

Điều 9.  Nguồn thu vàcác khoản chi cho Ban quản lý do TW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam quy địnhphù hợp với luật pháp của Nhà nước và quy chế tài chính của TW Hội.

Điều 10. Hàng năm và hàng quý, Ban quản lý lập kế hoạch thu,chi trình Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam duyệt và được tổng hợp vào kếhoạch thu, chi của TW Hội

Điều 11. Hoạt động thu, chi tài chính của Ban được hạch toántập trung tại Văn phòng TW Hội. Kế toán trưởng TW Hội tổ chức sổ kế toán đểtheo dõi, phản ánh tình hình thu, chi và lập báo cáo riêng cho Ban quản lý.Thực hiện việc công khai tài chính của Ban quản lý theo quy định của Nhà nướcvà của TW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.

Chương IV

KHEN THƯỞNGVÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 12. Khen thưởng

         Tập thể, cá nhâncủa Ban quản lý có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý nghề nghiệp kếtoán được khen thưởng theo quy định của Luật thi đua khen thưởng và quy chế thiđua khen thưởng của TW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.

         Cá nhân, tập thểcó thành tích đột xuất xuất sắc trong công tác quản lý hành nghề kế toán đượcTW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam xét và khen thưởng ngay sau khi có thànhtích đột xuất.

Điều 13.  Xử lý vi phạm

Tập thể, cá nhân của Ban quản lý có hành vi vi phampháp luật, vi phạm quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửlý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương V

ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH

Điều 14. Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký

            TrưởngBan quản lý, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc TW Hội, các tổ chức hội thànhviên và Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quy chế này;trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì phát sinh mới hoặc khó khăn, vướngmắc cần phản ánh kịp thời về Văn phòng TW Hội để tập hợp báo cáo Chủ tịch Hộisửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

            Vănphòng TW Hội có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quychế này và định kỳ tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội./.

TM.BAN CHẤP HÀNH TW

HỘI KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

CHỦ TỊCH

                                                (đã ký)

 Hà Ngọc Son

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *