Nghiên cứu trao đổi

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC (đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T3/2018)

Tiêu đề GIẢI ĐÁP THẮC MẮC (đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T3/2018) Ngày đăng 2018-05-30
Tác giả Admin Lượt xem 1381

(Đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T3/2018)

Hỏi: Theo Thông tư 200 thì khi xuất hóa đơn hàng biếu tặng hạch toán như sau: a. Nợ TK 641, 642, 133/Có TK 111, 3331 cách này là trường hợp giá vốn và giá bán bằng nhau. Hiện nay, Cty chúng tôi có xảy ra hai trường hợp như sau: 1. vào ngày 25/12/2016 cty chúng tôi có nhập lô hàng thiết bị trị giá 100tr, phục vụ cho thử nghiệm dịch vụ và kế toán đã đưa hết vào chi phí tháng 12/2016. Tuy nhiên, thiết bị này sau khi thử nghiệm thì có một số cái được sử dụng làm hàng biếu tặng khách hàng trong tháng 10/2017. Trong tháng 10/2017, chúng tôi đã xuất hóa đơn cho hàng biếu tặng này gồm tiền hàng 5tr, tiền thuế 500 ngàn. Như vậy, chúng tôi chỉ cần hạch toán Nợ TK 641/Có TK 3331: 500 ngàn hay phải hạch toán Nợ TK 641: 5.5 tr/Có TK 511: 5tr (do chi phí đã đưa hết vào năm 2016) và Có TK 3331: 500 ngàn. Trường hợp thứ 2 là Cty tôi có nhập hàng để bán thì khi giá mua là 500 ngàn /sp, giá bán niêm yết là 520 ngàn /sp. Trong tháng 10/2017 chúng tôi có mang 10 sản phẩm này tặng cho khách hàng, theo Khoản 3, Điều 7 Thông tư 219/2013/BTC thì giá xuất hóa đơn hàng biếu tặng là giá bán. Như vậy, khi xuất hóa đơn cho 10 sản phẩm này cty chúng tôi ghi nhận là tiền hàng 5.2tr, tiền thuế là 520 ngàn. Trường hợp này cty chúng tôi Nợ TK 641/Có TK 156: 5tr và Nợ TK 641/Có TK 3331 520 ngàn hay chúng tôi phải hạch toán Nợ TK 641/Có TK 156: 5tr và Nợ TK 641: (5tr + 200 ngàn + 520 ngàn)/ Có TK 511: 200 ngàn (chênh lệch giữa giá nhập kho 5tr và giá bán 5.2tr), Có TK 156: 5tr, Có TK 3331: 520 ngàn. Chúng tôi hiểu về giá xuất hàng biếu tăng theo giá bán có đúng theo quy định của Thông tư. Rất mong được hướng dẫn giúp về cách hạch toán và về giá xuất kho của hàng biếu tặng.

Trả lời:

1. Trường hợp 1: Trường hợp Cty mua một số thiết bị để thử nghiệm, khi xuất thử nghiệm giá trị các thiết bị này đã được ghi nhận vào chi phí theo quy định, sau đó dùng thiết bị sau khi thử nghiệm để biếu tặng khách hàng, trường hợp phải kê khai thuế GTGT đầu ra theo quy định, ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng: 500.000/Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: 500.000
2. Trường hợp 2: Trường hợp Cty mua hàng hóa để biếu tặng cho khách hàng, kế toán hạch toán như sau:
– Khi mua hàng, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hóa 5.000.000
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ: 500.000/Có các TK 111, 112, 331: 5.000.000
– Khi xuất biếu, tặng, ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng 5.520.000/Có các TK 152, 153, 155, 156: 5.000.000/Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: 520.000
3. Về vấn đề xuất hóa đơn và xác định nghĩa vụ thuế đối với Ngân sách Nhà nước, đề nghị Qúy độc giả thực hiện theo quy định của pháp luật Thuế.

Hỏi: Thông tư số 107/2017/TT- BTC đã có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/1010/TT-BTC. Tuy nhiên, hệ thống biểu mẫu chứng từ như: Bảng thanh toán tiền lương; Giấy đề nghị thanh toán; Giấy báo làm thêm giờ; Bảng chấm công làm thêm giờ,… trong Thông tư 107/2017/TT-BTC không có. Như vậy, kế toán các đơn vị dùng các biểu mẫu này theo văn bản nào (vì Thông tư 107/2017 thay thế hai văn bản trên, nên không thể dùng biểu mẫu của các văn bản cũ).

Trả lời:
Khoản 1, 2, Điều 3, Thông tư 107/2017/TT-BTC, ngày 10/10/2017, Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp quy định:
“1. Các đơn vị hành chính, sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
2. Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác, đơn vị hành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16, Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị”.
Theo đó, hệ thống chứng từ bắt buộc quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC bao gồm 4 mẫu: Phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán, tạm ứng, Biên lai thu tiền. Ngoài các chứng từ này, đơn vị hành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị và các mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16, Luật Kế toán./.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *