Nghiên cứu trao đổi

Hiểu để vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam

Tiêu đề Hiểu để vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam Ngày đăng 2023-11-20
Tác giả Admin Lượt xem 1020

GS.TS. Chúc Anh Tú* –  ThS. Đỗ Thu Hiền** (* Tổng Biên tập Tạp chí Kế toán và Kiểm toán – ** Học viện Chính trị khu vực I)

Nhận:            01/09/2023

Biên tập:       03/09/2023

Duyệt đăng:  12/09/2023

Tóm tắt

Kế toán quản trị chiến lược (KTQTCL) là bước phát triển của kế toán quản trị (KTQT) truyền thống, ra đời do sự thay đổi của môi trường kinh doanh và yêu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý cũng như ra quyết định của những người quản lý. Xuất hiện vào đầu những năm 1980, đã dần hình thành và phát triển với những nhóm kỹ thuật vận dụng đặc trưng, phù hợp với việc thu nhận thông tin từ bên ngoài. Cho đến nay, ngoài vai trò ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp (DN) thì KTQTCL còn cần được tăng cường vận dụng kết quả của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Vì thế, bài viết sẽ tập trung vào các nội dung nhằm tăng cường việc áp dụng KTQTCL vào các DN Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: kế toán quản trị, kế toán quản trị chiến lược, doanh nghiệp, vận dụng.

Abstract

Strategic management accounting is a development step of traditional management accounting, which was set due to changes in the business environment and information requirements to serve the management and decision-making of managers. Appearing in the early 1980s, it gradually formed and developed with specific groups of techniques suitable for receiving information from the outside. Until now, in addition to the increasingly important role for enterprises, strategic management accounting also needs to be enhanced to apply the results of the 4th industrial revolution. Therefore, the article will focus on content to enhance the application of strategic management accounting in Vietnamese enterprises today.

Keywords: managerial accounting, strategic management accounting, business, applying.

JEL Classifications: M40, M41, M49.

DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.0920231

  1. Khái quát về KTQTCL

1.1. Sự ra đời và bản chất KTQTCL

Sự thay đổi của môi trường kinh doanh vào những năm 1980, đã dẫn đến sự thay đổi của kế toán quản trị truyền thống (KTQTTT) (Traditional management accouting: TMA/Conventional management accounting: CMA) và do đó, KTQTCL (Strategic management accounting) được hình thành, với nhiều kỹ thuật để giải quyết những vấn đề tồn tại của KTQTTT.

Môi trường kinh doanh toàn cầu đã có nhiều thay đổi, đòi hỏi các DN phải áp dụng các kỹ thuật quản lý mới để ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, nhằm đạt được những lợi thế trong kinh doanh và tạo hiệu quả bền vững. Vì thế, các nhà quản trị trên thế giới đã có xu hướng vận dụng các kỹ thuật của KTQT hiện đại là KTQTCL trong quá trình hoạch định và phát triển, thực hiện và đánh giá sự thành công của chiến lược. Khả năng tiếp cận thông tin cạnh tranh và các công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định là quá trình quản trị và kiểm soát chi phí của vòng đời sản phẩm. Sự phát triển của KTQTCL và việc áp dụng trí tuệ thông minh, như: AI, phân tích dữ liệu, sự cải thiện của quá trình kinh doanh là những nhân tố được xác định như là lý do chính để các DN áp dụng KTQTCL.

Simmonds (1981) đã phát biểu về KTQTCL, cung cấp và phân tích dữ liệu KTQT về DN và đối thủ cạnh tranh của mình để sử dụng trong kiểm soát và phát triển chiến lược kinh doanh.

Năm 1988, Bromwich lặp lại quan điểm của Simmonds và nhấn mạnh rằng, DN nên tập trung vào các vấn đề bên ngoài, vì DN tạo ra lợi nhuận trên thị trường và các đối thủ cạnh tranh cũng tạo ra thách thức đối với DN trên thị trường này.

 Trong các nghiên cứu của Bromwich (1990) đã chỉ ra rằng, khái niệm liên quan đến KTQTCL cung cấp và phân tích thông tin tài chính trên thị trường sản xuất của DN, các chi phí của đối thủ cạnh tranh, cơ cấu chi phí, kiểm soát chiến lược của DN và của đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong một số thời kỳ.

Theo Dixon & Smith (1993) chỉ ra rằng, việc cung cấp và phân tích thông tin liên quan đến các hoạt động nội bộ DN, hiện tại và đối thủ cạnh tranh tương lai, những xu hướng thị trường để hỗ trợ đánh giá quá trình chiến lược.

Nhóm tác giả Foster & Gupta (1994), Roslender (1996), Wilson (1995) lại cho rằng, KTQTCL liên quan đến những vấn đề marketing của DN như thị phần và phát triển thị phần, phát triển hình ảnh của DN hay những vấn đề liên quan đến phân tích lợi ích từ khách hàng.

Nhóm tác giả khác Foster & Gupta (1994) và Wilson (1995) cho rằng, KTQTCL liên quan đến những vấn đề marketing của DN như thị phần và phát triển thị phần, phát triển hình ảnh của DN hay những vấn đề liên quan đến phân tích lợi ích từ khách hàng.

Theo như Roslender (1995), kế toán cho định vị chiến lược là một thuật ngữ có thể được sử dụng một cách hữu ích để mô tả các phát triển trong KTQT, được thiết kế để hỗ trợ nhà quản lý cấp cao bảo đảm và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Nhóm tác giả Lord (1996), Dixon & Smith (1993) nhận định, KTQTCL là sự giao thoa giữa KTQT và chiến lược DN.

Tác giả Ittner & Larcker (1997) cho rằng, KTQT đang ngày càng được kêu gọi đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin cho việc ra quyết định chiến lược và giám sát việc thực hiện và thành công của các kế hoạch chiến lược.

Theo tác giả Roslender & Hart (2003), KTQTCL được xác định là một cách tiếp cận chung để kế toán có vị trí chiến lược, được xác định bởi sự nỗ lực để tích hợp KTQT và quản trị thị trường trong khung lý thuyết quản trị chiến lược.

Theo Langfield-Smith (2008), KTQTCL đòi hỏi phải có định hướng chiến lược để phát sinh, giải thích, phân tích thông tin KTQT và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, để cung cấp đặc điểm quan trọng cho sự so sánh.

Tillmann & Goddard (2008) cho rằng, KTQTCL ở phạm vi rộng hơn, được định nghĩa như là việc sử dụng hệ thống KTQT trong việc hỗ trợ ra quyết định chiến lược.

Quan điểm của Ma & Tayles (2009), bản thân KTQT quan tâm về thông tin định hướng chiến lược cho việc ra quyết định và kiểm soát.

Akhmetzianov & Sokolov (2020) lại cho rằng, việc áp dụng KTQTCL như: vấn đề cơ bản để đánh giá vòng đời sản phẩm kế toán, chi phí mục tiêu, phân bổ chi phí và chi phí trực tiếp.

Theo Shaqqour (2020), KTQTCL yêu cầu về sự chuẩn bị và vận dụng nhiều các chính sách thực tế, các phương pháp và các công cụ nhằm điều chỉnh các định hướng chiến lược bên trong và bên ngoài của tổ chức nhằm bảo đảm cung cấp sự liên quan, hợp lý các thông tin cho DN đạt được.

Theo Duci (2021), KTQTCL là sự phát triển của KTQT và vai trò duy trì, nhằm cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định và có những quan điểm về triển vọng, không phải quan điểm lịch sử như KTQT, KTQTCL tập trung và nhiều giai đoạn, định hướng và cạnh tranh.

Nghiên cứu của Visedsun and Terdpaopong (2021) kết luận rằng, chiến lược và mục tiêu của các DN có những số liệu ảnh hưởng đặc thù vào thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, nhằm chỉ ra những kết quả của tổ chức, hệ thống KTQTCL với những kỹ thuật phù hợp, nên được áp dụng và tối thiểu hóa việc sử dụng hệ thống KTQTTT.

Lyudmila & Emil (2022) phát hiện khuôn mẫu của kế toán trách nhiệm, thông tin được sở hữu chính xác, bởi công ty được sử dụng để quản trị, đánh giá và ghi nhận các hoạt động kinh doanh.

Có thể thấy, vai trò của KTQTCL được biểu hiện trong các DN, như sau:

Một là, cung cấp thông tin hướng ra bên ngoài DN

Đó là cung cấp thông tin về các đối thủ cạnh tranh thông qua so sánh cấu trúc chi phí của đối thủ cạnh tranh, đối sánh với cấu trúc chi phí của đơn vị mình. Đồng thời, quản trị thành quả của đối thủ cạnh tranh chính để giúp nhà quản trị nhận biết được chiến lược kinh doanh của đối thủ. Từ đó, có thể xây dựng chiến lược kinh doanh của DN mình tốt hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp thông tin về khách hàng, thông qua việc so sánh doanh thu đạt được từ khách hàng hay nhóm khách hàng, với các chi phí liên quan đến doanh thu đó, phân tích lợi nhuận của khách hàng,… nhằm tìm được các khách hàng tiềm năng, thị trường sản phẩm và kênh phân phối phù hợp. Vì thông tin về khách hàng đang là mối quan tâm của các DN, việc cải thiện mối quan hệ khách hàng, làm hài lòng khách hàng và nâng cao giá trị khách hàng chính là nâng cao lợi thế cạnh tranh cho DN.

Hai là, cung cấp thông tin trong nội bộ DN

Thu thập và báo cáo các thông tin liên quan đến nội lực, nhằm khai thác tối đa các nguồn lực của DN để mang lại hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua các kỹ thuật ABC/ABM; chi phí chu kỳ sống; chi phí chất lượng; chi phí mục tiêu; chi phí chuỗi giá trị. Việc sử dụng ABC/ABM và chi phí chuỗi giá.

1.2. Đối sánh KTQTTT và KTQTCL

Có thể phân biệt KTQTTT và KTQTCL, tại Bảng 1.

Bảng 1. Đối sánh KTQTTT và KTQTCL

(Nguồn:Haider Shah, Ali Malik, Muhammad Shaukat Malik (2011), Stategic Management Accounting-A Messiah for management Accounting, Australian Journal of Business and Management Research, Vol.1 No.4 [01-07])

1.3. Các kỹ thuật vận dụng KTQTCL

Tổng hợp các kỹ thuật cơ bản được vận dụng trong KTQTCL, tại Bảng 2.

Bảng 2. Các kỹ thuật được vận dụng trong KTQTCL

(Nguồn: Nik Herda Nik Abdullah, Shamala Krishnan, Azliza Azrah Mohd Zakaria & Grace Morris (2022) Strategic management accounting practices in business: A systematic review of the literature and future research directions, Cogent Business & Management, 9:1, 2093488, DOI: 10.1080/23311975.2022.2093488)

  1. Vận dụng KTQTCL trong các DN hiện nay

Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTCL trong DN

Nguyen and Le (2020) đã chỉ ra rằng, có 07 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTCL, đó là: quy mô của DN, nhận thức của lãnh đạo, việc áp dụng chi phí KTQTCL, mức độ cạnh tranh trên thị trường chiến lược của DN, chất lượng của kế toán viên và khái niệm đúng kỳ…

Thứ hai, cung cấp thông tin hữu ích để phục vụ ra các quyết định chiến lược trong DN

Nhiều nghiên cứu trong quá khứ đã chỉ ra về sự xác định phạm vi kỹ thuật KTQTCL được sử dụng để ra các quyết định nhằm thu lợi cho tổ chức. Quy trình ra quyết định được thực hiện theo 03 cấp độ: hoạt động, chiến thuật và chiến lược. Ngoài 03 cấp độ này, ra quyết định chiến lược nhằm định hướng tương lai và bên ngoài, đối với cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, đối với những đối thủ cạnh tranh, khách hàng và môi trường kinh doanh. Các quyết định sẽ làm mở rộng thị phần và hiệu suất hoạt động tốt hơn.

Thứ ba, vận dụng KTQTCL nhằm thực hiện chiến lược về nhân sự

KTQTCL có thể được nhìn thấy như một hình thức truyền đạt tầm nhìn của người lãnh đạo, nhằm tác động đến hoạt động của nhân viên hướng tới việc đạt được các mục tiêu, bao gồm các vấn đề nhân sự về bán sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tài chính, vận hành…

Thứ tư, tăng cường vận dụng công nghệ thông tin

Tổng hợp và phân tích môi trường công nghệ trong KTQTCL, tại Bảng 3.

Bảng 3. Môi trường Công nghệ trong KTQTCL

(Nguồn: Md.Sàiul Alam, Dewan Mahboob Hossain (2021), Management Accounting in the Era of Digitalization, / The Journal of Industrial Distribution & Business Vol 12 No 11 (2021) 1-8)

Theo Oksana Onyshchenko, Zaneta Simanaviciene, Nataliia Semenyshena (2022), Industry 4.0 and Accounting: a theoretical approach, Public Policy and Accounting, gồm có:

Dữ liệu lớn/Big data

Dữ liệu lớn cho phép kế toán và tài chính đảm nhận có vai trò chiến lược hơn, giúp định hình tương lai. Dữ liệu lớn yêu cầu những người hành nghề kế toán phải điều chỉnh hệ thống của họ, để thu thập một lượng lớn dữ liệu và các sự kiện phi cấu trúc và báo cáo về báo cáo tài chính sẽ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và tất cả các bên liên quan. Big Data sẽ giảm thời gian mà kế toán viên dành cho việc thu thập, kiểm tra, xử lý dữ liệu và tăng thời gian cho việc phân tích, cung cấp cái nhìn sâu sắc về DN.

Điện toán đám mây/Cloud computing

Hệ thống đám mây hay điện toán đám mây là việc cung cấp các dịch vụ điện toán theo yêu cầu, không yêu cầu người sử dụng dịch vụ phải quản lý tích cực. Nó cung cấp các dịch vụ bao gồm phần cứng và phần mềm thông qua internet, bên trong hệ thống đám mây, các dịch vụ như dữ liệu và phần mềm có thể được truy cập từ mọi nơi và mọi lúc thông qua internet, thông qua đám mây nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng.

Cloud Accounting là sự kết hợp giữa điện toán đám mây và kế toán sử dụng máy chủ web, để tạo ra một kế toán ảo hệ thống thông tin. Có thể nói, hệ thống kế toán đám mây đã mang lại những ưu điểm, như: độ chính xác của dữ liệu, nhập và cập nhật dữ liệu nhanh hơn, tích hợp và hệ thống tập trung, dễ dàng truy cập vào thiết bị di động, nhân sự hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nó trải nghiệm các vấn đề bảo mật,  như: chiếm đoạt tài khoản, API và giao diện bị hỏng, xác thực bị hỏng, thông tin xác thực và dữ liệu bị hỏng vi phạm bao gồm kết nối internet ổn định.

Trí tuệ nhân tạo/Artificial intelligence (AI)

Trí tuệ nhân tạo là khoa học thiết kế, chế tạo và chế tạo một cỗ máy (máy tính) hoặc chương trình máy tính có trí thông minh tương tự như con người. Trí thông minh trong trường hợp này là khả năng hành động hoặc giải quyết vấn đề theo cách mọi người sử dụng trí thông minh của mình. Phạm vi của trí thông minh bao gồm nhiều khía cạnh về khả năng của trí tuệ của con người, chẳng hạn như: phản ánh, kiến thức, lập kế hoạch, học tập, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và khả năng vận dụng các đối tượng. Với trí tuệ nhân tạo, máy được kỳ vọng sẽ có trí thông minh tổng quát giống như con người.

Chuỗi khối/Block chain

Blockchain là một hệ thống lưu trữ dữ liệu số, bao gồm nhiều máy chủ (multiserver). Trong công nghệ chuỗi khối, dữ liệu được tạo bởi một máy chủ có thể được sao chép và xác minh bởi một máy chủ khác. Với blockchain, giao dịch không còn phải phụ thuộc vào một máy chủ duy nhất nữa, bởi vì giao dịch sẽ được nhân rộng trên toàn mạng. Bản chất của mạng là ngang hàng, người dùng blockchain cũng có thể tránh được nhiều loại gian lận có thể xảy ra do dữ liệu sửa đổi hoặc hack. Trên blockchain, mỗi khối (một khu vực đặc biệt chứa tất cả các thay đổi trong giao dịch) bao gồm một hàm băm, là mã định danh của dữ liệu số. Bây giờ mỗi khối chứa hàm băm của khối trước đó. Mỗi khối trong hệ thống này được kết nối với nhau và nếu có nỗ lực thay đổi dữ liệu trong một khối thì nó phải thay đổi dữ liệu trong khối khác. Mỗi khối, được bảo vệ bằng mật mã, được kết nối để tạo thành một mạng.

Ngoài ra, còn có Tự động hóa quy trình bằng Robot/Robotic Process Automation; Công nghiệp 4.0 và ERP/Industry 4.0 and ERP-systems; Công nghiệp 4.0 và vốn trí tuệ/Industry 4.0 and Intellectual Capital (IC); Công nghiệp 4.0 và ngôn ngữ báo cáo kinh doanh/Industry 4.0 and Extensible Business Reporting Language (XBRL).

Thứ năm, vận dụng KTQTCL để giải quyết các vấn đề thị trường

Lựa chọn sản phẩm

Tập trung và phân tích yếu tố cạnh tranh địa phương, những lợi thế cạnh tranh địa phương và điều tra tham chiếu các khách hàng nước ngoài để có chiến lược lựa chọn sản phẩm phù hợp, nhằm tạo ra được những sản phẩm có chu kỳ sống dài trên cơ sở phân bổ các nguồn lực giới hạn, phân khúc thị trường.

Xác định giá của sản phẩm

Với việc thực hiện giá mục tiêu (target prices) là thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm. Vì thế, cũng sẽ có lợi nhuận mục tiêu bảo đảm bù đắp đủ các chi phí.

Nhà cung cấp

Trong môi trường kinh doanh hiện đại không những đảm bảo thời gian trong sản xuất và kinh doanh, mà còn trong việc mua hàng, đặc biệt là chất lượng sản phẩm.

Tài liệu tham khảo

Akhmetzianov, A. A., & Sokolov, A. Y. (2020). Technical and economic indicators of strategic management accounting in the development companies based on the life cycle of the produce.

Alam, M. S., & Hossain, D. M. (2021). Management Accounting in the Era of Digitalization. The Journal of Industrial Distribution & Business, 12(11), 1-8.

Bromwich, M. (1988). Managerial accounting definition and scope-from a managerial view. Management Accounting, 66(8), 26-27.

Bromwich, M. (1990). The case for strategic management accounting: the role of accounting information for strategy in competitive markets. Accounting, organizations and society, 15(1-2), 27-46.

Coad, A. (1996). Smart work and hard work: explicating a learning orientation in strategic management accounting. Management accounting research, 7(4), 387-408.

Dixon, R., Smith, D.R., 1993. Strategic management accounting. Omega 21 (6), 605–618.

Duci, E. (2021). The relationship between management accounting, strategic management accounting and strategic cost management. Academic Journal of Interdisciplinary Studies, 10(5), 376-389. https://doi.org/ 10.36941/ajis-2021-0146

Foster, G., & Gupta, M. (1994). Marketing, Cost Management and Management Accounting. Journal of Management Accounting Research, 6.

Haider Shah, Ali Malik, Muhammad Shaukat Malik (2011), Stategic Management Accounting-A Messiah for management Accounting, Australian Journal of Business and Management Research, Vol.1 No.4 [01-07])

Ittner, C. D., & Larcker, D. F. (1997). Quality strategy, strategic control systems, and organizational performance. Accounting, Organizations and Society, 22(3-4), 293-314.

Langfield‐Smith, K. (2008). Strategic management accounting: how far have we come in 25 years?. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 21(2), 204-228.

Lord, B. R. (1996). Strategic management accounting: the emperor’s new clothes?. Management accounting research, 7(3), 347-366.

Trần Thị Phương Lan (2019), Thông tin hữu ích của KTQTCL cho việc ra quyết định chiến lược trong các DN, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính-Marketing, Số 49, tháng 02/2919, Trang 37-49

Lyudmila, M., & Emil, P. (2022). Strategic Management Accounting In Bulgarian Manufacturing SMEs. Journal of Contemporary Management Issues, 27(1), 309–321.

Ma, Y., & Tayles, M. (2009). On the emergence of strategic management accounting: an institutional perspective. Accounting and Business research, 39(5), 473-495.

Ministry of Finance (2006), Circulars 53/2006/TT-BTC Guide to management accounting.

Md. Saiful Alam & Dewan Mahboob Hossain (2021), Management Accounting in the Era of Digitalization, The Journal of Industrial Distribution & Business Vol 12 No 11 (2021) 1-8.

Nik Herda Nik Abdullah, Shamala Krishnan, Azliza Azrah Mohd Zakaria & Grace Morris (2022), Strategic management accounting practices in business: A systematic review of the literature and future research directions, Cogent Business & Management, 9:1, 2093488, DOI: 10.1080/23311975.2022.209348.

Onyshchenko, O. , Simanaviciene, Z., & Semenyshena, N. (2022), Industry 4.0 and Accounting: a theoretical approach. Public Policy and Accounting, (2(6)), 32–39. https://doi.org/10.26642/ppa-2022-2(6)-32-39.

Oksana Onyshchenko, Zaneta Simanaviciene, Nataliia Semenyshena (2022), Industry 4.0 and Accounting: a theoretical approach, Public Policy and Accounting, doi: https://doi.org/10.26642/ppa-2022-2(6)-32-39).

Oksana Onyshchenko, Zaneta Simanaviciene, Nataliia Semenyshena (2022), Industry 4.0 and Accounting: a theoretical approach, Public Policy and Accounting, doi: https://doi.org/ 10.26642/ppa-2022-2(6)-32-39.EGA Int. J. ofMgrat Sci., Vol. 21, No. 6,

Nguyen, Hung Quoc, and Oanh Thi Tu Le. (2020), Factors Affecting the Intention to Apply Management Accounting in Enterprises in Vietnam. Journal of Asian Finance Economics and Business 7: 95–107. [CrossRef].

Roslender, R. (1995). Accounting for Strategic Positioning: Responding to the Crisis in Management Accounting 1. British Journal of Management, 6(1), 45-57.

Roslender, R. (1996). Relevance lost and found: critical perspectives on the promise of management accounting. Critical Perspectives on Accounting, 7(5), 533-561.

Roslender, R., & Hart, S. J. (2003). In search of strategic management accounting: theoretical and field study perspectives. Management accounting research, 14(3), 255-279.

Shaqqour, O. F. (2020). Impact of vertical and horizontal integration between strategic management accounting and decision-making on reducing finan-cial failures case of Jordan. Academy of Accounting and Financial Studies Journal, 24(5), 1–9.

Simmonds, Kenneth (1981), Strategic Management Accounting, Management Accounting (U.K.) 59, 26–29.

Simon Cadez, (2006), Across- Industry Comparision of Strategic Management Accounting Practices: An Exploratory Study, Economic And Business Review, Vol 8, No 3, 279–298

Md.Sàiul Alam, Dewan Mahboob Hossain (2021), Management Accounting in the Era of Digitalization, / The Journal of Industrial Distribution & Business Vol 12 No 11 (2021) 1-8)

Tillmann, K., & Goddard, A. (2008). Strategic management accounting and sense-making in a multinational company. Management accounting research, 19(1), 80-102.

Toraman, C., & Abdioğlu, H. (2008). Genişletilebilir işletme raporlama dili (gird) ve gelir idaresince kullanimi. Afyon Kocatepe Üniversitesi İktisadi ve İdari Bilimler Fakültesi Dergisi, 10(2), 79-109.

Trunina, I. M., Vartanova, O., Sushchenko, O. A., & Onyshchenko, O. (2018). Introducing ERP system as a condition of information security and accounting system transformation.

Visedsun, N., & Terdpaopong, K. (2021). The Effects of the Strategy and Goal on Business Performance as Mediated by Management Accounting Systems. Economies, 9(4), 149. https://doi.org/10.3390/economies9040149.

Wilson, R. M. (1995). Strategic management accounting. Issues in management accounting, 2, 159-90.

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *