Tin trong nước

Hội thảo “Đổi mới quy trình kế toán trong thời đại công nghệ số”

Tiêu đề Hội thảo “Đổi mới quy trình kế toán trong thời đại công nghệ số” Ngày đăng 2018-09-26
Tác giả Admin Lượt xem 1014

Ngày 18/9/2018, tại Hà Nội và ngày 19/9/2018, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Quản lý và giám sát Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính phối hợp với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Viện Kế toán Công chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW) đã tổ chức hội thảo “Đổi mới quy trình kế toán trong thời đại công nghệ số” với sự tham gia của các diễn giả uy tín trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này. Các bài trình bày đề cập đến những vấn đề hữu ích mang tính thời sự đã thu hút và nhận được sự đánh giá cao của đại diện hàng trăm doanh nghiệp, các tổ chức đào tạo kế toán- kiểm toán có mặt tại Hội thảo.

Được chia làm hai phần, phần đầu của buổi hội thảo tập trung vào cung cấp thông tin qua bốn bài trình bày với các nội dung đang được quan tâm: Những tác động của công nghệ số đến kế toán và kinh nghiệm chuyển đổi kế toán trong thời đại công nghệ số của các nước trên thế giới; Định hướng quy định pháp lý về kế toán trong việc ứng dụng công nghệ số; Đổi mới quy trình kế toán trong thời đại công nghệ số – Những việc cần làm”. Bước sang phần đối thoại, bốn diễn giả là TS. Vũ Đức Chính – Cục trưởng, Cục Quản lý giám sát Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán – PGS.TS Đặng Văn Thanh, Tổng giám đốc điều hành Viện Kế toán Malaysia – TS.Nurmazilah Dato’ Mahzan và ông Vũ Ngọc Hoàng – Kiến trúc sư giải pháp phần mềm Oracle Việt Nam đã giải đáp nhiều vấn đề quan tâm từ các doanh nghiệp.
Tại hội thảo, ông Vũ Đức Chính, Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính cho rằng, nếu mỗi kế toán không nhận thức rõ những tác động của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đến lĩnh vực kế toán thì sẽ bị tụt hậu và khó thích ứng kịp với bộ dữ liệu công nghệ số. Hơn nữa, trong thời đại 4.0, trí tuệ nhân tạo có thể thay thế những công việc thủ công của kế toán, như thu thập, xử lý, tính toán số liệu, cũng như làm thay đổi môi trường và phương thức làm việc của người làm kế toán – kiểm toán. Cũng theo ông Chính, trong thời đại kỹ thuật số, lực lượng kế toán- kiểm toán cần được đào tạo về công nghệ, đồng thời nâng cao năng lực về kế toán quản trị trong doanh nghiệp, đây mới chính là điểm mạnh làm gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.


            Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát Kế toán và Kiểm toánVũ Đức Chính

Trong phần trình bày về sự phát triển của kế toán trong thời đại biến đổi kỹ thuật số, TGĐ điều hành Viện Kế toán Malaysia- TS.Nurmazilah Dato’ Mahzankhẳng định, người kế toán vẫn giữ vai trò chủ đạo. Theo lý giải của bà, máy móc hiện nay không thể thực hiện xét đoán chuyên môn và hoài nghi nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nghề nghiệp kế toán sử dụng những bộ dữ liệu khác nhau và đa dạng, khó chuẩn hoá. Hơn nữa, mạng lưới toàn cầu kết nối vẫn là một thách thức và bản chất không chuẩn mực của các quy định địa phương.

Tuy vậy, TS.Nurmazilah Dato’ Mahzan nhấn mạnh rằng, để thích ứng với công nghệ, người kế toán trong thời đại số cần phải được trang bị bộ kỹ năng cần thiết, gồm bộ kỹ năng công nghệ; khả năng tiếp nhận thay đổi; giao tiếp và thành thạo tiếng Anh cùng bộ kỹ năng tư duy phản biện, chiến lược và phân tích.

Theo cuộc Khảo sát công nghệ năm 2017 của Viện Kế toán Malaysia về ảnh hưởng của công nghệ đến những những hội viên trong ngành thương mại và công nghiệp. Kết quả cho thấy, các CFO tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định chiến lược ngoài lĩnh vực tài chính; An ninh mạng trở nên nổi bật hơn và chịu sự quản lý của các CFO; Các kế toán viên chuyên nghiệp cần những kỹ năng để đánh giá và thực hiện các sáng kiến công nghệ nhằmcho phép triển khai doanh nghiệp nhận thức và biến đổi hơn nữa các chức năng tài chính và kế toán cho phù hợp.
Về ảnh hưởng của công nghệ đối với những người hành nghề kế toán, kiểm toán,
TS.Nurmazilah Dato’ Mahzan cho biết: “Ngành kế toán chi khoảng 3 đến 5 tỷ USD mỗi năm cho công nghệ như phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và công nghệ nhận thức. Công nghệ số không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kiểm toán lớn, mà thậm chí ảnh hưởng nhiều hơn đến các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ.Điện toán đám mây sẽ cho phép các doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ thực hiện các thủ tục kế toán và kiểm toán ở bất kỳ địa điểm nào.”
Tại hội thảo, trong bài trình bày về “Đổi mới quy trình kế toán trong thời đại công nghệ số – Những việc cần làm”, PGS. TS Đặng Văn Thanh nói: “Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thì việc chủ động chuẩn bị những nền tảng cần thiết để tiếp cận thành tựu công nghệ mới từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam nói chung, lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán nói riêng tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, vào thị trường dịch vụ tài chính, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của đất nước.


                    Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán – PGS.TS Đặng Văn Thanh

“Mặc dù, không nằm trong 9 khu vực/lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của CMCN 4.0 nhưng kế toán, kiểm toán – khu vực được coi là đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng và tác động rất lớn của CMCN 4.0”, ông Đặng Văn Thanh nhấn mạnh thêm.

Với bài trình bày “Sự phát triển của kế toán số” tại hội thảo, ông Vũ Ngọc Hoàng – Kiến trúc sư giải pháp phần mềm Oracle Việt Nam cho rằng, kế toán số sẽ trở thành trụ cột để hỗ trợ các hoạt động thương mại với kháchhàng, đồng thời kết nối thêm nhiều thành phần cốt yếu của doanh nghiệp, nhưbáo cáo thường niên, thuế, tài chính ngân hàng, và mạng lưới“fintech”.

Cũng theo ông Hoàng, sự đột phá kỹ thuật số trong kế toán sẽ tạo ra những xu hướng mới, cụ thể, khoảng 66% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thay thế những dịch vụ mà kế toán viênhiện đang thực hiện bằng các dịch vụ đám mây. 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thay nhân viên kế toán nếu họ không thích ứng vớicông nghệ đám mây. Những công việc dễ được tự động hóa và thay thế bằngphần mềm nhất, gồm: Nhập bút toán bằng tay, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính cuối năm, lập báo cáo hoạt động kinh doanh, tiền lương, phân tích tài chính.

Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang và sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán thì việc tổ chức những hội thảo hợp tác với các tổ chức quốc tế cập nhật thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp, lãnh đạo các tổ chức đào tạo trong nước là rất cần thiết. Từ những thông tin, xu hướng quốc tế được cập nhập kịp thời sẽ giúp các doanh nghiệp, các tổ chức đưa ra các kế hoạch hành động bắt kịp với sự phát triển của công nghệ số, cũng như tận dụng được công nghệ để thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của doanh nghiệp.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *