Tin trong nước

Hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan

Tiêu đề Hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan Ngày đăng 2015-01-12
Tác giả Admin Lượt xem 885

Bộ Tài chính vừa
ban hành Thông tư số 203/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc đối
tượng giám sát hải quan được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn
hoạt động hải quan.

Theo đó, hàng hóa
tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan được lưu giữ tại khu vực cảng, kho,
bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng) bao
gồm: Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ
việc từ bỏ; không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi
chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật; hàng hóa
nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;
hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp
dỡ hàng hóa; hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có
người đến nhận.

Thông tư cũng quy
định việc xử lý đối với hàng hóa tồn đọng là hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái
xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan theo quy định phải thực hiện việc ký quỹ,
đặt cọc thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại Thông tư này, còn phải thực
hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương và Bộ Tài chính về việc quản lý và sử
dụng số tiền đặt cọc của thương nhân.

Tuy nhiên, Thông
tư này không điều chỉnh đối với hàng hóa tồn đọng ngoài địa bàn hoạt động hải
quan hoặc hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan nhưng không thuộc
đối tượng giám sát hải quan; hàng hóa tồn đọng là tang vật vi phạm pháp luật
được xác định là buôn lậu thuộc đối tượng xử lý tịch thu sung quỹ nhà nước theo
thủ tục hành chính hoặc xử lý hình sự; hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại
cảng biển Việt Nam xử lý theo Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16/5/2006 của
Chính phủ về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.

Đối tượng áp dụng
của Thông tư là cơ quan Hải quan các cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho,
bãi, chủ kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (bao gồm cả
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế), hãng tàu, đại lý
hãng tàu, doanh nghiệp giao nhận, đại diện theo ủy quyền của hãng tàu, doanh
nghiệp giao nhận…

Cũng theo Thông
tư, việc xử lý hàng hóa tồn đọng phải tuân theo thời gian, trình tự, thủ tục
quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan. Đồng thời, việc xử lý hàng
hóa tồn đọng phải kịp thời, công khai, minh bạch, đúng chế độ quy định. Định kỳ
hàng quý, chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu tiên quý sau, doanh nghiệp quản lý
hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm thông báo tình hình hàng hóa tồn đọng cho Chi
cục Hải quan quản lý.

Trường hợp chưa
đến thời hạn báo cáo định kỳ nhưng phát hiện hàng hoá đủ điều kiện xác định là
hàng hóa tồn đọng là hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy
hiểm, độc hại, hàng hoá có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, doanh nghiệp quản lý
hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan trong thời hạn
2 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện.

Doanh nghiệp quản
lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến lô hàng
hóa tồn đọng khi có đề nghị cần làm rõ của cơ quan Hải quan…

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 5/2/2015. Đồng thời, Bộ
Tài chính cũng bãi bỏ Thông tư số 15/2014/TT-BTC ngày 27/1/2014 của Bộ Tài
chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *