Nghiên cứu trao đổi

Kê khai thuế điện tử: Lợi ích và khó khăn

Tiêu đề Kê khai thuế điện tử: Lợi ích và khó khăn Ngày đăng 2015-04-15
Tác giả Admin Lượt xem 1300

Chủ
trương cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước được người dân và các DN đồng
tình. Từ đầu năm 2014 ngành Thuế, ngành Tài chính đã tích cực triển khai thực
hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia, rút ngắn thời gian doanh nghiệp (DN) phải hoàn thành thủ tục về thuế.
Ngành Thuế đã và đang phấn đấu để đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN – 6 là
171 giờ /năm (trong đó, cơ quan thuế phấn đấu giảm xuống còn 121, 5 gi?/ năm).
Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi quyết tâm của các cấp, các ngành.
Trong đó trọng tâm là cơ quan thuế.

Để
giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN, Chính phủ đã từng bước hoàn thiện khung
pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, phải kể đến các
luật thuế và Luật Quản lý thuế. Năm 2009, Tổng cục Thuế đã triển khai thí điểm
dịch vụ khai thuế qua mạng (Thông tư số 180/2010/TT-BTC) tại 4 địa bàn: Thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong
thời gian thí điểm kê khai thuế điện tử, Tổng cục Thuế Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam
về kỹ thuật, Hàn Quốc là nước có kinh nghiệm trong việc kê khai thuế điện tử,
hiện có hơn 80% DN đã quen với việc thực hiện kê khai thuế điện tử, trong khi
Mỹ và Nhật chỉ có 50%.

Khai
thuế điện tử là hình thức giao dịch điện tử giữa DN với cơ quan thuế, một trong
những hình thức giao dịch được pháp luật về thuế quy định, đây là hình thức
giao dịch văn minh, hiện đại. Người nộp thuế không cần phải trực tiếp đến cơ
quan thuế nộp hồ sơ khai thuế bằng giấy hoặc gửi qua đường bưu điện mà có thể
lập hồ sơ khai thuế dựa trên phần mềm máy tính và gửi dữ liệu đến cơ quan thuế
qua mạng Internet. Dữ liệu qua mạng sẽ được chứng thực chữ ký số và có giá trị
như hồ sơ giấy đã được chủ DN ký tên đóng dấu.

Qua
5 năm thực hiện kê khai thuế điện tử, Tổng cục thuế đã rất thận trọng trong
việc triển khai từ việc thí điểm ở những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển và
nguồn nhân lực chất lượng cao vào năm 2009, sau đó triển khai  rộng rãi 
và mang tính pháp lệnh vào năm 2010 theo Thông tư số 180/2010/TT-BTC
ngày 10/11/2010 Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7
của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 theo đó, kể từ ngày 1/7/2013, các DN đóng
trụ sở tại các tỉnh /thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc
kê khai thuế qua mạng.

Như
vậy, việc kê khai thuế điện tử đã được quy định cụ thể trong Luật Quản lý thuế,
đến cuối năm 2014 cơ quan quản lý thuế đặt mục tiêu là 95% DN kê khai thuế điện
tử. Gia lâm là vùng ngoại thành của Hà Nội là vùng triển khai thí điểm từ năm
2009, nhưng theo báo cáo của Chi cục thuế Gia Lâm, năm 2012 số DN kê khai thuế
điện tử là 44,8%, năm 2013 là 71,8% và năm 2014 là  92,5%. Như vậy, một vùng có đầy đủ điều kiện
có thể thực hiện kê khai thuế điện tử, song vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Tổng
cục thuế đặt ra. Kê khai thuế điện tử có nhiều lợi ích, nhưng cũng có không ít
khó khăn về cơ sở hạ tầng và quan trọng là yếu tố con người.


khai thuế điện tử có nhiều tiện ích cả về thủ tục hành chính và kinh tế nhưng
trong điều kiện kinh tế thị trường DN sử dụng dịch vụ công hay tư vẫn phải trả
phí cho nhà cung ứng. Kê khai thuế qua mạng, DN sẽ phải trả phí, cụ thể sẽ gồm
phí cho chữ ký số khi đăng ký (USB Token) (khoảng 500.000 đồng) và  phí duy trì chứng thực (khoảng 1.000.000 đồng
/năm). Tuy nhiên, chi phí bỏ ra không đáng kể so với lợi ích mà kê khai thuế
qua mạng đem lại cho DN:

Giảm
thời gian; Lưu trữ hồ sơ khoa học, tiết kiệm; Nâng cao trình độ sử dụng công
nghệ thông tin; Chữ ký số không chỉ sử dụng cho Khai thuế điện tử mà còn sử
dụng cho các giao dịch điện tử Hải Quan, Ngân hàng, Chứng khoán,…. 

Tuy
nhiên, triển khai việc thực hiện kê khai thuế qua mạng gặp một số khó khăn:


Sử dụng phần mềm kê khai thuế qua mạng sẽ không cập nhật được số liệu điều
chỉnh của tờ khai sau khi hết hạn nộp báo cáo thuế;


Khả năng truy cập mạng và khai thác các phần hỗ trợ kê khai của chủ DN cũng như
nhân viên kế toán thuế còn hạn chế. Thực tế, các DN tại huyện Gia Lâm trong năm
2014, gần 4,9% số lần khai thuế không thành công do thao tác sai.


Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin chưa đảm bảo chất lượng đường truyền còn bị
nghẽn cục bộ, hệ thống máy tính của nhiều DN chưa tương thích với phần hỗ trợ
kê khai thuế của BTC.

Để
chính sách hỗ trợ DN đi vào thực tế, Tổng cục thuế cần có giải pháp sớm khắc
phục những tồn tại:


Thứ nhất, Tăng cường cơ sở hạ tầng như đường truyền internet tốc độ cao để cho
việc nộp thuế  đảm bảo diễn ra nhanh
chóng, kịp thời, thông tin số liệu được gửi đến cơ quan thuế được đảm bảo. Mặt
khác, nâng cấp phần hỗ trợ kê khai, tạo kết nối giữa DN với chi cục thuế, Kho
bạc Nhà nước để thực hiện tự động rà soát, đối chiếu và chuẩn hóa dữ liệu kê
khai thuế và nộp thuế điện tử của các DN; đối với DN nhỏ và vừa cũng cần nâng
cao hệ thống máy móc thiết bị, trang bị thêm các máy móc như máy tính, máy in.


Thứ hai, Có biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu: Trong điều
kiện hiện nay, hệ thống thông tin qua mạng đã được rất nhiều cơ quan sử dụng,
việc bảo mật thông tin là tối cần thiết, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng.
Việc trợ giúp, khắc phục những vướng mắc trong quá trình kê khai cũng cần được
cơ quan thuế quan tâm.


Thứ ba, Nâng cao trình độ sử dụng máy tính của chủ DN cũng như nhân viên kế
toán bằng cách tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn về kế
toán và kỹ thuật khai thác, sử dụng phần mềm kê khai thuế qua mạng của nhân
viên, bằng việc thông qua các lớp tập huấn, tự học hỏi qua đồng nghiệp hoặc nhờ
chuyên gia hướng dẫn trực tiếp.


Thứ tư, Cơ quan quản lý thuế cần tập huấn ứng dụng phần mềm cho các DN nhỏ và
vừa, có như vậy thì mới khai thác hết các chính sách hỗ trợ DN của Tổng cục
thuế trong lĩnh vực kê khai thuế và nộp thuế.

 

Tài
liệu tham khảo

 

1.
Nghị định 91 và Thông tư 151 ngày 30/10/2014.         

2.
Năm 2014: 95% DN khai thuế qua mạng”, 
mof.gov.vn          

3.
Quyết liệt thực hiện cải cách TTHC trong lĩnh vực thuế, hải quan”, 23/12/2014.      

4.
Hệ thống quản lý DN của chi cục thuế huyện Gia L©m.

Ths. Trần Minh Huệ – Ths. Phan Lê Trang *

* Khoa Kế toán và QTKD – Học viện Nông nghiệp Việt Nam  

(Theo: TapchiKetoanvaKiemtoan)


Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *