Nghiên cứu trao đổi

Hướng dẫn hạch toán kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Tiêu đề Hướng dẫn hạch toán kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ngày đăng 2015-04-15
Tác giả Admin Lượt xem 824

Theo
q
uy định tại Điều 18, Nghị định 10/2013/NĐ- CP (sau đây viết tắt là NĐ
10) ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là TSHTĐB), các đơn vị gồm:
Khu quản lý đường bộ, sở giao thông vận tải, UBND cấp huyện, UBND cấp xã phải
thực hiện hạch toán TSHTĐB thuộc phạm vi mình quản lý từ ngày 01/01/2014. Khoản
3, Điều 18 quy định “Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn việc hạch toán, tính hao mòn và báo cáo đối với từng loại tài sản hạ
tầng đường bộ”.

Ngày 02/12/2013, Bộ Tài chính đã
ban hành Thông tư số 178/2013/TT- BTC (sau đây viết tắt là TT 178) quy định chi
tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của NĐ 10. Trong đó, đã quy định về
tính hao mòn và các biểu mẫu báo cáo TSHTĐB nhưng chưa có hướng dẫn về hạch
toán kế toán. Do đó, ngày 25/7/2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành
Thông tư số 98/2014/TT- BTC hướng dẫn kế toán TSHTĐB (sau đây gọi tắt là TT 98)
để các đơn vị có căn cứ thực hiện việc hạch toán. Đây là lần đầu tiên trong
lịch sử kế toán Việt Nam đã đưa TSHTĐB vào hạch toán trên sổ kế toán của đơn vị
kế toán, bước đầu tạo thông tin đầu vào cho đề án Tổng kế toán Nhà nước trong
tương lai.

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư:
Thông tư quy định về chứng từ kế toán, tài khoản (TK) kế toán và sổ kế toán
dùng để hạch toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là
tài sản hạ tầng đường bộ, viết tắt là TSHTĐB).

Về đối tượng áp dụng Thông tư,
gồm:

– Cục quản lý đường bộ hoặc cơ
quan, đơn vị được Bộ, cơ quan Trung ương giao trực tiếp quản lý tài sản kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.

– Sở Giao thông vận tải.

– ủy ban nhân dân quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện).

– ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã).

– Các đơn vị khác được cơ quan có
thẩm quyền giao thực hiện hạch toán TSHTĐB.

Về Chế độ kế toán áp dụng cho các
đơn vị được giao hạch toán TSHTĐB, được chia thành  2 loại như sau:

– Một là, các đơn vị hiện đang áp
dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-
BTC, gồm: Khu quản lý đường bộ (nay là Cục quản lý đường bộ), sở giao thông vận
tải, UBND huyện.

– Hai là, các đơn vị hiện đang áp
dụng chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành theo Quyết định số 94/2005/QĐ-
BTC: đó là UBND các xã.

Theo đó, các đơn vị trên vẫn thực
hiện theo các chế độ kế toán hiện hành mà đơn vị đang áp dụng trong công tác
hạch toán kế toán tại đơn vị mình (QĐ 19, đối với các đơn vị HCSN; QĐ 94, đối
với UBND xã), ngoài ra đối với TSHTĐB thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư
số 98/2014/TT- BTC.

Nội dung Thông tư hướng dẫn chi
tiết cách thức hạch toán tăng, giảm, thanh lý TSHTĐB ở từng loại đơn vị nêu
trên đây, cụ thể như sau:

Thông tư quy định bổ sung 3 TK
trong bảng  và 2 TK ngoài bảng để hạch
toán TSHTĐB, đó là:

(1) TK 217- TSHTĐB: Phản ánh giá
trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSHTĐB mà đơn vị được
giao quản lý và hạch toán theo nguyên giá.

Nguyên tắc hạch toán TK 217-
TSHTĐB

– Chỉ hạch toán vào TK này những
TSHTĐB thỏa mãn tiêu chuẩn  và điều kiện
theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 10/2013/NĐ- CP. Đối tượng ghi sổ hạch
toán là TSHTĐB theo quy định tại Điều 17, Nghị định số 10/2013/NĐ- CP mà đơn vị
được giao quản lý và hạch toán. Không phản ánh vào TK này giá trị TSHTĐB mà đơn
vị nhận uỷ thác quản lý.

– Kế toán phải theo dõi chi tiết
nguyên giá của TSHTĐB, tuỳ thuộc vào thời gian hình thành, nguyên giá TSHTĐB
được xác định như sau:

+ Đối với TSHTĐB hoàn thành đưa
vào sử dụng từ ngày 01/03/2013 về sau: Là giá trị quyết toán dự án hoàn thành
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với TSHTĐB hiện có đến
trước ngày 01/03/2013: Là giá trị được xác định theo bảng giá TSHTĐB quy định
tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính – Bộ Giao thông vận tải “Quy định
bảng giá TSHTĐB”.

+ Đối với TSHTĐB nhận điều chuyển:
Là giá trị của tài sản ghi trong nguyên giá TSHTĐB chỉ được thay đổi trong các
trường hợp sau:

+ Đánh giá lại nguyên giá TSHTĐB
theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Được nâng cấp, mở rộng theo dự
án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Bị hư hỏng nghiêm trọng do
thiên tai, địch họa, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác phải
hạch toán giảm nguyên giá theo quy định của pháp luật.

– TSHTĐB của đơn vị được ghi giảm
do những lý do khác nhau, như: Điều chuyển, thanh lý, mất, phát hiện thiếu khi
kiểm kê, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận, bị hư hại nghiêm trọng do thiên tai,
dịch họa, sự cố bất khả kháng. TSHTĐB được thanh lý là những tài sản đã bị hư
hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả; Phá dỡ TSHTĐB cũ
để đầu tư xây dựng TSHTĐB mới; Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy
hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ TSHTĐB không sử dụng được vào mục đích ban
đầu.

Khi giảm TSHTĐB, kế toán phải làm
đầy đủ thủ tục, xác định đúng những chi phí và thu nhập (nếu có). Căn cứ các
chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể.

– Mọi trường hợp tăng, giảm
TSHTĐB phải căn cứ vào báo cáo kê khai lần đầu hoặc báo cáo kê khai bổ sung để
hoàn chỉnh hồ sơ kế toán TSHTĐB.

– Mọi trường hợp phát hiện thừa,
thiếu TSHTĐB đều phải truy tìm nguyên nhân, người chịu trách nhiệm và xử lý kịp
thời để hạch toán theo quy định.

– TSHTĐB phải được theo dõi chi
tiết cho từng đối tượng, theo từng loại TSHTĐB và địa điểm quản lý, khai thác,
sử dụng TSHTĐB.

Kết cấu và nội dung phản ánh của
TK 217- TSHTĐB

– Bên Nợ TK 217: Các trường hợp
tăng nguyên giá của TSHTĐB

– Bên Có TK 217: Các trường hợp
giảm nguyên giá của TSHTĐB

– Số dư TK 217 bên Nợ: Số dư phản
ánh nguyên giá TSHTĐB hiện có mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.

TK 217- TSHTĐB có 7 TK cấp 2 và
một số TK cấp 3 theo phân loại của Nghị định 10 và Thông tư liên tịch số 99/2014/TT-BTC
ngày 29/7/2014 quy định về bảng giá TSHTĐB (sau đây gọi tắt là TTLT 99)

(2) TK 218- Hao mòn TSHTĐB: phản
ánh số hiện có và sự biến động giá trị hao mòn của TSHTĐB trong quá trình sử
dụng và những nguyên nhân khác làm tăng, giảm giá trị hao mòn của TSHTĐB mà đơn
vị được giao quản lý và hạch toán.

Nguyên tắc hạch toán TK 218 – Hao
mòn TSHTĐB:

– Việc phản ánh giá trị hao mòn
của TSHTĐB được thực hiện đối với tất cả TSHTĐB hiện có mà đơn vị được giao
quản lý và hạch toán (bao gồm cả TSHTĐB ủy thác cho đơn vị khác quản lý) trừ
các TSHTĐB sau đây không phải tính hao mòn: TSHTĐB thuê sử dụng; TSHTĐB bảo
quản, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước; 
TSHTĐB đã tính hết hao mòn mà vẫn còn sử dụng được; TSHTĐB chưa tính hết
hao mòn mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

– TSHTĐB nhận ủy thác quản lý.

+ Số hao mòn của TSHTĐB được xác
định căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về tính hao mòn TSHTĐB.

+ Việc tính và phản ánh giá trị
hao mòn TSHTĐB vào sổ kế toán được thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước
khi khóa sổ kế toán. Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể hoặc
tổng kiểm kê đánh giá lại theo chủ trương của Nhà nước thì hao mòn TSHTĐB được
tính tại thời điểm có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Kết cấu và nội dung phản ánh của
TK 218- Hao mòn TSHTĐB

– Bên Nợ TK 218: Các trường hợp
ghi giảm giá trị hao mòn TSHTĐB.

– Bên Có TK 218: Các trường hợp
ghi tăng giá trị hao mòn TSHTĐB.

– Số dư bên Có TK 218: Phản ánh
giá trị đã hao mòn của TSHTĐB hiện có.

(3) TK 467- Nguồn kinh phí đã
hình thành TSHTĐB: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đã
hình thành TSHTĐB của đơn vị.

Nguyên tắc hạch toán TK 467- Nguồn
kinh phí đã hình thành TSHTĐB

– Nguồn kinh phí đã hình thành
TSHTĐB tăng trong các trường hợp:

+ Nhận TSHTĐB do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền giao hoặc đơn vị khác bàn giao.

+ Đánh giá lại TSHTĐB theo quyết
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Nâng cấp, mở rộng TSHTĐB theo
dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Nguồn kinh phí đã hình thành
TSHTĐB giảm trong các trường hợp:

+ Phản ánh giá trị hao mòn TSHTĐB
trong quá trình sử dụng.

+ Các trường hợp ghi giảm TSHTĐB:
Thanh lý, chuyển giao cho đơn vị khác tiếp tục quản lý và hạch toán.

+ Bị hư hỏng nghiêm trọng do
thiên tai, địch họa, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác.

Kết cấu và nội dung phản ánh của
TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB.

– Bên Nợ TK 467: Các trường hợp
nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB giảm.

– Bên Có TK 467: Các trường hợp
nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB tăng.

– Số dư bên Có TK 467: Số dư phản
ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB hiện có của đơn vị.

(4) Hướng dẫn phương pháp hạch
toán kế toán một số nghiệp vụ tăng, giảm và hao mòn TSHTĐB.

a) Kế toán tăng TSHTĐB

– TSHTĐB tăng do được cơ quan có
thẩm quyền giao quản lý, căn cứ Báo cáo kê khai lần đầu, ghi:

Nợ TK 217- TSHTĐB /Có TK 467-
Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB.

– TSHTĐB tăng do nhận điều chuyển
từ đơn vị khác, căn cứ báo cáo kê khai bổ sung TSHTĐB, ghi:

Nợ TK 217- TSHTĐB (Nguyên giá)

            Có
TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn luỹ kế) (nếu có)       

            Có
TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại).

– Trường hợp tăng TSHTĐB do xây
dựng mới, nâng cấp, mở rộng dự án. Khi dự án hoàn thành, căn cứ vào Quyết định
phê duyệt dự án hoàn thành (đối với dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết
toán). Biên bản quyết toán A – B (đối với dự án hoàn thành chờ phê duyệt quyết
toán), ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang /Có TK
331- Các khoản phải trả (3311).

Đồng thời, ghi tăng nguyên giá
TSHTĐB:

Nợ TK 217- TSHTĐB (Theo chi phí
nâng cấp, mở rộng)/ Có TK 241- XDCB dở dang.

Đồng thời, ghi tăng nguồn kinh
phí đã hình thành TSHTĐB:

Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư
XDCB /Có TK 467-  Nguồn kinh phí hình
thành TSHTĐB.

– Trường hợp tăng TSHTĐB nhận bàn
giao từ chủ đầu tư là đơn vị thực hiện nâng cấp, cải tạo, mở rộng dự án, đơn vị
nhận bàn giao TSHTĐB ghi:

Nợ TK 217- TSHTĐB (Theo chi phí
nâng cấp, mở rộng)/ Có TK 467-  Nguồn
kinh phí hình thành TSHTĐB.

(Xem tiếp số sau)

Toán Thị Ngoan *

*Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính

(Theo: TapchiKetoanvaKiemtoan)

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *