Nghiên cứu trao đổi

Tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Thực trạng và kiến nghị

Tiêu đề Tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Thực trạng và kiến nghị Ngày đăng 2015-04-15
Tác giả Admin Lượt xem 1293

Tổ
chức kế toán quản trị (KTQT) là việc tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố của
KTQT nhằm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính
của một doanh nghiệp (DN) (đơn vị), nhằm giúp các nhà quản trị DN đưa ra các
quyết định kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tối ưu.

Thực
trạng tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp xây lắp (DNXL) trên địa bàn Nghệ An

Hiện
nay, có khoảng 170 DNXL trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các DN chủ yếu có quy mô vừa
và nhỏ. Số lượng các DNXL không ngừng tăng lên trong các năm gần đây, tuy nhiên
năng lực cạnh tranh của các DN chưa cao. Điều này do nguyên nhân khách quan và
chủ quan của chính các DN. Công tác kế toán trong các DNXL góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao tính cạnh tranh. Tổ chức KTQT là một phân hệ trong hệ thống
kế toán DN. Các DNXL trên địa bàn đang từng bước đưa KTQT vào DN.

Qua
khảo sát cho thấy, tổ chức KTQT trong các DNXL trên địa bàn đã đạt được một số
kết quả đáng ghi nhận. Công tác KTQT đã được thực hiện tại một số DN thông qua
việc kết hợp giữa KTTC và KTQT trong một số phần hành như kế toán chi phí. Các
DN đã xây dựng được một số dự toán phục vụ cho công tác đấu thầu. Hệ thống sổ
sách kế toán trong các DN tương đối đầy đủ, theo đúng quy định của chuẩn mực và
chế độ kế toán, phục vụ tốt yêu cầu KTTC.

Bên
cạnh đó, tổ chức KTQT tại các DN cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục.

Về
hệ thống định mức chi phí và hệ thống dự toán ngân sách trong các DN xây lắp.
Các DNXL mới chỉ xây dựng dự toán chi phí thi công và dự toán bảng tổng hợp giá
trị hợp đồng phục vụ công tác đấu thầu. Chưa có DNXL nào phân tích cách ứng xử
của chi phí đối với mức độ hoạt động của DN. Giá vật tư xây dựng dự toán chưa
bám sát thị trường, chưa tính đến yếu tố trượt giá, trong quá trình thi công có
sự thay đổi các chi tiết của hạng mục công trình so với bản thiết kế dẫn đến dự
toán chi phí thay đổi.

Về
tổ chức KTQT các yếu tố sản xuất. Một số ít DNXL trên địa bàn đã có quan tâm tổ
chức KTQT các yếu tố sản xuất tương đối quy củ, bao gồm: Tổ chức KTQT TSCĐ, tổ
chức KTQT hàng tồn kho, tổ chức KTQT lao động tiền lương, cung cấp được các
thông tin cần thiết phục vụ quản trị DN. Tuy nhiên, công tác KTQT các yếu tố
sản xuất chưa sâu.

Về
tổ chức KTQT chi phí được thực hiện ở nhiều DNXL chủ yếu là phân loại chi phí
theo chức năng của chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất gồm chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC và chi phí ngoài sản xuất gồm
CPBH và CPQLDN. DN chưa có sự quan tâm đúng mức tới vệc phân loại chi phí theo
mối quan hệ với mức độ hoạt động thành chi phí biến đổi và chi phí cố định,
phân loại chi phí phục vụ quyết định của nhà quản trị thành chi phí chìm, chi
phí chênh lệch và chi phí cơ hội dẫn tới thiếu thông tin phục vụ cho nhà quản
trị đưa ra quyết định chính xác. Do vậy, công tác phân loại chi phí chưa đáp
ứng yêu cầu quản trị chi phí. Việc hạch toán chi phí theo phương pháp đầy đủ
chỉ đáp ứng được yêu cầu khi xây dựng BCTC cho bên ngoài.

Về
phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 100% các DNXL trên địa
bàn chưa thực hiện công tác này. Việc phân tích chi phí để ra quyết định mới
chỉ dừng lại ở mức so sánh giữa giá bán với giá thành sản xuất để xác định lợi
nhuận gộp của từng công trình (CT) và hạng mục công trình (HMCT). Khi việc đưa
ra quyết định kinh doanh chỉ phụ thuộc vào việc so sánh giữa giá bán và giá
thành công việc sẽ dẫn đến bất cập. Đó là giá thành sản xuất phụ thuộc rất
nhiều với việc phân bổ chi phí SXC và chi phí máy thi công. Tuy nhiên, việc
phân bổ chi phí SXC và chi phí MTC trên thực tế còn có nhiều vướng mắc, dẫn đến
công tác phân bổ chưa đạt độ chính xác cao.

Về
tổ chức kế toán trách nhiệm. Các DNXL trên địa bàn chưa thành lập các trung tâm
kế toán trách nhiệm theo KTQT. Việc đánh giá hiệu quả mới chỉ dừng lại ở đánh
giá hiệu quả các CT và HMCT theo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh
của BCTC. Việc chưa thành lập các trung tâm kế toán trách nhiệm theo KTQT dẫn đến
không đánh giá được hiệu quả của từng trung tâm chi phí, doanh thu, lợi nhuận,
không phân tích được các nguyên nhân và đưa ra được giải pháp bám sát các vấn
đề về chi phí, doanh thu và lợi nhuận.

Về
tổ chức hệ thống báo cáo KTQT. Các DNXL đều tổ chức sổ kế toán để ghi chép tập
hợp chi phí sản xuất, tính giá thành, doanh thu và lợi nhuận theo đúng quy định
của chế độ kế toán.  Tuy nhiên, với hệ
thống sổ sách và báo cáo mới chỉ đáp ứng yêu cầu của KTTC, gần như không có báo
cáo nội bộ phục vụ KTQT gây khó khăn cho các nhà quản trị khi cần đưa ra quyết
định một cách chính xác và kịp thời do thiếu thông tin phù hợp. Hệ thống báo
cáo KTQT cần phải được thiết kế để phản ánh số liệu dự toán, số liệu thực tế
phát sinh, phần chênh lệch giữa số liệu dự toán với số liệu thực tế, trên cơ sở
đó phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp. Các DN không lập BCKQKD theo cách
ứng xử của chi phí nên chưa đánh giá được tầm ảnh hưởng của biến phí và định
phí tới lợi nhuận hoạt động SXKD.

Về
tổ chức mô hình KTQTV


hình tổ chức KTQT trong các DNXL chưa rõ nét. Các nội dung KTQT đều được tổ
chức thực hiện trong sự gắn kết với hệ thống kế toán theo từng phần hành kế
toán. Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào sẽ thực hiện cả KTQT và KTTC.
Mô hình nàyM, giúp tiết kiệm chi phí tổ chức vận hành bộ máy kế toán nhưng hiệu
quả không cao vì KTTC và KTQT tuân thủ những nguyên tắc khác nhau.

Nguyên
nhân của các hạn chế trong công tác tổ chức KTQT trong các DNXL trên địa bàn
tỉnh Nghệ An

Tổ
chức KTQT trong các DNXL trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang còn manh nha nhỏ lẻ. Số
DNXL thật sự tồn tại hệ thống KTQT là rất ít. Vì vậy, tổ chức KTQT trong các DN
còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nguyên nhân của các hạn chế này, xuất phát từ chính
bản thân các DN và từ phía cơ quan chức năng Nhà nước.

Về
bản thân DN, do quy mô DN chủ yếu là vừa và nhỏ nên hầu như các DNXL trên địa
bàn Tỉnh Nghệ An không có tổ chức bộ máy KTQT riêng biệt. Bộ máy kế toán  chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận, xử
lý và cung cấp thông tin của KTTC.

Nhà
quản trị DN chưa nhận ra  tầm quan trọng
của thông tin KTQT phục vụ việc ra quyết định quản lý nên còn coi nhẹ công tác
tổ chức KTQT.

Trình
độ chuyên môn cán bộ kế toán tại DN chưa cao, chưa nắm vững các nội dung cơ bản
của tổ chức KTQT.

Trình
độ về công nghệ thông tin của kế toán viên trong các DN còn hạn chế trong việc
ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Đặc biệt, là máy vi tính chưa hiệu quả,
thu thập, xử lý, tổng hợp cung cấp lưu trữ thông tin phục vụ yêu cầu của KTQT
còn sơ sài.


sở vật chất trong các DN chưa đáp ứng yêu cầu công tác tổ chức KTQT.

Hệ
thống chứng từ của nhiều DN chưa thể đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho
KTQT. Hệ thống sổ sách còn sơ sài về số lượng, biểu mẫu, nội dung, gây khó khăn
cho DN khi áp dụng KTQT. Đặc biệt, ở DN siêu nhỏ, hệ thống kế toán rất manh mún,
việc ghi chép các số liệu kế toán chỉ mang tính tường thuật.

Bên
cạnh đó, có những DN thuê dịch vụ kế toán thì việc ghi chép rất chính xác và
đúng quy định phục vụ KTTC nhưng kế toán bên ngoài không thể thực hiện công tác
KTQT cho DN.

Về
phía cơ quan chức năng Nhà nước thì hệ thống văn bản hướng dẫn tổ chức công tác
KTQT chưa thật cụ thể, nhất là đối với hoạt động mang tính đặc thù như xây lắp.
Hiện nay, ngoài thông tư 53/2006/TT-BTC thì chưa có thêm văn bản nào hướng dẫn
về tổ chức thực hiện công tác KTQT trong DN.

Giải
pháp nâng cao công tác tổ chức KTQT trong các DNXL trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Để
nâng cao hiệu quả tổ chức  KTQT trong các
DNXL trên địa bàn Tỉnh Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm tăng cường
khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cần thực hiện một số giải
pháp:

(1)
Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống định mức và hệ thống dự toán ngân sách. Hệ
thống định mức bao gồm định mức hao phí vật liệu, định mức hao phí nhân công,
định mức hao phí máy thi công. Khi xây dựng hệ thống định mức dự toán xây dựng
cần căn cứ vào những quy định tiêu chuẩn về quy trình, quy tắc, quy phạm kỹ
thuật thuộc lĩnh vực XDCB do Nhà nước ban hành và áp dụng thống nhất trong cả
nước, tình hình quản lý thi công của đơn vị. Định mức dự toán phải luôn sửa đổi
theo biến động thị trường đảm bảo tính cạnh tranh mà vẫn đáp ứng chất lượng
công trình.

(2)
Hoàn thiện tổ chức quản trị chi phí. Thực hiện phân loại chi phí theo mối quan
hệ với mức độ hoạt động thành chi phí biến đổi và chi phí cố định, phân loại
chi phí phục vụ quản lý thành chi phí chìm, chi phí cơ hội và chi phí chênh
lệch. Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công
hợp lý với đặc thù từng DNXL. áp dụng phương pháp hạch toán chi phí biến đổi
cùng với các báo cáo tài chính theo phương pháp lãi góp vô cùng hữu ích khi xây
dựng BCTC nội bộ.

(3)
Về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Thực hiện phân tích
sự ảnh hưởng của các yếu tố như giá bán, chi phí biến đổi (gồm chi phí NVLTT,
chi phí NCTT,…), chi phí cố định, giá bán, khối lượng tới lợi nhuận như thế
nào.

(4)
Về tổ chức kế toán trách nhiệm. Thành lập các trung tâm trách nhiệm gồm trung
tâm doanh thu, trung tâm chi phí và trung tâm lợi nhuận. Mỗi trung tâm tập
trung nghiên cứu các vấn đề trọng tâm thuộc trách nhiệm của mình nhằm hướng tới
mục tiêu tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Các trung tâm vừa
hoạt động độc lập vừa phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm đạt mục tiêu cao nhất.

(5)
Về tổ chức hệ thống báo cáo KTQT. Bước đầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống Báo
cáo KTQT phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của DN.
Các báo cáo KTQT kiến nghị bao gồm: Báo cáo bộ phận – được lập theo cách ứng xử
của chi phí nhằm phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận từng bộ phận trong
DN. Từ đó, giúp nhà quản trị các cấp có căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của
bộ phận, báo cáo kết quả kinh doanh theo các ứng xử của chi phí, nhằm đánh giá
được tác động của biến phí và định phí tới lợi nhuận của DN, thể hiện vai trò
của chỉ tiêu lãi trên biến phí, đồng thời tạo thuận lợi cho việc phân tích mối
quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

(6)
Về mô hình tổ chức KTQT DN cần tìm hiểu sâu và ứng dụng linh hoạt mô hình kết
hợp trong tổ chức KTQT, sử dụng nó như công cụ quản lý đắc lực cho việc phân
tích số liệu, ra quyết định chiến lược phát triển. Chú trọng đào tạo nghiệp vụ
KTQT cho kế toán viên trong bộ máy tổ chức. Hướng tới sự chuyên môn hóa của
KTQT.

Việc
hoàn thiện tổ chức KTQT trong các DN nói chung và DNXL nói riêng là một vấn đề
cấp thiết nhưng vô cùng phức tạp, nó liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp quản
lý. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này cần có điều kiện thực hiện đồng bộ từ phía
Nhà nước, ngành chủ quản và DN, cũng như các tổ chức đào tạo tư vấn về quản lý
kinh tế và kế toán.

 

Tài
liệu tham khảo

1.
PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, “Giáo trình KTQT DN” NXB Tài chính, Hà Nội

2.
TS. Huỳnh Lợi, “KTQT”, NXB Giao thông vận tải

3.
TS Hoàng Văn Tưởng (2010) “Tổ chức KTQT với việc tăng cường quản lý hoạt động
kinh doanh trong các DNXL Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, ĐHKTQD, Hà Nội

4.
Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN

5.
Báo cáo Tổng kết 6 tháng đầu năm 2014 tại Hiệp hội DN nhỏ và vừa Tỉnh Nghệ An,
tháng 07/2014.

Nguyễn Thị Mai Lê *

*Khoa Kinh tế – Đại học Vinh

(Theo: TapchiKetoanvaKiemtoan)

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *