Nghiên cứu trao đổi

Kế toán trách nhiệm trong quản lý kinh tế ở doanh nghiệp

Tiêu đề Kế toán trách nhiệm trong quản lý kinh tế ở doanh nghiệp Ngày đăng 2014-10-16
Tác giả Admin Lượt xem 4256

 

Cùngvới sự phát triển của khoa học quản lý nói chung và khoa học quản lý kinh tếnói riêng. Đòi hỏi công tác quản lý kinh tế phải không ngừng thay đổi và pháttriển để đáp ứng nhu cầu quản lý mới. Nhu cầu quản lý mà có sự phân định tráchnhiệm rõ ràng, cụ thể đối với từng cấp quản lý. Nhu cầu quản lý này đòi hỏiphải hình thành và xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm. Có nhiều quan điểmkhác nhau về kế toán trách nhiệm (KTTN)

KTTNlà công cụ để kiểm soát hoạt động và chi phí của tổ chức. KTTN là sự phát triểncủa hệ thống kế toán được thiết kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quantrực tiếp cho các cá nhân trong tổ chức, người chịu trách nhiệm kiểm soát. Hệthống kiểm soát này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý trong đơn vị.

KTTNlà một bộ phận của kế toán quản trị, nó liên quan đến việc tích lũy, báo cáo vềthu nhập, chi phí, trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết địnhtrong hoạt động hàng ngày.

KTTNlà một trong những nội dung cơ bản trong kế toán quản trị tại doanh nghiệp(DN). Nó là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò quantrọng trong điều hành, kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của đơn vị.

Từnhững quan điểm trên cho thấy bản chất của KTTN là mỗi bộ phận được phân cấpquản lý trong bộ máy quản lý có quyền kiểm soát, chỉ đạo và chịu trách nhiệm vềnhững nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi phân cấp quản lý của mình. Theo phạmvi phân cấp quản lý đó từng bộ phận thu thập và báo cáo thông tin về doanh thuvà chi phí lên bộ phận quản lý cấp trên. Bộ phận quản lý cấp trên sử dụng nhữngthông tin này để đánh giá hiệu quả của từng cấp quản lý trong bộ máy quản lý.

Tùythuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức, mức độ phân cấp quản lý và mục tiêu của nhàquản trị DN mà có các trung tâm trách nhiệm tương ứng. Mỗi trung tâm sẽ xácđịnh quyền và trách nhiệm đối với từng đối tượng cụ thể. Trung tâm trách nhiệmtrong một tổ chức có toàn quyền kiểm soát chi phí, doanh thu và các khoản đầutư. Các trung tâm trách nhiệm tạo ra mối liên hoàn trong hệ thống quản lý. Căncứ vào mức độ phân cấp quản lý, quyền và trách nhiệm của trung tâm thông thườngcó 4 trung tâm trách nhiệm như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trungtâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Căn cứ vào phân cấp quản lý, trách nhiệm vàquyền hạn của các trung tâm mà được nhà quản lý giao để xác định một bộ phậntrong một tổ chức quản lý thuộc trung tâm nào.

Cáctrung tâm trách nhiệm trong KTTN thường bao gồm:

Trungtâm chi phí: là trung tâm mà nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc có quyềnkiểm soát về chi phí không có quyền kiểm soát về doanh thu, lợi nhuận hay đầutư. Trung tâm chi phí chịu trách nhiệm về các khoản chi phí đầu vào của DN thườngđược xác định theo các bộ phận chức năng như phân xưởng sản xuất, tổ đội sảnxuất,.. Trách nhiệm chính của trung tâm chi phí là kiểm soát và báo cáo về chiphí. Mỗi trung tâm chi phí có thể bố trí một hoặc nhiều đơn vị chi phí tùythuộc và việc cân nhắc về lợi ích và chi phí của việc vận hành và kiểm soát.Việc đánh giá hiệu quả của trung tâm chi phí thường  phân tích, so sánh giữachi phí định mức hoặc chi phí kế hạch với chi phí thực tế trên cả số tương đốivà số tuyệt đối. Trung tâm chi phí thường gắn liền với cấp quản lý mang tínhchất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ. Trung tâm chi phí thườngthực hiện các nhiệm vụ như lập dự toán chi phí, phân loại chi phí thực tế phátsinh, so sánh chi phí thực tế với chi phí định mức…

Trungtâm doanh thu: Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chịu trách nhiệm vềviệc tích lũy doanh thu và không phải chịu trách nhiệm về chi phí, lợi nhuận vàvốn đầu tư. Quyết định của người quản lý trung tâm này thường liên quan đếncông việc  bán hàng,  xác định giá bán tạo ra doanh thu cho quátrình bán hàng, quá trình tiêu thụ sản phẩm… Trung tâm doanh thu gắn với cấpquản lý cơ sở thường là bộ phận kinh doanh, trưởng chi nhánh, khu vực, cửahàng… Để đánh giá hiệu quả của trung tâm doanh thu người ta thường phân tích,so sánh, đánh giá sự biến động doanh thu, chi phí bán hàng trên hai mặt sốtuyệt đối và số tương đối.

Trungtâm lợi nhuận: Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chịu trách nhiệm chocả chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Nhà quản lý trung tâm này có quyền quyếtđịnh hoạt động sản xuất sản phẩm, cơ cấu chi phí, giá thành sản phẩm, quyếtđịnh chiến lược bán hàng, xác định giá bán… để đem lại một khoản lợi nhuận.Trung tâm lợi nhuận thường gắn với các bậc quản lý cấp trung như giám đốc điềuhành công ty, giám đốc khu vực, giám đốc các công ty phụ thuộc trong Tổng côngty hoặc các chi nhánh…. Để đánh giá hiệu quả các trung tâm lợi nhuận thường sosánh sự biến động lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch hoặc sự biến động của lợinhuận thực tế giữa các năm.

Trungtâm đầu tư: Là trung tâm chịu trách nhiệm trong việc tạo ra doanh thu, kiểmsoát chi phí, lợi nhuận và hiệu quả đầu tư. Nhà quản lý trung tâm này có quyềnquyết định toàn bộ các hoạt động trong đơn vị. Trung tâm đầu tư thường gắn vớicấp quản lý cao nhất trong công ty như Hội đồng quản trị, Tổng công ty… Để đánhgiá hiệu quả hoạt động của các trung tâm này người ta thường sử dụng các chỉtiêu như: tỷ suất sinh lời, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư…

Vai trò của KTTN trong quản lý kinh tế

Mộtlà, KTTN tạo điều kiện, thúc đẩy và khuyến khích việc phát huy năng lực các nhàquản lý ở các cấp quản lý để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.

Hailà, KTTN giúp nhà quản lý kiểm soát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận quảnlý được phân cấp trong bộ máy quản lý.

Balà, KTTN cung cấp thông tin cho các nhà quản lý các cấp trong việc thực hiện tổchức và điều hành toàn DN.

Bốnlà, KTTN giúp nhà quản lý xây dựng các trung tâm trách nhiệm phù hợp với đặcđiểm tổ chức và phân cấp quản lý tạo điều kiện để nhà quản trị có thể có hệ thốngđược các công việc của từng trung tâm, thiết kế các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động. Đồng thời điều chỉnh kế hoạch của các bộ phận trong DN sao cho phùhợp.

KTTNlà một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Càng ngày, KTTN càngcó vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý kinh tế ở các DN trên thế giớiđặc biệt là những nước phát triển rất quan tâm đến loại kế toán này. Đối vớiViệt nam, kế toán quản trị nói chung, KTTN nói riêng còn là một vấn đề khá mớimẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức KTTN là một yêu cầu cấp thiết đối vớicác DN hiện nay. Đặc biệt là các DN có quy mô, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấutổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, nhiều cá nhân.

 

TS. Trần Hải Long*

* Đại học Thương mại

 

Tài liệu tham khảo

 

BộTài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT- BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quảntrị trong DN.

ĐặngThị Hòa (2009), Kế toán quản trị, NXB Thống kê.

NguyễnNgọc Quang(2009), Kế toán quản trị, NXB Tài chính

ĐoànXuân Tiên (2009), Kế toán quản trị, NXB Tài chính.

Cáctrang web chuyên môn nghiệp vụ liên quan…

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *