Nghiên cứu trao đổi

Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán

Tiêu đề Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán Ngày đăng 2014-10-16
Tác giả Admin Lượt xem 13582

 

Thông tin là dữ liệu đã được xử lý và mang ý nghĩa rõ ràng. Thông tin cũng có thể bị diễn đạt sai lệch,xuyên tạc do tác động cố ý hay vô ý của con người hay sinh vật khác. Hiểu một cách đơn giản thì là dữ liệu đã qua xử lý, đối chiếu và trở nên có ý nghĩa đối với người dùng. Thông tin kế toán (TTKT) là thông tin do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp, là những thông tin có tính hiện thực, đã xảy ra, có độ tin cậy và có giá trị pháp lý. Theo Gelinas và Dull (2010) thì thông tin kế toán là những sự kiện, con số được thể hiện trong một hình thức hữu ích với người sử dụng để phục vụ cho việc ra quyết định.

Chất lượng TTKT

Thông tin có chất lượng nếu nó là thông tin thích hợp để đáp ứng yêu cầunhư chính xác, đầy đủ, kịp thời và duy nhất (Baltan, 2012). Chất lượng thôngtin có đặc điểm là có thể đáp ứng hoặc thậm chí vượt qua mong đợi của kháchhàng, người sử dụng thông tin, chất lượng thông tin là sự khác biệt giữa thôngtin yêu cầu và thông tin đạt được (Rapina 2014, theo Lesca và Lesca, 1995).Theo Gelinas và ctg (2012) thì thông tin có chất lượng là thông tin cung cấp cólợi cho các nhà kinh doanh. Mỗi người sử dụng thông tin có tiêu chí, yêu cầu cụthể về chất lượng thông tin, nhưng đều nhấn mạnh đến sự liên quan, tính kịpthời, chính xác và đầy đủ. Chất lượng thông tin được mô tả thông qua đặc tínhcủa nó là hữu ích cho người sử dụng (Eppler, 2006). Chất lượng TTKT được đolường qua tính chính xác, phù hợp, kịp thời và đầy đủ (Rapina(2014), theo SongLin Xiong và Huang, (2011). Wang và Strong (1996) đã đưa ra Khuôn mẫu khái niệmvề chất lượng của dữ liệu với 4 loại và 16 thuộc tính bao gồm: Chính xác, kháchquan, đáng tin cậy, uy tín, khả năng truy cập, bảo mật, thuận tiện, sự thíchhợp, giá trị gia tăng, kịp thời, đầy đủ, số lượng thông tin, có thể hiểu được,dễ hiểu, trình bày súc tích, trình bày nhất quán. Cũng theo Wang và ctg (1999)thì chất lượng thông tin được định nghĩa là sẽ phù hợp của người sử dụng thôngtin. Kahn và Strong (1998) cho rằng chất lượng thông tin là đặc tính của thôngtin để giúp đạt được các yêu cầu hay sự mong đợi của người sử dụng thông tin;việc đo lường chất lượng thông tin có tính cảm tính và sự khác biệt giữa thôngtin yêu cầu và thông tin đạt được càng nhỏ thì chất lượng thông tin càng cao.Như vậy, có các quan điểm khác nhau về chất lượng thông tin nhưng chúng tôi chorằng, theo quan điểm nào thì chất lượng thông tin xét cho cùng đều được đánhgiá dựa trên mức độ đáp ứng của nó đối với người sử dụng thông tin. Tổng hợpcác nghiên cứu đã công bố thì có nhiều tiêu chí khác nhau để đo lường chấtlượng của thông tin nói chung, TTKT nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiêncứu cùng đề cập các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin như sau: Chính xác,khách quan, đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy, bảo mật. Chúng tôi cho rằng khiTTKT thỏa mãn tốt các yêu cầu trên thì được xem là có chất lượng.

Các nhân tố ảnh hưởng đếnchất lượng TTKT

Ahmad Al-Hiyari và ctg (2013) đã công bố trong công trình nghiên cứu về cácnhân tố ảnh hưởng đến hệ thống TTKT và chất lượng TTKT cho rằng chất lượng củaTTKT phụ thuộc vào các yếu tố nhân sự, cam kết quản lý, trong đó cam kết quảnlý được hiểu là một cam kết tổng thể mà theo đó không chỉ có sự tham gia củanhà quản lý và nhân viên trao quyền mà còn để làm việc theo nhóm, trong nội bộnhóm và nối giữa các nhóm, nhằm thực hiện thông tin liên lạc thông suốt trongtoàn bộ tổ chức; hệ thống thông tin (IT); chất lượng dữ liệu. Tuy nhiên, kếtquả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố chất lượng dữ liệu không có ảnh hưởng đáng kể.Theo một nghiên cứu khác của Rapina(2014) đã kết luận các yếu tố cam kết quảnlý, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng củaTTKT. Theo Heidi Vander Bauwhede (2001), nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến báocáo tài chính (BCTC) bao gồm: Quyết định của nhà quản lý (như quyết định vềchính sách kế toán áp dụng, xử lý công nợ, quản trị hàng tồn kho, thanh lý tàisản, …),  cơ chế quản lý bên ngoài (nhưchất lượng kiểm toán), cơ chế quản trị nội bộ, các quy định về BCTC, hệ thốngpháp luật, cấu trúc tài chính, sự phân tán giữa quyền sở hữu và quyền kiểmsoát, nhu cầu và mục tiêu của BCTC. Như vậy, chất lượng TTKT chịu ảnh hưởng củacác nhân tố cơ bản sau: (1)-Nguồn nhân lực kế toán và nhà quản lý: Năng lực,trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, ý thứctuân thủ pháp luật của các nhà quản lý doanh nghiệp (DN) và nhân lực kế toán;(2)-Hệ thống TTKT (IT): Hệ thống thiết bị công nghệ thông tin truyền thông,phần mềm quản lý, phần mềm kế toán,… ảnh hưởng đến tính kịp thời, tính chínhxác, tính đầy đủ của TTKT cung cấp; (3)-Môi trường DN: Tổng hòa các yếu tố bêntrong và bên ngoài DN có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt độngcủa DN bao gồm: Văn hóa DN, cơ cấu tổ chức, chính sách đãi ngộ, áp lực côngviệc, ngành nghề kinh doanh, sự cạnh tranh,… đều có thể có những ảnh hưởngnhất định đến chất lượng TTKT; (4)- Hệ thống văn bản pháp quy (Luật, chuẩnmực,…) và sự quản lý, giám sát việc tuân thủ các quy định về kế toán của Nhànước. Chúng tôi khái quát lại theo ba nhóm nhân tố là: Nhân sự kế toán và cácnhà quản lý; môi trường DN; Hệ thống văn bản pháp quy và quản lý, giám sát củaNhà nước.

Mô hình, giả thiết và phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngTTKT với ba nhóm nhân tố cơ bản sau (Hình 1).

Giả thuyết nghiên cứu:

H1: Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực kế toán, các nhà quản lý với chất lượngTTKT

H2: Hệ thống văn bản pháp quy và quản lý, giám sát của Nhà nước ảnh hưởngđáng kể đến chất lượng TTKT

H3: Có mối quan hệ đáng kể giữa môi trường DN với chất lượng TTKT

Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 155 đối tượng là Kế toán trưởng, kếtoán viên, Giám đốc/Phó giám đốc trong 52 DN để khảo sát thông qua hình thứcphát phiếu khảo sát trực tiếp. Thông tin thu thập được phân tích thông qua phầnmềm SPSS để kiểm định độ tin cậy của thang đo, và phân tích hồi quy tuyến tínhđể đo lường mức độ tác động của các nhân tố, kiểm tra mức độ phù hợp của môhình và kiểm định các giả thuyết. Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên cáchiểu biết có được từ các nghiên cứu trước và khảo sát sơ bộ một số đối tượng đểđiều chỉnh nội dung cho phù hợp. Sau khi sàng lọc phiếu điều tra thu thập được,có 05 phiếu không phù hợp bị loại bỏ, còn lại 150 phiếu hợp lệ (đạt tỷ lệ96,77%). Kết quả như sau:

– Đối với Nhân sự kế toán và nhà quản lý, hệ số tương quan tổng biến củacác biến đo lường thành phần đều đạt giá trị >0.5. Trong đó giá trị nhỏ nhấtlà 0.799 (q2.1) và giá trị cao nhất là 0.865 (q2.2). Nhân tố Nhân sự kế toán cóCronbachs Alpha là 0.944.

– Đối với Hệ thống pháp luật và quản lý, giám sát của Nhà nước, hệ số tươngquan tổng biến của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị >0.5; Trongđó giá trị nhỏ nhất là 0.810 (q3.3) và giá trị cao nhất là 0.831 (q3.4). Nhântố Hệ thống pháp luật và quản lý, giám sát của Nhà nước có Cronbachs Alpha là0.922.

– Đối với Môi trường DN, hệ số tương quan tổng biến của các biến đo lườngthành phần đều đạt giá trị >0.5. Trong đó giá trị nhỏ nhất là 0.587 (q5.1)và giá trị cao nhất là 0.794 (q5.3). Nhân tố Môi trường DN có Cronbachs Alphalà 0.859.

– Các thành phần của thang đo chất lượng TTKT đều thỏa mãn điều kiện củaphép đánh giá Cronbachs Alpha.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu

Để đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượngTTKT chúng tôi sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội giữa 3 nhân tố ảnhhưởng thu được từ phần phân tích nhân tố ở trên. Kết quả thu được bảng hồi quy(bảng 1).

Như vậy 3 nhân tố trên giải thích được 74.7% sự thay đổi của biến phụthuộc, còn lại 25.3% là những nhân tố không được đưa vào mô hình. Đại lượngthống kê Durbin-Waston = 1.819 cho thấy không có sự tương quan giữa các phầndư. Điều này có nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lậpcủa các sai số.

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể chúng tôi xem xét đếngiá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F=143.934, giá trị Sig =0.000, vậy bác bỏ giả thiết R2  =0 hay môhình hồi quy có thể suy rộng ra tổng thể. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) củatừng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 (q1 là 1.481, q2 là 2.322, q3 là 1.277)chứng tỏ mô hình không có vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.

Theo phân tích ở trên có 3 biến độc lập ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, cácnhân tố thuộc mô hình đều có ý nghĩa và có tương quan thuận chiều với chấtlượng TTKT, các hệ số hồi quy B đều >0. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nhưsau: Nhân tố nhân sự kế toán và nhà quản lý có ảnh hưởng là 67.0%; Sig =0.000<0.05, vậy chấp nhận nhân tố này. Nhân tố Hệ thống pháp luật và quảnlý, giám sát của Nhà nước có ảnh hưởng là 25,2% với Sig = 0.000<0.05) nênchấp nhận nhân tố này. Nhân tố môi trường DN có ảnh hưởng là 8.5%, Sig =0.073>0.05, loại bỏ nhân tố này. Như vậy mô hình hồi quy là:

Chất lượng TTKT = 0.255 + 0.616 q1 + 0.227q2

Thông qua ảnh hưởng của hai biến độc lập là nhân sự kế toán và nhà quản lý;Hệ thống pháp luật và quản lý, giám sát của Nhà nước cho thấy hai biến này ảnhhưởng đáng kể đến chất lượng TTKT của các DN Việt Nam.

Việt Nam có trên 80% là DN vừa và nhỏ (DNVVN), trong đó có nhiều DN siêunhỏ, việc sử dụng nhân lực kế toán nhiều DN chưa hợp lý nên dẫn đến tình trạngkiêm nhiệm, quá tải trong công việc trong khi năng lực chuyên môn và kinhnghiệm thực tế còn nhiều hạn chế. Ngược lại, những DN có nhân viên kế toán cónăng lực chuyên môn, kinh nghiệm lại chịu áp lực điều chỉnh thông tin theo mụcđích của nhà quản lý nên dẫn đến xảy ra gian lận trên BCTC; trình độ, năng lực,kinh nghiệm của các nhà quản lý trong các DN mà đặc biệt là các DNVVN còn nhiềuhạn chế, sự hiểu biết về tài chính kế toán chưa đầy đủ nên nhiều trường hợp gâykhó khăn cho người làm kế toán trong xử lý và cung cấp thông tin. Hệ thống vănbản pháp quy về tài chính, kế toán đã được ban hành tương đối đầy đủ nhưng đangtrong quá trình hoàn thiện dẫn đến vẫn còn nhiều bất cập, công tác kiểm tra,kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện tại các DN gặp nhiều khó khăn.

Kết luận và một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT của các DNViệt Nam

Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy có thể giải quyết về chất lượng TTKT củacác DN Việt Nam thông qua nâng cao chất lượng của nhân sự kế toán và các nhàquản lý, đồng thời cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là vănbản pháp luật liên quan đến kế toán của Nhà nước cũng như tăng cường hoạt độngquản lý, giám sát của Nhà nước về việc tuân thủ pháp luật về kế toán đối vớicác DN này.

Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT của các DN Việt Nam:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng của nhân sự kế toán. Nhà nước cần quy địnhchặt chẽ hơn về việc hành nghề kế toán. Cũng như các ngành nghề khác trong xãhội hiện nay, người làm kế toán cần phải có chứng chỉ hành nghề, trong đó quyđịnh rõ ràng các điều kiện về chuyên môn, kinh nghiệm thực tế khi tham gia thichứng chỉ hành nghề. Việc bắt buộc quy định phải có chứng chỉ hành nghề kế toánvà gắn vào đó là trách nhiệm nghề nghiệp của người làm nghề không những gópphần nâng cao năng lực chuyên môn mà còn góp phần nâng cao trách nhiệm, đạo đứcnghề nghiệp của người làm kế toán. Thêm vào đó, Nhà nước có thể nghiên cứuhướng tới quy định bắt buộc khối lượng cập nhật kiến thức cho Kế toán trưởnghàng năm nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, cập nhật văn bản phápluật.

Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý và hiểu biết pháp luật kinh tế nóichung, chính sách pháp luật về kế toán, tài chính, thuế nói riêng cho các nhàquản lý DN. Các cơ quan quản lý Nhà nước nên kết hợp với các hiệp hội nghềnghiệp, tổ chức xã hội tổ chức cập nhật kiến thức cho các cán bộ quản lý DN vềcách thức tiếp cận các thông tin pháp lý, thông tin thị trường, bổ sung cáckiến thức pháp luật kinh doanh nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà rấtnhiều các DN mới thành lập, giám đốc DN hiểu biết về pháp luật còn hạn chế,nhiều nhà quản lý DN còn yếu về năng lực quản lý, thiếu kinh nghiệm dẫn đếnnhiều sai phạm trong quản lý kinh tế.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán, đặc biệt làLuật Kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán tạo điều kiện tăng cường quảnlý, giám sát của Nhà nước, giám sát của cộng đồng DN, nhà đầu tư, người dântrong lĩnh vực này, góp phần tăng cường nâng cao chất lượng TTKT, đảm bảonguyên tắc công khai, minh bạch đối với đơn vị kế toán cũng như toàn xã hội.

Thứ tư, nâng cao trách nhiệm của các DN trong việc tuân thủ quy định phápluật về tài chính, kế toán nhằm tạo điều kiện cho kế toán thật sự trở thành mộtcông cụ quản lý tài chính của DN, của Nhà nước. Khi đề ra các chính sách phápluật thì các cơ quan Nhà nước phải tập trung vào thanh tra, kiểm tra việc chấphành của các đối tượng áp dụng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằmphát hiện kịp thời những vi phạm để ngăn chặn, xử phạt đối với những trường hợpcố ý làm trái dưới mọi hình thức nhằm nâng cao chất lượng của TTKT. Thực tiễnnước ta hiện nay đã và đang xuất hiện những hình thức tội phạm mới, lợi dụngmột số cơ chế chính sách và sơ hở trong quản lý để thực hiện hành vi gian lậncác TTKT. Lịch sử phát triển của công tác quản lý Nhà nước đã chứng minh đượcchức năng thanh tra, kiểm tra là tất yếu nhằm bảo đảm chính sách pháp luật đượcthực thi nghiêm túc. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần được cải cáchnhư sau: (1)-Phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong đó tậptrung vào các đối tượng có nhiều rủi ro (chậm công bố thông tin hay thông tinsai lệch, thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế, chậm nộp thuế….);(2)-Quy định rõ chế tài, mức độ hình thức xử phạt trong văn bản pháp luật.(3)-Tăng cường chức năng cho các cơ quan quản lý của Nhà nước được quyền điềutra, khởi tố những vụ án vi phạm nghiêm trọng. Đồng thời, phải thành lập bộphận kiểm tra nội bộ các cơ quan này nhằm đảm bảo các bộ phận trực thuộc cơquan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thực hiện đúng đường lối, chính sách, chốngnhũng nhiễu, tiêu cực. (4)- Nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra, kiểm tra,kiểm toán đi đôi với hiệu quả quản lý, trong đó đòi hỏi người làm công tácthanh tra, kiểm tra, kiểm toán có sự tổng hợp các kỹ năng quản lý toàn diệnnhư: Lập kế hoạch, chuẩn hóa quy trình làm việc, kiến thức về quản lý, chínhsách pháp luật, nghiệp vụ, ứng dụng tin học.

Hình1: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Bảng 1: Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Model Summaryb

Model

R

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1

.864a

.747

.742

.30488

1.819

 

 

TS. Nguyễn Thị Hồng Nga

Đại học Công nghiệp Hà Nội

 

 

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

2. Ahmad Al-Hiyari (2013),Factors that Affect Accounting InformationSystem. Implementation and AccountingInformation Quality: A Survey in University UtaraMalaysia,http://article.sapub.org

3. Baltzan, P. (2012), BusinessDriven Information Systems,. Third Edition. New York: McGraw Hill.International Edition.

4. Eppler (2006), ManagingInformation Quality: Increasing the Value of Information in Knowledge-IntensiveProducts and Processes….

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *