Nghiên cứu trao đổi

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí tại các Cty sản xuất thép thuộc Tổng Cty Thép Việt Nam

Tiêu đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí tại các Cty sản xuất thép thuộc Tổng Cty Thép Việt Nam Ngày đăng 2014-10-16
Tác giả Admin Lượt xem 1068

Ngành công nghiệp Thép có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) của đất nước, được Nhà nước hết sức quan tâm. Thực tế hiện nay, sản phẩm thép sản xuất (SX) ra không bán được, chi phí đầu vào cao, các Cty luôn bị thua lỗ, một số Cty đã phải ngừng SX, SX không liên tục. Việc giảm chi phí SX là yêu cầu sống của các Cty SX Thép.

Kế toán là một trong những công cụ quản lý trong các công cụ quản lý, giúp nhà quản trị doanh nghiệp (QTDN) có những thông tin tin cậy. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp (DN) kế toán ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của DN, chất lượng thông tin kế toán là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh.

Bài viết phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí SX trong các Cty SX thép thuộc Tổng Cty Thép Việt Nam.

Thực trạng công tác kế toán chi phí hoạt động kinh doanh tại các Cty SX thép

Từ kết quả khảo sát thực tế có thể nhận xét: các CtySX thép có quy mô SX lớn, hầu hết đều áp dụng chế độ kế toán DN ban hành theoQuyết định 15/2006/QĐ-BTC.

 Kế toán chiphí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp chiếm tỷtrọng lớn trong giá thành sản phẩm (SP) thép (80% đến 90%), hạch toán chính xácvà đầy đủ khoản mục chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá thànhSP (GTSP).

NVL chính của ngành thép là thép phế, than và điện.Thép phế hầu hết là nhập khẩu từ 70% -80% và biến động theo giá phôi thép thếgiới. Vì vậy, hoạt động kinh doanh (HĐKD) của các Cty SX thép phụ thuộc rất nhiều vào giá phôi thép trênthị trường thế giới và giá bán điện của Nhà nước. Ngoài ra, quá trình nhập khẩuthường phát sinh các chi phí liên quan. Có nhiều khoản chi phí, chứng từ thườngtập hợp sau khi NVL nhập kho, như chi phí vận chuyển nội địa, chi phí thanhtoán… Theo quy định các khoản chi phí này phải ghi nhận vào giá gốc của NVLnhập kho, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nguyên liệu nhập kho đã được sử dụngtrong kỳ nên rất khó có thể xác định mức độ ảnh hưởng đến giá thành và trị giáNVL còn tồn kho tại thời điểm phát sinh chi phí.

Hiện nay, dây truyền SX của các đơn vị SX thép thuộcTổng Cty hầu hết đã lạc hậu, như Cty CP Thép Biên Hòa, Cty CP Thép Nhà Bè, CtyCP Thép Thủ Đức, Cty Thép Đà Nẵng, Cty Thép Tân Thuận,… Một số ít Cty có dâytruyền công nghệ vào loại trung bình: Cty CP Gang thép Thái Nguyên, Cty ThépMiền Nam, Cty TNHH natsteel Vina, Cty Thép Tây Đô, Cty Thép ống Việt NamVinapipe,…  Một số rất ít Cty có dâytruyền công nghệ xếp vào loại hiện đại: Cty Thép tấm lá Phú Mỹ, Cty TNHH ThépVPS, Cty TNHH Thép Vina kyoei. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫnđến tiêu hao NVL lớn, chất lượng SP kém, khó cạnh tranh. Đặc biệt đối với nhữngCty SX phôi thép, sử dụng dây truyền công nghệ lạc hậu dẫn đến việc tiêu thụ điệnnăng rất lớn. Với đơn giá điện hiện nay tương đối cao, cho nên chi phí về điệnnăng trong chi phí NVL trực tiếp SX phôi thép chiếm tỷ trọng tương đối lớntrong tổng chi phí SX phôi thép.

Nhiều Cty không xác định được giá trị thuần có thểthực hiện cho từng loại hàng tồn kho (HTK) vào cuối niên độ kế toán. Hầu hếtcác Cty xác định giá trị HTK theo cách áng chừng. Việc xác định tùy tiện nàylàm ảnh hưởng không nhỏ đến tính trung thực của thông tin về HTK. Thậm chí mộtsố ít Cty không thực hiện việc lập dự phòng giảm giá HTK như Cty CP Thép BiênHòa, Cty CP Kim khí Bắc Thái,…

Một số Cty không tiến hành kiểm kê, xác định giá trịNVL còn lại sau SX, toàn bộ giá trị NVL thừa được tính hết vào chi phí. Một sốCty có tiến hành xác định giá trị NVL còn lại cuối kỳ nhưng chỉ mang tính chấtước tính chủ quan không có căn cứ xác đáng như Cty CP Gang thép Thái Nguyên,Cty CP Thép Biên Hòa, Cty TNHH nasteel Vina…

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Về cơ bản các Cty đều hạch toán chi phí nhân công(CPNC)  theo quy định. Tại các Cty SXthép thuộc thực hiện ba hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất(CNTTSX) theo SP, theo thời gian lao động và lương khoán.

Đối với khoản tiền lương nghỉ phép của CNTTSX, hầuhết các Cty không tiến hành trích trước vào chi phí, khi phát sinh chi phí tiềnlương nghỉ phép mới ghi nhận trực tiếp vào chi phí phát sinh. Điều này dẫn đếnCPNC (giá thành) trong các kỳ có thể tăng đột biến, không kiểm soát được.

Một số Cty chưa xác định và tập hợp chính xác nộidung chi phí, dẫn đến các quyết định quản trị của Cty thiếu chính xác, kém hiệuquả. Chẳng hạn, tại Cty TNHH Natsteel Vina tất cả các phát sinh về nhân công ởphân xưởng SX đều được tập hợp vào chi phí SX chung; tại Cty CP gang thép TháiNguyên tiền ăn giữa ca của CNTTSX lại được tập hợp vào chi phí SX chung (Nhàmáy cán thép Lưu Xá); tại Cty TNHH VSP toàn bộ tiền lương ở phân xưởng đều đượctập hợp hết vào CPNC trực tiếp; tại Cty CP gang thép Thái Nguyên khoản BHYTtrích theo lương của CNTTSX được tính hết vào chi phí QLDN;…

 Kế toán chiphí SX chung

Chi phí SX chung phát sinh tại các Cty có giá trịtương đối lớn (chủ yếu là chi phí khấu hao TSCĐ), nội dung chi phí phát sinhrất đa dạng. Công tác tập hợp và hạch toán chi phí SX chung tuân thủ các quyđịnh hiện hành.

Trong quá trình SX, một số Cty có phát sinh SP hỏng,tuy nhiên, hầu hết các Cty này không xác định giá trị SP hỏng và hạch toán toànbộ chi phí SP hỏng vào GTSP hoàn thành như Cty TNHH natsteel Vina, Cty TNHHVinapipe,… một số ít Cty có xác định giá trị SP hỏng, nhưng không xác định SPhỏng trong định mức và SP hỏng ngoài định mức, toàn bộ giá trị SP hỏng đượchạch toán vào chi phí SX chung như Cty Thép tấm lá Phú Mỹ, Cty CP Gang thépThái Nguyên,..

Thực tế cho thấy, các Cty đều có những thời gian phảingừng SX để bảo dưỡng máy móc hoặc vì những nguyên nhân khác. Trong thời giannày các Cty vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền cônglao động, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), lãi vay ngân hàng… Những chiphí  này được coi là thiệt hại về ngừngSX và hạch toán tất cả vào chi phí SX chung.

Ngoài ra, ở một số Cty việc nhận diện và phân loạichi phí chưa được chính xác. Tại Cty TNHH nasteel Vina  tập hợp chi phí tiêu hao NVL phụ (xăng, dầu,nước, điện…) vào chi phí SX chung tại phân xưởng, tổ, đội SX. Tại Cty CP Gangthép Thái Nguyên các chi phí liên quan đến thuế phí các loại như: thuế tàinguyên, phí môi trường…; các chi phí liên quan đến tuyên truyền huấn luyện,phòng chống cháy nổ… được tập hợp vào chi phí SX chung. Tại Cty TNHH Thép ốngViệt Nam Vinapipe, Cty TNHH VPS khấu hao TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất củatoàn Cty cũng được đưa vào chi phí SX chung, … Vì vậy, các thông tin về GTSPchưa phản ánh chính xác chi phí SX SP thực tế đã phát sinh trong kỳ, làm ảnhhưởng rất lớn đến quyết định của các nhà quản trị.

Hiện nay, hầu hết các Cty không xác định chi phí SXchung cố định được phân bổ. Với thực trạng cung lớn cầu của ngành thép, thì hầunhư Cty nào cũng SX không hết công suất thiết kế, 40-50%, thậm chí 30% côngsuất để duy trì SX và giữ chân người lao động, một số DN đã phải ngừng hoạtđộng. Tuy nhiên, dù SX hết  hay không hếtcông suất thiết kế thì các Cty vẫn tính hết chi phí khấu hao vào GTSP, dẫn đếnthông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) không chính xác, không phục vụ được nhucầu cầu thông tin cho kế toán quản trị (KTQT).

Kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN

Qua khảo sát cho thấy, một số nghiệp vụ phát sinhliên quan đến chi phí bán hàng (CPBH) và chi phí QLDN tại các Cty xác định nộidung chi phí chưa chính xác, chi phí thuộc nội dung CPBH nhưng lại phản ánh ởchi phí QLDN. Điều này làm giảm tính chính xác thông tin về CPBH, chi phí QLDN,ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định quản trị của DN.

ở một số Cty, chi phí QLDN tương đối lớn, do bộ máyquản lý còn cồng kềnh, làm giảm đi tính chủ động, sáng tạo ở các đơn vị phụthuộc.

Kế toán chi phí hoạt động tài chính

Theo kết quả khảo sát, các hoạt động tài chính (HĐTC)ở các Cty SX thép thuộc Tổng Cty thép Việt Nam không có nhiều, chủ yếu là cáchoạt động liên quan đến tiền vay; hàng trả chậm, trả góp; mua bán ngoại tệ;chiết khấu cho khách hàng; một số ít Cty có TSCĐ thuê tài chính…

Do đặc điểm ngành, hầu hết các Cty SX thép đều có tỷlệ nợ khá cao nhằm tài trợ cho các hợp đồng nhập khẩu thép và đầu tư máy móc.Tỷ lệ nợ trung bình ngành là 66%, rủi ro tín dụng lớn. Vì vậy, chi phí liênquan đến lãi suất tiền vay của các Cty SX thép tương đối lớn, có những thờiđiểm, lãi tiền vay lên đến 20%, điều này dẫn đến GTSP thép tương đối cao, đâylà một trong những nguyên nhân dẫn đến SP của ngành thép khó cạnh tranh với cácnước trong khu vực và trên thế giới (lãi suất tiền vay của các nước trong khuvực chỉ khoảng 6%-8%).

Ngoài ra, thực tế cho thấy, do các Cty thép đầu tưtràn lan, không theo quy hoạch dẫn đến ngành thép  mất cân đối trầm trọng. Các SP thép vượt quámức nhu cầu… điều này dẫn đến hầu hết các Cty có lượng HTK cao, hàngtháng  phải trả chi phí trả lãi vay rấtlớn. Do phần lớn NVL đầu vào của ngành (thép phế liệu) phải nhập khẩu từ 70 -80%. Bên cạnh đó, các Cty còn phải nhập khẩu máy móc cải tiến công nghệ. Vìvậy, KQKD của các Cty cũng chịu tác động không nhỏ bởi biến động của tỷ giá.

Kế toán chi phí hoạt động khác

Các hoạt động khác ở các Cty không phát sinh thườngxuyên, chủ yếu là các hoạt động liên quan đến thanh lý TSCĐ; bị phạt, bị truynộp thuế, bị phạt do vi phạm hợp đồng… Do chi phí khác không phát sinh thườngxuyên và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí, nên tại các Cty không coi trọngviệc quản lý các chi phí này.

Hoàn thiệnkế toán chi phí tại các Cty SX thép

Xác định nội dung và phạm vi chi phí kinh doanh

Để đảm bảo cho việc xác định KQKD được chi tiết vàchính xác, bên cạnh việc tính đúng, tính đủ chi phí HĐKD, các Cty phải xác địnhđúng nội dung chi phí. Đây là điều rất quan trọng, cho phép các DN tổ chức hạchtoán đúng và đầy đủ các khoản mục chi phí phát sinh, kiểm soát chặt chẽ cáckhoản chi phí, giảm giá thành, tăng doanh thu.

Chi phí NVL trực tiếp

(1) Các Cty SX thép có liên quan đến nhập khẩu phảixác định chính xác giá trị NVL mua về nhập kho (chi phí thu mua phải bao gồm cảphí vận chuyển nội địa và phí thanh toán)

(2) Cần thực hiện kiểm kê xác định trị giá SP dở dang(SPDD), phế liệu thu hồi, NVL còn lại sau mỗi quá trình SX, để từ đó xác địnhchính xác khoản chi phí NVL trong GTSP. Để xác định trị giá SPDD phù hợp vớiđặc thù của ngành SX thép, các Cty nên lựa phương pháp sản lượng tương đương;trị giá NVL sử dụng không hết nhập kho tính bằng giá xuất kho của vật tư; trịgiá phế liệu thu hồi được đánh giá theo giá thực tế có thể sử dụng, như bán  hoặc theo giá ước tính.

(3) Cần trích lập dự phòng giảm giá HTK, xác định giátrị thuần có thể thực hiện được cho từng loại HTK.

(4) ưu tiên đầu tư thay thế dây truyền công nghệ SXcông nghệ sử dụng. Công nghệ hiện đại và các giải pháp công nghệ.

Kế toán CPNC trực tiếp

Tiến hành trích trước tiền lương  nghỉ phép của CNTTSX vào chi phí SX và coinhư một khoản chi phí phải trả.

Kế toán chi phí SX chung

(1) Khi ngừng SX cần xác định rõ nguyên nhân, xácđịnh rõ chi phí phát sinh, hạch toán đúng theo quy định. Trường hợp ngừng SXtrong kế hoạch, thì chi phí được hạch toán vào chi phí SX chung. Trường hợpngừng SX bất thường, các chi phí phải theo dõi riêng trên TK 142 – Chi phíthiệt hại. Giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thờikỳ.

(2) Với chi phí SX chung, cần xác định chi phí SXchung cố định và chi phí SX chung biến đổi và hạch toán theo đúng quy định. Nếukhối lượng SP thực tế SX cao hơn công suất bình thường thì chi phí SX chung cốđịnh được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Nếu khối lượng SP thực tế SXthấp hơn công suất bình thường thì chi phí SX chung cố định chỉ được phân bổvào chi phí chế biến theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí SX chungkhông phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán (GVHB).

(3) Đối với SP hỏng: cần xây dựng định mức về SP hỏngcho từng khâu của dây truyền SX. Nếu SP hỏng trong định mức thì trị giá SP hỏngđược hạch toán trực tiếp vào GVHB. Nếu SP hỏng ngoài định mức, phải xác địnhnguyên nhân, có biện pháp xử lý hoặc hạch toán vào GVHB.

Kế toán CPBH và chi phí QLDN

 Phải xác định,phân loại và hạch toán CPBH và chi phí QLDN theo đúng quy định (TK 641, 642).

Chất lượng TTKT được coi là một trong những tiêuchuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại thắng lợi cho cácquyết định kinh doanh. Hệ thống kế toán DN Việt Nam nói chung, công tác kế toántại các Cty SX thép thuộc nói riêng cần được hoàn thiện cho phù hợp với đặcđiểm kinh doanh, năng lực quản lý của nền kinh tế Việt Nam, yêu cầu hội nhậpkinh tế quốc tế.

 

Ths. Đỗ Thị Hồng Hạnh

Đại họcThái Nguyên

 

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán DN, NXB Tàichính, Hà Nội.

2. Cty CP gang thép Thái Nguyên, BCTC năm 2011, BCTCnăm 2012, BCTC năm 2013.

3. Cty CP thép Nhà Bè, BCTC năm 2013

4. Cty CP thép Biên Hòa, BCTC năm 2013

5. Cty TNHH natsteel vina, BCTCnăm 2013

6. Cty CP chứng khoán Phương Nam(2013), Báo cáo phân tích ngành thép năm 2013.

7. Tài liệu của Tổng Cty thépViệt Nam trên website:www.vnsteel.vn

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *