Nghiên cứu trao đổi

Kinh nghiệm của các PAO hàng đầu: bí quyết thành công – Việt Nam và ACCA hợp tác để cùng phát triển

Tiêu đề Kinh nghiệm của các PAO hàng đầu: bí quyết thành công – Việt Nam và ACCA hợp tác để cùng phát triển Ngày đăng 2012-10-30
Tác giả Admin Lượt xem 561



TôTôn chỉ và mục tiêu hoạt động của ACCA là mang đến cơ hội đạt được chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế cho bất kỳ những ai có niềm đam mê, năng lực, và quyết tâm theo đuổi nghề kế toán, kiểm toán, tài chính và quản trị. Chúng tôi hỗ trợ cho 154,000 hội viên và 434,000 học viên trên suốt con đường nghề nghiệp  thông qua mạng lưới 83 văn phòng và trung tâm liên lạc trên khắp thế giới.

 

Cơ sở hạ tầng toàn cầu của Hiệp hội chính là các kỳ thi đã được tổ chức, những hỗ trợ cho học viên và hội viên, danh tiếng và ảnh hưởng tại mỗi quốc gia, trực tiếp mang lại lợi ích cho các hội viên trên con đường theo đuổi những cơ hội phát triển nghề nghiệp  dù họ đang ở bất kỳ đâu hay chuẩn bị chuyển đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với tiêu chí hoạt động dựa trên các giá trị chuyên môn, đạo đức và quản trị, Hiệp hội mang đến các dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông qua 71 đối tác trong lĩnh vực kế toán toàn cầu, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn đa quốc gia và cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ  nhằm hỗ trợ việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế

 

Bằng những kinh nghiệm và khả năng chuyên môn, Hiệp hội hợp tác với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tài trợ và các Hiệp hội nghề nghiệp khác như Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) nhằm xây dựng và phát triển ngành kế toán, kiểm toán trên toàn cầu với mục tiêu cao nhất là đạt được lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Tại Việt Nam, chúng tôi tự hào đã có thể đóng góp vào quá trình phát triển của nghề kế toán, kiểm toán trong bối cảnh vai trò của ngành đang ngày càng trở nên quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam với kinh tế thế giới.

 

Phát huy quan hệ đối tác

 

Trong suốt thập kỷ ACCA có mặt tại Việt Nam,  các mối quan hệ đối tác với Bộ Tài Chính, Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã và đang là những trụ cột quan trọng hỗ trợ sự phát triển của ngành kế toán, kiểm toán, tài chính Việt Nam.

Một số lượng đáng kể kiểm toán viên chuyên nghiệp tại Việt Nam đã là hội viên ACCA và họ đã có những đóng góp quan trọng trong việc áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu tại Việt Nam. Các hội viên ACCA  đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong cả khu vực công và tư. Họ phát huy vai trò của mình trong việc đề ra và theo đuổi các mô hình phát triển kinh doanh bền vững và hơn hết họ là những người nhận diện những động lực thúc đẩy giá trị giúp các tổ chức đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

 

Việc hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa ACCA với các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp kế toán như Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của xã hội về vai trò của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đối với công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam.

 

ACCA cũng đã phát triển mối quan hệ gắn bó với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (SAV), Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) và các cơ quan ban ngành khác để đạt được hiệu quả hợp tác tốt hơn và đảm bảo rằng những thông tin về sự phát triển mới nhất sẽ được chia sẻ và cập nhật đến các đối tác một các hiệu quả hơn.

 

Các đơn vị tổ chức giáo dục cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành nghề. Chúng ta cần phải công nhận sự đóng góp to lớn của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam trong việc quảng bá ngành kế toán, kiểm toán và tài chính đến hế hệ thanh niên Việt Nam, khiến các bạn trẻ mong muốn trở thành các chuyên gia tương lai, đóng góp vào tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

 

ACCA cũng đã  làm việc chặt chẽ với các tổ chức giáo dục, các trường đại học như Đại học kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội, Học Viện Tài Chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Luật – Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, và trường đại học RMIT…. Những hoạt động này có hiệu ứng lớn không chỉ trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn của các chuyên viên kế toán, kiểm toán tương lai, mà còn giúp nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về sự quan trọng và cần thiết của ngành nghề trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước, góp phần làm tăng số lượng các sinh viên theo học ngành kế toán, kiểm toán vốn đang rất thiếu nguồn nhân lực cũng như giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lực hiện đang tồn tại tại Việt Nam.

 

Hợp tác để cùng phát triển

 

Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) và Bộ Tài Chính chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác về Chương trình thi phối hợp (Joint Examination Scheme) tổ chức thi Kiểm toán viên chuyên nghiệp tại Việt Nam từ năm 2003 nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tài chính cũng như thực hiện mục tiêu “quốc tế hóa” đội ngũ kiểm toán viên Việt Nam hướng đến và hướng tới sự  hội nhập với ngành Kế toán, Kiểm toán trong khu vực và quốc tế.

 

Trong khuôn khổ của thỏa thuận hợp tác này, ACCA cam kết sẽ cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và hỗ trợ các hội viên trong việc đào tạo, cập nhật  kiến thức, giúp hội viên đạt được và duy trì các chuẩn mực cao về tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn. Ngoài ra ACCA cũng cam kết hỗ trợ Bộ Tài Chính trong việc phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên viên, hướng đến việc xây dựng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và đạt trình độ quốc tế, chuẩn bị cho sự kế thừa trong tương lai và góp phần xóa bỏ khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực này.

 

Các thỏa thuận hợp tác với VACPA và VAA cũng là cơ sở cho các hoạt động liên quan đến việc hợp tác nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp trong nước và quốc tế, đặc biệt chú trọng đến các lĩnh vực hợp tác trong quản trị, phát triển đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên môn, cập nhật kiến thức, đào tạo và tổ chức thi cấp chứng chỉ. Theo đó, ACCA và các đối tác cùng hợp tác về cách thức tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động hội và quản lý hội viên cũng như các biện pháp quản lý ngành kế toán, kiểm toán nói chung và hội viên của hội nói riêng.

 

ACCA hỗ trợ VACPA và VAA về mặt chuyên môn bao gồm việc cử chuyên gia hỗ trợ trong việc xây dựng luật và các quy định pháp lý cho việc quản lý nghề kế toán, kiểm toán tại Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý hội viên và giám sát đạo đức hành nghề. Ngoài ra, các hội viên của hiệp hội địa phương cũng được tham dự các hội thảo chuyên môn, các buổi cập nhật kiến thức có sự xuất hiện của các chuyên gia quốc tế và những người hành nghề chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Qua 10 năm hoạt động tại Việt Nam, ACCA nhận thấy các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam như VACPA, VAA, VTCA…đã có bước phát triển đáng kể, đặc biệt là VACPA đã xây dựng được mô hình tổ chức phù hợp, đã đóng góp xây dựng văn bản pháp luật, chuẩn mực nghề nghiệp, đào tạo và tư vấn cho hội viên có kết quả rõ rệt, giúp Việt Nam tiếp cận chuẩn mực quốc tế, nâng cao đáng kể chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, tài chính tại Việt Nam.

 

Là một tổ chức toàn cầu dành cho các chuyên gia tài chính kế toán, kiểm toán, ACCA quan tâm đến vai trò của ngành tài chính và tình hình của nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi chia sẻ nghiên cứu và ý kiến ​​của mình về những vấn đề đang ảnh hưởng đến các cá nhân nói riêng và ngành tài chính nói chung cũng như đưa ra những dự đoán về sự thay đổi trong tương lai. Chương trình nghiên cứu toàn cầu của ACCA tìm hiểu những xu hướng và vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp, các nền kinh tế, xã hội và ngành nghề ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Đặc biệt, chúng tôi tìm hiểu những vấn đề xung quanh các chủ đề rộng lớn: tiếp cận nguồn vốn, quản trị rủi ro, báo cáo tài chính quản trị doanh nghiệp, kiểm toán và xã hội, trách nhiệm đối với môi trường, chuyển đổi tài chính và tương lai của ngành tài chính. Mới đây, ACCA đã phối hợp với Deloitte tiến hành 1 cuộc khảo sát ý kiến các Giám đốc Tài chính trên toàn cầu về báo cáo tường thuật mang tên Gõ đúng nốt, giai điệu nào được tạo ra (Hitting the notes, but what’s the tune?); hợp tác với KPMG trong 1 báo cáo nghiên cứu chung về Tối đa hóa Sức mạnh Con người: quản lý nhân tài hiệu quả trong ngành tài chính (Maximising People Power: effective talent management in finance); hoặc phối hợp với AFA và VAA phân tích nhu cầu đào tạo và phát triển của kế toán viên tại các nước ASEAN.

 

Thông qua những đóng góp từ các đối tác quốc tế, các hoạt động Nghiên cứu và Tìm hiểu của ACCA đã phát triển thành một chương trình được coi trọng trên toàn cầu, giúp định hình tương lai của nghề kế toán, kiểm toán và tài chính.

 

Kết luận

 

Cuộc hội thảo với chủ đề “Vai trò của tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán” rất phù hợp và được tổ chức rất đúng thời điểm khi mà các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán trong nước cũng như quốc tế đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, tài chính của Việt Nam. Trong khi trên thế giới, nhiều hội nghề nghiệp đã có lịch sử hàng trăm năm phát triển, có vai trò vô cùng quan trọng và chỗ đứng vững chắc, thì ở Việt Nam, các hội nghề nghiệp vẫn đang trong giai đoạn tự khẳng định mình. Đúc kết từ kinh nghiệm thành công và đóng góp của các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho sự phát triển của ngành nghề, chúng tôi cho rằng Việt Nam cũng cần nhìn nhận rõ ràng vai trò quan trọng và ủng hộ sự phát triển của các hội nghề nghiệp để họ phát huy tốt hơn vai trò của mình và đóng góp hiệu quả hơn cho sự phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tài chính nước nhà. Mặt khác, bản thân các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tại Việt Nam cũng cần nỗ lực, phấn đấu nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để hoàn thành và làm ngày càng tốt các công việc mà nhà nước, xã hội và hội viên kỳ vọng.

 

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng có sức ảnh hưởng trong quá trình phát triển kinh tế trong khu vực và toàn cầu, vai trò của ACCA cũng như các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc tế và quốc gia sẽ ngày càng phát triển trong tương lai và chung tay xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp giá trị và lợi ích thiết thực cho sự phát triển của ngành nghề tại Việt Nam.

 Reza Ali – Giám đốc Khối Thị Trường Mới Nổi, Đông Nam Á, ACCA

 

PAO: Các tổ chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *