Đổi mới và nâng cao năng lực quản
lý tài chính của các trường đại học sư phạm (ĐHSP) phải gắn liền với việc phân
cấp quản lý tài chính. Đây là nguyên tắc cơ bản, quyết định tính tự chủ, hiệu
quả của hoạt động tài chính. Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục đào
tạo đòi hỏi các trường ĐHSP phải xây dựng được phương án đầu tư tài chính thích
hợp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
Hoàn thiện công tác tổ chức kế
toán ở các trường ĐHSP phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò quan trọng của công tác kế toán và
tổ chức kế toán ở tầm vĩ mô và vi mô
Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán sẽ góp phần vào việc kiểm soát và quản lý có hiệu quả nguồn vốn của đơn vị
để hoàn thiện nhiệm vụ được giao và hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) có
lãi, tạo lập được các quỹ để mở rộng hoạt động, góp phần nâng cao đời sống cán
bộ công nhân viên chức trong đơn vị, mặt khác giúp cho lãnh đạo các trường ĐHSP
đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác phục vụ cho nhu cầu quản lý. Đồng
thời, do yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng
yêu cầu đào tạo giáo viên chất lượng cao nên đòi hỏi các trường ĐHSP phải không
ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán phải tiếp cận và phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế đồng
thời phải bảo đảm quán triệt và tôn trọng nguyên tắc, chế độ kế toán Việt Nam.
Các nguyên tắc, chế độ hạch toán
Việt Nam là nền tảng, là cơ sở pháp lý để tổ chức công tác kế toán ở các trường
ĐHSP. Đồng thời, trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế với tinh thần hội nhập
sâu hơn và đầy đủ hơn về các thể chế kinh tế khu vực, toàn cầu, đa dạng, song
phương đòi hỏi kế toán phải bảo đảm tính quốc tế là một yêu cầu tất yếu và ngày
càng cần thiết.
Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu tổ chức quản lý của các trường ĐHSP,
của cơ quan chủ quan nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
(KTXH) của đất nước.
Mỗi nhà trường có mô hình hoạt
động và tổ chức khác nhau, yêu cầu quản lý kinh phí khác nhau, cho nên việc
hoàn thiện công tác tổ chức kế toán ở các trường ĐHSP phải xuất phát từ đặc
điểm, chức năng, nhiệm vụ cũng như định hướng phát triển tương lai của nhà
trường để sắp xếp, tổ chức, kiện toàn cho phù hợp.
Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán hướng tới hiện đại hóa, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm để kế toán
thực sự trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý
Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị, của Nhà nước.
Các trường ĐHSP cần bố trí, sử
dụng hợp lý lao động kế toán, tổ chức tốt hệ thống thông tin và kiểm tra kế
toán khoa học, hiệu quả, phù hợp với thực tế của trường trong từng giai đoạn
phát triển.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào tổ chức công tác kế toán phải bảo đảm chất lượng công việc, giảm chi phí
tối đa trong việc thực hiện công việc kế toán và mang tính khả thi cao.
Hoàn thiện công tác kế toán phải
bảo thực hiện thống nhất về nội dung và phương pháp hạch toán, kỳ kế toán và
niên độ kế toán
Một trong những yêu cầu của hạch
toán kế toán là các thông tin cung cấp phải bảo đảm tính nhất quán và so sánh
được giữa kế hoạch thực hiện với việc thực hiện, giữa kỳ này với kỳ trước, giữa
các đơn vị trong cùng một ngành, một lĩnh vực cũng như trên toàn xã hội.
Tóm lại:
Các yêu cầu hoàn thiện công tác
kế toán nói trên đều ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển của các
trường ĐHSP, song có thể nói trở ngại lớn nhất chính là sức cản của thói quen
cũ, ngại thay đổi. Đồng thời, về mặt khách quan cũng có người chưa tiếp cận
được cách tổ chức, quản lý tài chính mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên,
chúng ta cũng có nhiều thuận lợi, trước hết đó là đòi hỏi về việc nâng cao chất
lượng đào tạo của các trường ĐHSP đã trở thành một yêu cầu bức xúc được cả xã
hội quan tâm và các trường thực sự lo lắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mặt
khác sự đổi mới về cơ chế quản lý trao quyền cho các đơn vị sự nghiệp công tạo
điều kiện cho nhà trường tự chủ trong quản lý tài chính. Hơn nữa, ở các trường
hiện nay có nhiều cán bộ kế toán tài chính được đào tạo ở trình độ cao, có khả
năng tiếp nhận và áp dụng kiến thức mới vào chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Ths. Nguyễn Thị Xuân Hiền
Đại học Sư phạm Hà Nội
(Theo: Tạp chí Kế toán và Kiểm toán)
Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo;
2. Tạp chí Tài chính, Cơ chế quản
lý tài chính giáo dục đại học công lập, số 07, 2013.
3. Tạp chí Tài chính, Vận dụng kế
toán trách nhiệm trong trường đại học, số 3, 2014.
4. Tạp chí Điện tử Thông tin và
Truyền thông, Cải cách hệ thống kế toán, kiểm toán như thế nào để đáp ứng yêu
cầu phát triển và hội nhập, 2012.
5. Trang tin điện tử Hội Kiểm
toán viên hành nghề Việt Nam, Những giải pháp hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
kế toán- kiểm toán ở Việt Nam, 2014.
6. Website Trường Cao đẳng bán
công công nghệ và Quản trị doanh nghiệp, Nghiên cứu mô hình hội tụ kế toán
trong xu hướng hội nhập và một số kiến nghị đối với Việt Nam, 2014.