Đối với phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2015 tăng 15% so với năm 2014, bên cạnh niềm vui của người lao động là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều doanh nghiệp. Bởi trong tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu sẽ làm tăng thêm áp lực cho hoạt động của doanh nghiệp, vì sẽ làm tăng thêm quỹ chi trả lương, chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Ông Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và công nghệ Hùng Hy (quận Gò Vấp) cho rằng: “Lộ trình tăng lương nhanh, quỹ lương chiếm quá lớn đối với doanh thu. Tăng lương tối thiểu như vậy kéo theo tăng bảo hiểm xã hội sẽ khiến doanh nghiệp khó còn có lãi”.
Bà Bùi Thị Xuân Huệ, Công ty CP may da xuất khẩu 30/4 cho rằng,ngành may hiện nay rất khó khăn, khi giá cả vẫn giữ nguyên nhưng các chi phítăng lên rất nhiều, ngay cả phần trăm các tỷ lệ đóng bảo hiểm cũng tăng, giờthêm lương tối thiểu tăng, cho nên nếu chỉ đơn thuần sản xuất thì sẽ lỗ.
Một số doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cho rằng, lộ trìnhđiều chỉnh tăng lương tối thiểu nhanh khiến doanh nghiệp gặp khó trong xây dựngchiến lược kinh doanh cũng như sức cạnh tranh với đối tác.
Ông Đinh Văn Giai, Quản đốc Công ty TNHH Toàn Thắng, 100% vốnnước ngoài tại Khu công nghiệp Bình Chiểu, quận Thủ Đức cho biết, khó khăn nhấthiện nay là giá thành, khi tăng lương giá thành sẽ đội lên, mức cạnh tranh sovới những nơi khác sẽ yếu đi.
“Ví dụ giá thành bán 10 đồng, trong đó lương là 1 đồng nhưng giờtăng lương lên 1,5 đồng thì phải tăng giá lên nhưng như vậy không cạnh tranhđược, không thì lợi nhuận sẽ bị ít đi. Đứng về góc độ nhà đầu tư thì người tasẽ không muốn”, ông Giai bày tỏ.
Lo là vậy nhưng suy cho cùng, nếu mức sống của người lao độngtốt hơn thì họ sẽ có thêm tinh thần làm việc, năng suất lao động sẽ tăng cao,doanh nghiệp được lợi nhiều hơn. Vì vậy nhiều công đoàn cơ sở cho biết sẽthuyết phục doanh nghiệp tính toán mức tăng và chủ động tăng lương cơ bản chohợp lý.
Theo NgọcXuân
VOV