Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại Hội thảo Giải pháp ứng dụng CNTT đồng bộ, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai công tácquyết toán thuế 2012 do VCCI tổ chức sáng 6/12, tại Hà Nội.
Năm 2012 do khó khăn chung của nền kinh tế nên Chính phủ đã cónhững động thái gia hạn, miễn giảm nhiều sắc thuế, biểu thuế nhằm hỗ trợ doanhnghiệp. Việc quyết toán thuế 2012 sẽ có những điều chỉnh, trong đó rất nhiềudoanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ việc hỗ trợ này. Chính vì vậy, khi quyếttoán, ngoài am tường kỹ các văn bản, chính sách thuế, các doanh nghiệp cũng cầnlưu ý đến khâu kê khai/ quyết toán thuế sao cho đúng, đủ và hưởng được tối đaquyền lợi của mình.
Chú ý thuế TNCN và TNDN
Hội thảo với mục đích tập huấn giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thờicác chế độ chính sách Thuế cập nhật đến thời điểm hiện hành, đặc biệt là việckê khai quyết toán Thuế 2012 theo các quy định mới nhất của Bộ Tài chính; Tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với đại diện Vụ Chính sách Thuế – BộTài Chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế địa phương và các cơ quan ban ngành liênquan, trao đổi và giải đáp thắc mắc trong quá trình kê khai Thuế; Tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc với các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ thông tin toàn diện trong lĩnh vực Thuế, Tài chính, Kế toán.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ chínhsách Thuế đã chia sẻ những kinh nghiệm pháp lý, chính sách giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro không đáng có khi thực hiện nghĩa vụ thuế như một người bạn.Theo ông Phụng, quyết toán thuế 2012 cần lưu ý 2 sắc thuế quan trọng và bắtbuộc là TNCN và TNDN. Với thuế TNDN, dù doanh nghiệp có lỗ hay lãi vẫn phảiquyết toán. Lãi thì đóng thuế đương nhiên, lỗ thì cũng phải có động thái xingia hạn và cam kết lộ trình phải trả với cơ quan thuế. Trong khi với thuếTNCN, doanh nghiệp cần lưu ý những quy định ân hạn, thời gian thực thi cácthông tư miễn giảm thuế, các bậc tính thuế, mức giảm trừ gia cảnh… để thực hiệncho đúng.
Riêng điều khoản bổ sung, kê khai thuế nếu có điều chỉnh cũng cầnđược doanh nghiệp hết sức lưu ý khi làm quyết toán thuế. Đây là việc làm ítđược doanh nghiệp để ý nhưng lại hay bị phạt nặng do khó “cãi” được với cơ quanthuế khi bị xếp vào diện trốn thuế, thay vì kê khai “nhầm” hoặc chưa kịp điềuchỉnh đúng thời hạn quy định. Trong khi 2 sắc thuế khác là VAT và TTĐB thì ítcó vướng mắc hơn. Riêng thuế tiêu thụ đặc biệt thì các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô, rượu bia, thuốc lá… – những mặt hàng xa xỉ cần chú ý vấn đề hóa đơn và kêkhai trung thực hơn so với giá bán thực tế, tránh phải điều chỉnh khi cơ quanthuế “sờ” tới vì việc khai giá bán quá thấp.
Một sắc thuế khác cũng được cơ quan thuế rất quan tâm, đó chính làthuế nhà thầu, vì có rất nhiều doanh nghiệp vi phạm do trả tiền cho nước ngoàinhưng “quên” kê khai. Xét theo chuẩn mực kế toán, doanh thu phải phù hợp vớichi phí. Xét theo đạo lý kinh doanh, phải có chi phí mới có doanh thu. Do vậy,nguyên tắc hóa đơn đi kèm hàng hóa, dịch vụ là điều tiên quyết, tránh hiệntượng doanh nghiệp có làm ăn dính dáng tới yếu tố nước ngoài nhiều khi… xemthường quy định dễ bị truy thu, phạt oan dù bản thân doanh nghiệp cũng không cóý định trốn thuế. Ông Phụng đặc biệt lưu ý, các doanh nghiệp phải nhớ “mọiviệc thay đổi/ sửa chữa hóa đơn sau 20/1” là việc “lấy đá ghè chânmình” và dễ bị cơ quan thuế “sờ gáy”.
Hiện, việc kê khai thuế qua mạng phát triển mạnh, vàđể tránh những lỗi cơ bản trong khâu khai/ quyết toán thuế với nhiều doanhnghiệp thì việc thuê ngoài các TVAN (đại lý thuế) cũng cần phải tính đến. Xétcho cùng khi xã hội phát triển, kế toán nhiều doanh nghiệp do kiêm nhiệm hoặctrình độ chưa đáp ứng thì việc thuê các chuyên gia tư vấn thuế và hỗ trợ quyếttoán thuế cuối năm cũng là hợp lẽ. Và “nghề kiểm tra quyết toán thuế trước khicơ quan thuế kiểm tra đã ra đời cũng đang trở thành một nghề mới tại Việt Nam hiện nay…”,ông Phụng cho biết thêm.
(NamPhương)