Hoạt động trung ương hội

Tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức 6,7% trong năm 2019 nhờ vốn FDI và lực cầu trong nước tăng mạnh.

Tiêu đề Tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức 6,7% trong năm 2019 nhờ vốn FDI và lực cầu trong nước tăng mạnh. Ngày đăng 2019-06-07
Tác giả Admin Lượt xem 1184

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống 6,7% trong năm 2019, mặc dù vậy, mức này cũng đủ làm cho Việt Namtrở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á (ĐNÁ), theo báo cáo Tiêu điểm kinh tế toàn khu vực Đông Nam Á mới nhất của ICAEW. Trên toàn khu vực, tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại ở mức 4,8% trong năm nay từ mức 5,3% trong năm 2018, do tăng trưởng xuất khẩu đang trong tình trạng ảm, sự gia tăng bảo hộ thương mại và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu.

Tăng trưởng GDP chung của khu vực ĐNÁ chậm lại ở mức 4,6% trong quý 1 năm 2019, giảm so với mức tăng trưởng 5,3% được ghi nhận trong nửa đầu năm 2018. Đây là kết quả của sự sụt giảm tăng trưởng xuất khẩu trên khắp các nền kinh tế ĐNÁ do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu, sự chậm lại trong chu kỳ Công nghệ thông tin toàn cầu và sự gia tăng bảo hộ thương mại trong năm qua.

Tương tự, sự suy giảm trong đà xuất khẩu trên toàn khu vực tiếp tục diễn ra trong quý 2.Chỉ có Việt Nam không bị cuốn vào xu hướng đó mặc dù mức tăng trưởng có giảm so với năm ngoái. Trong khi xuất khẩu tại các nền kinh tế ĐNÁ còn lại đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tính theo đô la Mỹ cao hơn 10,4% so với tháng Tưnăm ngoái. Tuy nhiên, điều này vẫn đánh dấu sự sụt giảm so với mức tăng trưởng 13,3%được ghi nhận trong năm 2018.


Bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế của ICAEW và Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế Châu Á – Oxford Economics chia sẻ về báo cáo kinh tế quý II, năm 2019

Bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế của ICAEW và Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế Châu Á – Oxford Economics, cho biết: “Chúng tôi dự đoán xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế nói chung sẽ tiếp tục chịu áp lực hơn nữa, vì sự căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khó có thể sớm giảm bớt. Với khối lượng xuất khẩu đã giảm kể từ đầu năm, bất kỳ sự gia tăng căng thẳng thương mại nào giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ làm kéo lùi sự tăng trưởng của khu vực nói chung.”

Việt Nam: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sản xuất vẫn là động lực đáng kể thúc đẩy tăng trưởng.

    PGS.TS Đặng Văn Thanh – Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Động lực kinh tế được điều tiếtđạt mức 6,8% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2019, dưới mức tăng 7,3% trong GDP quý 4/2018. Cơ sở tăng trưởng trong quý là thế mạnhliên tục trong lĩnh vực sản xuất, hoạt động ổn định của ngành dịch vụ và tăng sản lượng nông nghiệp.

Mặc dù xuất khẩu tăng, động lực kinh tế dự kiến sẽ có xu hướng thấp hơn do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm bớt và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng. Trong khi chuyển hướng thương mại từ sự gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể tạm thời có lợi cho Việt Nam, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều với Trung Quốc. Tổng xuất khẩu sang Trung Quốc tính theo giá trị gia tăng chiếm 10,3% GDP năm 2017, trong đó khoảng 85% được sử dụng để đáp ứng nhu cầu nội địa của Trung Quốc.

Tuy nhiên, FDI và sản xuất hàng hóa dự kiến sẽ vẫn là động lực đáng kể thúc đẩy tăng trưởng. Theo Cơ quan Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài đã giải ngân tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất 3 năm là 2,6 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2019, với ngành sản xuất và chế biến thu hút nhiều sự quan tâm nhất từ các nhà đầu tư nước ngoài. Dòng vốn FDI sẽ vẫn mạnh trong trung hạn doViệt Nam gần với Trung Quốc và động lực về lao động khả quan với mức lương tương đối thấp. Các số liệu về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang được cải thiện và sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp định thương mại, đáng chú ý là một phần của ASEAN, và các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng rất thuận lợi.

Nhu cầu trong nước sẽ tiếp tục duy trì mạnh trong suốt năm 2019-2020 với chi tiêu hộ gia đình vẫn ổn định trong bối cảnh lạm phát ổn định và thu nhập tăng, trong khi du lịch bền vững sẽ hỗ trợ ngành dịch vụ. Nhìn chung, GDP Việt Nam được dự báo sẽ tăng 6,7% trong năm nay, với tăng khiêm tốn trong giai đoạn 2020-2021 ở mức 6,1% / năm.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì lập trường chính sách tiền tệ hiện tại

Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 6,25% trong năm 2019. Ở mức chính sách hiện nay, lập trường chính sách tiền tệ vẫn có lợi cho sự tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Triển vọng lạm phát vẫn ở mức vừa phải và tăng trưởng GDP mạnh mẽ sẽ giảm áp lực lên ngân hàng trung ương phải thêm nhiều chính sách khuyến khích để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm là 6,7%. Tương lai xa hơn, cơ quan chức năng Việt Nam có thể sẽ tăng lãi suất chính sách lên 6,75% vào cuối năm 2020, để giảm rủi ro bất ổn tài chính.

Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, cho biết: “Căng thẳng thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra vào thời điểm tăng trưởng xuất khẩu trên khắp Đông Nam Á đang phải đối mặt với môi trường bên ngoài khó khăn. Trong khi nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ có sự tăng trưởng thuận lợi trong bối cảnh những điều kiện này, các biện pháp nên được thực hiện để đảm bảo rằng dòng vốn FDI vẫn tiếp tục duy trì. Về tương lai, Việt Nam cần thiết phải cải cách cơ cấu để cải thiện khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như đảm bảo giáo dục và đào tạo đầy đủ để tăng khả năng mở rộng sản xuất.”

Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra một số nhận định sau

• Tăng trưởng GDP của Singapore sẽ chậm lại, ở mức 1,9% trong năm 2019, được dự đoán với triển vọng xuất khẩu đầy thách thức

Tăng trưởng GDP đã được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 1,2%, thấp hơn so vớiước tính trước là 1,3%.Trong khi tốc độ tăng trưởng liên tục đã tăng 0,9% tuần tự mỗi quý, nhìn vào chi tiết sẽ thấy bức tranh muôn màu. Chi tiêu hộ gia đình vẫn tương đối ổn định, tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng diễn ra mạnh mẽ, tuy nhiên, tăng trưởng đã giảm bớt và nhu cầu đối với hàng tiêu dùng lâu bền, như xe cơ giới, là đặc biệt yếu.

Bên cạnh đó, tác động của thương mại toàn cầu suy giảm và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng bộc lộ rõ trong nền kinh tế mở và phụ thuộc vào xuất khẩu. Xuất khẩu thấp hơn 2,1% so với cùng kỳ năm trước, Q1/2018, trong khi đó, những lo ngại về triển vọng đối với nhu cầu bên ngoài làm cho đầu tư vào máy móc và thiết bị giảm và các công ty lựa chọn giảm cổ phiếu.Triển vọng xuất khẩu của Singapore trong tương lai là yếu, sau nhiều lần tăng thuế của Mỹ và Trung Quốc.

Nhìn chung, Singapore dự kiến sẽ đối mặt với áp lực giảm nhiều hơn đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và sẽ trải qua sự suy giảm mạnh nhất trong khu vực, với mức tăng trưởng GDP giảm từ 3,1% vào năm 2018 xuống 1,9% năm 2019.

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *